Mất đi anh chị em là một trải nghiệm buồn bã và đau lòng. Nếu một người nào đó mà bạn quen biết vừa mới trải qua sự mất mát này, bạn nên tìm hiểu xem liệu bạn có thể làm gì để an ủi và hỗ trợ người đó khi họ cần. Bằng cách trò chuyện, thể hiện cử chỉ, và thấu hiểu rõ diễn biến của quá trình đau buồn, bạn có thể cung cấp cho người bạn hoặc người thân yêu sự giúp đỡ cần thiết để tồn tại và hồi phục sau sự ra đi của anh chị em.
Phần 1 của 3:
Hành động để giúp đỡ người đang đau buồn





Phần 2 của 3:
Trò chuyện với người đang đau buồn

Ví dụ, bạn có thể nói rằng “Mình thật sự rất lấy làm tiếc cho mất mát của bạn. Bây giờ mình có thể giúp được gì cho bạn hay không?”.

Có thể người đó sẽ muốn trò chuyện về mối quan hệ của họ với anh chị em của mình khi còn sống. Đây là biện pháp khá tốt để ghi nhớ về người đã mất.
Tránh bộc lộ quá nhiều cảm giác và trải nghiệm riêng của mình. Có lẽ bạn đã từng phải trải qua mất mát tương tự, nhưng bạn không nên tạo thêm gánh nặng cho người đó với quá khứ của bạn. Người đó có thể đang muốn có cơ hội để giải tỏa cảm xúc của bản thân.

Ví dụ, bạn có thể nói “Tôi đã nghe về sự mất mát của bạn. Tôi rất lấy làm tiếc”.

Ví dụ, hãy nói rằng “Bạn hoàn toàn có thể cảm thấy buồn bã trong lúc này. Tôi hiểu. Tôi cũng sẽ có cảm giác tương tự như bạn”.
Bạn cũng có thể cho họ biết nếu họ sở hữu cảm giác đau đớn cụ thể nào đó (như cảm giác tội lỗi) do họ là người anh chị em của người đã mất là điều dễ hiểu. Đây là những cảm xúc tự nhiên, ngay cả khi chúng có thể dẫn đến suy nghĩ lầm lạc.

Ví dụ, bạn có thể nói “Tôi đang lo lắng cho [tên người đó]. Tôi nghĩ [cô ấy hoặc anh ấy] đang vô cùng đau khổ trước mất mát và cần được giúp đỡ”.
Bạn nên có ý thức hơn với nỗi đau của người khác. Tránh bàn về chủ đề này trước mặt người thân đang đau buồn nếu bạn là người ngoài cuộc. Trò chuyện với bạn bè thân thiết khác của người đó sẽ tốt hơn.

Ví dụ, bạn có thể nói theo kiểu “Chắc hẳn bạn rất gần gũi với anh chị em của bạn. Có bao giờ bạn suy nghĩ về việc trò chuyện với chuyên gia có thể giúp bạn thấu hiểu những gì mà bạn đang phải trải qua hay không?”.

“Bạn sẽ sớm ổn thôi”.
“Thời gian chữa lành mọi vết thương”.
“Ít ra thì bạn vẫn còn người thân khác”.
“Mọi chuyện xảy ra là có lý do”.
Phần 3 của 3:
Thấu hiểu sự đau buồn

Phủ nhận là giai đoạn đầu tiên. Phủ nhận sự thật về mất mát là phản ứng thông thường. Người đó sẽ trông như không hề nhận ra cái chết của anh chị em mình. Có lẽ họ vẫn chưa thể tiếp nhận nó.
Tiếp đến là tức giận. Một khi sự thật về mất mát đã được tiếp nhận, cảm giác tức giận là trải nghiệm tự nhiên. Người đó sẽ nổi giận với người anh chị em đã mất của mình, với bản thân, hoặc với người khác.
Giai đoạn thứ ba là thương lượng. Hành động này diễn ra như là khao khát muốn thay đổi tình hình, ví dụ như mong ước rằng họ đã thực hiện một điều gì đó khác đi.
Buồn rầu là bước thứ tư. Ở giai đoạn này, con người sẽ bắt đầu khóc than cho mất mát của mình và nói lời chia tay với người quá cố. Đây là bước quan trọng trong quá trình đau buồn.
Chấp nhận là bước cuối cùng. Sau mọi bước kháng cự lại mất mát, chấp nhận là giai đoạn mà cuối cùng, con người cũng đi đến quyết định. Nó sẽ không phải là niềm vui, nhưng nó sẽ bình tĩnh hơn so với các bước trước đó.



Nếu người đó muốn khóc, hãy để họ khóc trước mặt bạn. Đừng cố gắng giúp họ vui vẻ lên, chỉ cần có mặt bên họ.
Nếu bạn nghĩ rằng người đó muốn tự sát, bạn không nên để họ một mình. Bạn nên liên lạc với gia đình họ và thông báo mọi việc. Bạn cũng có thể đề nghị gọi điện thoại cho nhà tâm lý học để người đó có thể trò chuyện.
Không nên cố gắng so sánh sự ra đi của người thân trong gia đình bạn với sự mất mát của người khác. Có lẽ bạn có ý tốt nhưng hành động này sẽ không giúp ích được gì cho bạn.
Bạn cũng phải nhớ quan tâm đến nhu cầu của mình. Nếu bạn cảm thấy rối ren, bạn nên tìm đến một người nào đó trong hệ thống hỗ trợ của bạn.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/An-%E1%BB%A7i-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-v%E1%BB%ABa-m%E1%BA%A5t-%C4%91i-anh-ch%E1%BB%8B-em