Loài nhện bị mang tiếng là gớm ghiếc và đáng sợ, nhưng thực ra chúng có thể trở thành vật nuôi rất thú vị và vui mắt. Nhện nhảy là một lựa chọn hay. Chúng không được xếp vào loại nguy hiểm và có thể mua vui cho bạn bằng kỹ năng nhảy điêu luyện. Việc săn tìm và bắt loài nhện này là một thử thách lý thú, nhưng hãy nhớ rằng bạn đang đem con nhện đi khỏi môi trường sống tự nhiên của nó, và đó không phải là việc làm đúng đắn về đạo đức. Nếu vẫn quyết định săn một con nhện nhảy trong sân hoặc công viên gần nhà, bạn cần tạo môi trường an toàn và thoải mái cho chúng. Thử nuôi con nhện trong thời gian ngắn trước khi thả nó về thiên nhiên.
Phần 1 của 2:
Bắt nhện nhảy

Có 8 mắt. 2 mắt to và 2 mắt nhỏ trên mặt, và hai cặp mắt tương tự trên đỉnh đầu.
Có thể rất sặc sỡ. Nhện đực có thể có các vệt hoặc sọc màu đá quý rực rỡ trên mình.
Có răng nanh.
Có thể có lông hoặc xù xì.

Một đặc điểm quan trọng mà bạn cần biết là nhện nhảy không chăng mạng như nhiều loài nhện khác.
Nhện nhảy dùng chân để săn đuổi con mồi. Bạn hãy tìm những con nhện nhảy hoặc đi trên cỏ hoặc nhảy từ cây này sang cây kia.

Chọn chiếc que có độ dài trung bình và đem theo người khi đi săn nhện.
Vụt que vào cây cối. Ví dụ, khi đi qua một bụi cây, bạn hãy dùng roi vụt nhẹ vào cây.
Sự rung động sẽ khiến những con nhện đang ẩn nấp nhảy ra ngoài. Cẩn thận; đừng vụt quá mạnh. Hẳn là bạn không muốn làm hại những con vật đang ấn nấp.

Ống nghiệm thuỷ tinh hoặc nhựa đều dùng được, nhưng nhớ là phải có nắp.
Bạn cũng có thể dùng lọ thuỷ tinh hoặc hộp nhựa, chỉ cần rửa sạch và lau khô kỹ trước khi đem đi săn nhện.

Dùng nắp lọ để gạt con nhện vào lọ. Bạn cũng có thể đeo găng tay dày để có thêm một lớp bảo vệ.
Phần 2 của 2:
Chăm sóc con nhện

Đảm bảo nắp bể phải có các lỗ nhỏ thông khí để chú nhện của bạn có đủ không khí.
Nhện nhảy không chăng tơ, nhưng chúng thích ẩn náu trong những chiếc tổ nhỏ. Bạn hãy cung cấp cho chúng các vật liệu để làm tổ. Chọn một mảnh vải nhỏ hoặc một chiếc khăn giấy cũng được.
Đặt bể nuôi nhện ở nơi không có ánh nắng mặt trời trực tiếp. Đừng để cho chú nhện của bạn bị nóng.

Chú nhện của bạn không cần ăn mỗi ngày. Bạn cứ cho nó ăn côn trùng cách 2-3 ngày một lần là được.
Nhện không cần nhiều nước. Cách vài ngày một lần, bạn chỉ cần xịt nước vào thành bể.
Thả con côn trùng vào bể nuôi nhện. Nhện sẽ chộp lấy con mồi và ăn.

Bạn vẫn có thể chơi với chú nhện bằng cách ngắm chúng nhảy quanh hộp. Một số con còn bò theo ngón tay bạn nếu bạn rà ngón tay trên thành bể. Trông như chú nhện của bạn đang chơi, nhưng việc này còn giúp nó năng động và đảm bảo rằng nó vẫn nhìn thấy và săn mồi.
Thỉnh thoảng, bạn có thể đem nhện ra ngoài. Đặt nhện lên bàn và ngắm nó nhảy, nhưng hãy cẩn thận kẻo nó đi mất!

Đặt một cuốn sổ nhỏ gần bể nuôi nhện. Như vậy, bạn sẽ có sẵn để ghi lại điều gì đó hay hay.
Nhớ đừng quấy rầy con nhện khi nó đang ẩn nấp.
Chú nhện của bạn có thể chết vì căng thẳng, do đó bạn cần tránh làm nó giật mình hoặc di chuyển nó quá nhiều. Để yên cho nhện nghỉ ngơi khi bạn thấy nó hình như đang ngủ.
Cho nhện vào bể ấm áp và chắc chắn, cách ngày cho ăn một lần. Cho vài nhánh cây có lá vào bể để nhện có thể bò và nhảy lên đó. Để mắt đến chú nhện của bạn và đảm bảo nó được ăn đúng cách.
Nhện nhảy có thể trèo trên thủy tinh, nhựa và các bề mặt tương tự, thế nên bạn đừng quên đậy nắp bể.
Chọn bể cao để con nhện không thể nhảy ra ngoài khi bạn cho nó ăn.
Tránh di chuyển chỗ ở của nhện thường xuyên.
Đừng rỏ nước hoặc thức ăn trực tiếp lên con nhện, vì việc này có thể khiến nó chết ngạt. Thay vào đó, bạn nên cho thức ăn và nước vào góc bể.
Hãy bình tĩnh và tìm sự chăm sóc y tế nếu bị nhện cắn. Hoảng loạn sẽ không giúp được gì.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/B%E1%BA%AFt-v%C3%A0-ch%C4%83m-s%C3%B3c-nh%E1%BB%87n-nh%E1%BA%A3y