Nếu có một con rắn cứ lảng vảng quanh vườn, tầng hầm hoặc chuồng gà nhà bạn thì việc bẫy và thả con rắn đi chỗ khác là một cách xử lý hiệu quả và nhân đạo. Bạn có thể bắt rắn bằng bẫy công nghệ cao hoặc mua loại bẫy rẻ hơn như cái đơm và dùng trứng làm mồi nhử– loại bẫy này cũng có hiệu quả tương tự. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách bắt rắn và các bước xử lý tiếp theo.
Phần 1 của 3:
Bẫy rắn

Tại Bắc Mỹ có 4 loài rắn độc: rắn đuôi chuông (thường ở các bang miền Tây và có điểm đặc trưng là chóp đuôi phát ra âm thanh lách cách), rắn hổ ma (có các sọc màu vàng và đen), rắn hổ mang nước (thường sống trong các sông và suối ở miền Đông Nam Hoa Kỳ) và rắn san hô (một loài rắn cực hiếm có màu sắc sặc sỡ như san hô). Rắn đuôi chuông, rắn hổ ma và rắn hổ mang nước đều là rắn độc và có các đặc điểm chung: thân mình dày, đầu hình tam giác to hơn nhiều so với cổ, và con ngươi là một đường thẳng thay vì hình tròn.
Đa số những con rắn mà bạn bắt gặp trong vườn hoặc tầng hầm là rắn lành và hoàn toàn vô hại. Một con rắn vua dài đến 1 mét rưỡi xuất hiện trong tầng hầm có lẽ khiến ai cũng hoảng sợ, nhưng thực ra chúng không hề gây hại cho con người hoặc vật nuôi. Rắn lành không có đuôi chuông và có con ngươi tròn. Các loài rắn lành phổ biến mà bạn có thể bắt gặp quanh nhà bao gồm rắn vua, rắn săn chuột, rắn sọc, rắn chuột, rắn sữa và rắn ngô.

Bạn có thể tìm mua bẫy keo ở các cửa hàng bán dụng cụ làm vườn. Nhớ chọn chiếc bẫy vừa với kích thước của con rắn.
Bẫy keo có nhiều nhãn hiệu, nhưng về cơ bản đều hoạt động như nhau. Chiếc bẫy có thể làm bằng bìa các-tông bền chắc hoặc nhựa. Một số bẫy có thể dùng lại được, số khác thì chỉ dùng được một lần. Một số bẫy cho phép bạn thả con rắn đi, số khác thì có thiết kể để vứt cả chiếc bẫy đi mà không cần mở bẫy.

Đơm khá rẻ và dễ mua. Bạn có thể tìm mua đơm ở các hàng bán dụng cụ đánh bắt cá.
Nhược điểm duy nhất của loại bẫy này là bạn phải có mồi và khó xử lý hơn một chút khi đã bắt được con rắn, vì nó sẽ bò đi ngay khi bạn mở bẫy. Vì lý do này, có lẽ bạn chỉ nên dùng đơm để bắt rắn không độc.

Khi đặt bẫy, bạn nhớ phải đóng chặt chiếc bẫy. Nếu dùng bẫy keo, bạn nhớ cài chốt đóng nắp hộp.
Nếu dùng đơm, bạn hãy đặt đơm nằm xuống và cho vài quả trứng vào giữa bẫy.

Nếu dùng bẫy keo, bạn có thể mở nắp hộp để xem có con rắn trong đó không. Hãy cẩn thận khi mở chốt. Bạn cũng có thể nhấc chiếc bẫy lên xem nặng hay nhẹ.
Nếu dùng đơm, bạn sẽ nhìn thấy rõ con rắn đang cuộn tròn quanh mấy quả trứng và kiên nhẫn chờ bạn đến thả nó ra.
Phần 2 của 3:
Xử lý rắn bắt được

Không lắc chiếc bẫy hoặc chọc vào con rắn. Bạn nên cẩn thận.
Đừng để trẻ em và thú cưng lại gần khi bạn xử lý con rắn để đảm bảo an toàn.



Nếu dùng bẫy keo sử dụng nhiều lần, bạn hãy mở chốt của nắp hộp và mở ra. Rót dầu ăn lên mình con rắn sao cho dầu phủ lên toàn bộ những phần da rắn bị dính keo. Bẫy keo được thiết kế để con rắn có thể ngọ ngoạy và thoát ra khỏi lớp keo dính khi dầu lọt vào giữa bề mặt da rắn và lớp keo dưới đáy hộp. Lúc này bạn nên đứng xa xa để khỏi cản đường con rắn trườn đi.
Nếu dùng đơm, bạn cần đeo găng tay dày, vì bạn sẽ phải tiếp xúc với con rắn gần hơn một chút (mặc dù vẫn không cần chạm vào nó). Cẩn thận mở hai thành bên của chiếc bẫy để tách ra ở giữa, chỉ để hé vừa đủ cho con rắn chui lọt. Lùi ra xa để khỏi chặn đường con rắn khi nó bò ra ngoài.

Nếu dùng bẫy keo làm bằng bìa các-tông, bạn chỉ cần cho cả chiếc bẫy vào túi rác và buộc chặt lại.
Nếu dùng đơm, bạn có thể ngâm cả cái đơm trong nước vài tiếng trước khi mở ra.
Phần 3 của 3:
Kiểm soát số lượng rắn

Rắn chuột và rắn săn chuột đặc biệt hữu ích. Chúng giỏi không kém gì mèo trong việc kiểm soát số lượng thú gặm nhấm.
Rắn vua còn giỏi hơn một bậc vì chúng ăn được cả rắn đuôi chuông. Thực ra, nếu bạn đuổi rắn vua đi thì rắn đuôi chuông sẽ có cơ hội dọn đến ở, và khi đó bạn sẽ phải giải quyết một vấn đề còn nghiêm trọng hơn.

Cắt xén cỏ thường xuyên.
Dọn dẹp những đống đất đá, lá cây, bụi rậm, gạch ngói hoặc bất cứ thứ gì mà rắn có thể dùng làm nơi trú ngụ.
Kiểm soát số lượng thú gặm nhấm bằng cách dọn sạch các quả đấu, đậy chặt thùng rác và loại bỏ nguồn thức ăn của thú gặm nhấm.


Xịt dung dịch nước tiểu cáo xung quanh sân. Nhiều người cho rằng rắn sợ mùi nước tiểu của các động vật săn đuổi chúng. Bạn có thể tìm mua dung dịch này ở các cửa hàng bán đồ làm vườn.
Thử vứt giẻ nhúng amoniac xung quanh sân. Hóa chất này được cho là có thể xua đuổi rắn và các động vật khác.
Rải những mẩu tóc người xung quanh vườn. Nhiều người cho là mùi tóc có thể ngăn chặn rắn.
Nếu không sợ rắn, bạn có thể bắt chúng bằng cách dùng chổi xua rắn vào xô hoặc thùng rác mà không cần dùng đến bẫy.
Nhớ tìm hiểu về rắn, nhất là khi bạn chưa bao giờ đối phó với chúng. Bạn có thể gặp phải rắn độc; và khi đó thì những kiến thức về rắn có thể cứu bạn khỏi nguy hiểm.
Bẫy rắn
Nơi để thả rắn
Chất xua đuổi rắn
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/B%E1%BA%ABy-r%E1%BA%AFn