Không ai muốn có một làn da cháy nắng sau các hoạt động ngoài trời. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt sẽ khiến da bị mất nước, ửng đỏ và bong tróc. Tuy nhiên, quá trình biến làn da cháy nắng thành làn da nâu thực chất chỉ là các khâu làm dịu, chữa lành và giữ ẩm cho da. Với một vài liệu pháp tại nhà và sử dụng thuốc không cần kê đơn cho từng công đoạn, bạn có thể dễ dàng phục hồi và lấy lại làn da sáng khỏe của mình.
Phần 1 của 3:
Làm mát da

Tắm vòi sen hoặc tắm bồn.
Dùng băng ép lạnh tương tự như bọc nước đá hoặc rau quả đông lạnh bên trong khăn tắm.
Chườm lạnh cho da bằng đá viên. Bạn nên nghỉ ngơi thư giãn giữa những lần chườm lạnh nhằm tránh làm tổn thương da.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc làm cho dưa leo dính trên da, hãy thử làm ẩm da bằng một ít dầu hoặc kem dưỡng bởi chúng sẽ hoạt động như một chất keo.

Nếu bạn sở hữu một cây lô hội, bạn có thể rạch giữa phiến lá và áp chúng lên trên vết cháy để tận hưởng 100% hiệu quả dịu nhẹ từ thiên nhiên.
Phần 2 của 3:
Điều trị và chữa lành da

Lưu ý rằng thuốc bôi steroid khác với loại thuốc khá tai tiếng mà các vận động viên hay lạm dụng. Thực chất đó là các anabolic steroid. Thuốc bôi steroid không kê đơn thực sự an toàn để sử dụng (ngoại trừ một vài trường hợp không dùng cho trẻ nhỏ).

Trà đen như nhãn hiệu Earl Grey thường được khuyên dùng cho trường hợp này.

Hãy thử trộn lẫn hai đến ba cốc yến mạch cán nguyên chất (không đường) vào làn nước mát trong bồn tắm. Ngâm mình trong bồn khoảng 20 phút trước khi xối sạch hoặc tiến hành các phương pháp điều trị khác.
Bạn có thể thêm 3/4 cốc muối nở vào bồn tắm để tăng cường độ ẩm.

Mùi giấm có thể gây khó chịu trong khoảng một giờ chờ đợi, nhưng vùng da cháy nắng của bạn sẽ ít bị bong tróc hơn.
Đa số các loại giấm đều có tác dụng, tuy nhiên theo một số nguồn tin, giấm táo mang lại hiệu quả cao nhất. Không nên sử dụng giấm balsamic bởi đường và chất tạo màu trong giấm có thể gây kích ứng da.
Phần 3 của 3:
Dưỡng ẩm cho da

Thử dùng sản phẩm không có chất tạo hương. Thành phần hóa học trong hương liệu đôi khi gây kích ứng vùng da bị viêm.

Nước lọc cũng có thể giúp giảm cơn đau đầu do cháy nắng.

Không sử dụng các sản phẩm sữa chứa ít hoặc không chứa hàm lượng chất béo. Không có chất béo, sữa sẽ mất đi nhiều đặc tính giữ ẩm vốn có của nó.
Sữa chua Hy Lạp nguyên béo cũng có tác dụng tương tự khi được sử dụng làm kem dưỡng da. Không nên sử dụng sữa chua có đường, bởi nó có thể dính lại và gây kích ứng da.

Bạn cũng có thể dùng máy xay cắt thực phẩm để tạo bột nhão. Khi tiến hành, trước tiên bạn nên cắt khoai tây thành từng miếng nhỏ. Lưu ý, nếu bạn cố xay toàn bộ lượng khoai tây cùng một lúc thì sẽ khiến máy xay quá tải.

Dầu dừa có sẵn tại các quầy hàng ở nhiều cửa hàng thực phẩm sạch và các cửa hàng bán đặc sản. Dầu dừa sẽ hóa lỏng dưới hơi ấm của bàn tay.
Tránh ánh nắng mặt trời đến khi vết cháy nắng biến mất hoàn toàn. Nếu muốn phơi nắng, tốt nhất bạn nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF cao để bảo vệ làn da.
Đối với các vết cháy nắng nghiêm trọng, bong tróc là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các phương pháp trên có thể giúp giảm đau và kích ứng ở mức tối thiểu trong quá trình điều trị.
Tình trạng cháy nắng thường gây hại cho da và tăng nguy cơ mắc ung thư da, vì vậy bạn cần chú ý bôi kem chống nắng nếu phải đi ra ngoài trong thời gian dài.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Bi%E1%BA%BFn-da-b%E1%BB%8B-ch%C3%A1y-n%E1%BA%AFng-th%C3%A0nh-l%C3%A0n-da-n%C3%A2u