Đôi mắt cần phải được chăm sóc cẩn thận, và điều này có thể bao gồm cả việc đeo kính. Các vấn đề phổ biến nhất của mắt là cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị. Nhiều người gặp vấn đề về mắt nhưng lại trì hoãn việc đến chuyên viên đo mắt hoặc bác sĩ nhãn khoa, thậm chí không hề đi kiểm tra. Nếu nhận thấy thị lực có vẻ kém đi, bạn nên hẹn gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài việc suy giảm thị lực còn có một số dấu hiệu cho thấy bạn cần phải đeo kính.
Phương pháp 1 của 4:
Đánh giá thị lực nhìn gần và nhìn xa

Mức độ viễn thị ảnh hưởng đến khả năng tập trung vào vật ở gần, do đó khoảng cách mà bạn có thể tập trung càng xa thì đó là dấu hiệu càng rõ ràng cho thấy bạn bị viễn thị.
Phải ngồi cách xa máy vi tính hoặc phải đưa sách ra xa mắt với khoảng cách một cánh tay cũng là những dấu hiệu thường gặp.

Bạn có thể thử kiểm tra bằng cách đơn giản cầm một cuốn sách trước mặt và đọc bình thường. Nếu bạn để sách cách mắt quá 25 – 30 cm, có lẽ bạn đã bị viễn thị.
Nếu bạn nhận thấy mình đưa sách ra xa, xa nữa để tập trung vào các chữ viết, có thể đó là dấu hiệu của chứng lão thị.
Thông thường kính đọc sách có thể giải quyết được tình trạng này.
Chứng lão thị thường phát triển trong độ tuổi từ 40 đến 65.

Có bằng chứng cho thấy trẻ em thường dành nhiều thời gian làm những việc cần phải nhìn gần như đọc sách có nhiều khả năng phát triển tật cận thị.
Tuy nhiên, các yếu tố môi trường không tác động nhiều bằng yếu tố di truyền.

Phương pháp 2 của 4:
Lưu ý hiện tượng thị lực mờ, nheo mắt, đau và nhức

Hình ảnh mờ nghĩa là thiếu độ sắc nét và không thấy các chi tiết nhỏ khi bạn nhìn vào vật nào đó.
Xác định xem hiện tượng này chỉ xảy ra khi nhìn các vật ở gần, ở xa, hay cả hai.



Tình trạng này chỉ có thể được kiểm tra chính xác nhờ bác sĩ nhãn khoa hoặc chuyên viên đo mắt, do đó bạn nên hẹn ngày kiểm tra.
Bác sĩ nhãn khoa có thể kê toa kính đúng với tình trạng mắt của bạn.
Phương pháp 3 của 4:
Hiểu rằng cách phản ứng với ánh sáng có thể biểu thị cho các vấn đề về thị lực

Có thể bạn nhận thấy mình bắt đầu khó khăn khi lái xe ban đêm hoặc không thể nhìn thấy một vật trong bóng tối mà những người khác nhìn thấy.
Các dấu hiệu khác bao gồm khó khăn khi nhìn sao trên trời vào ban đêm và không định hướng được trong phòng tối, chẳng hạn như trong rạp chiếu phim.



Nếu ánh sáng làm bạn nhức mắt, hay bạn phải nheo mắt hoặc nhắm mắt khi ở trong vùng ánh sáng mạnh, có lẽ bạn đã tăng độ nhạy cảm với ánh sáng.
Phương pháp 4 của 4:
Kiểm tra mắt tại nhà

Treo bảng đo thị lực ngang tầm mắt trong phòng đủ ánh sáng.
Đứng cách bảng đo thị lực 3 mét và thử xem bạn đọc được bao nhiêu chữ cái.
Tiếp tục đọc đến hàng cuối cùng, hoặc hàng thấp nhất mà bạn có thể đọc được, sau đó ghi lại số hàng mà bạn có thể đọc được hầu hết các chữ cái.
Thực hiện lại quá trình, mỗi lần che một bên mắt.
Kết quả thường khác nhau tùy theo độ tuổi, nhưng trẻ em lớn và người trưởng thành gần như đọc được 20/20 hàng.

Các bài kiểm tra này yêu cầu bạn nhìn vào các hình ảnh và hình dạng khác nhau trên màn hình vi tính và làm theo hướng dẫn để kiểm tra mắt.
Nhớ rằng các hướng dẫn này khá mơ hồ và không nên xem như cách thay thế cho phương pháp kiểm tra chính thức.

Bác sĩ nhãn khoa có thể dùng một số thiết bị trong quá trình kiểm tra mắt, chiếu ánh sáng mạnh vào mắt của bạn và cho bạn thử một số tròng kính khác nhau.
Bạn sẽ phải đọc các chữ cái trên bảng đo thị lực qua các tròng kính khác nhau đặt trước mắt.
Bác sĩ nhãn khoa và chuyên viên đo mắt đều có đủ năng lực thực hiện việc đánh giá mắt.

Khi đã chọn gọng kính, bạn sẽ phải đợi một đến hai tuần để gắn tròng kính trước khi có thể lấy kính về.
Không nói dối rằng mình không đọc được các chữ cái nào đó, vì việc đeo kính khi không cần thiết thực ra có thể làm tổn hại mắt.
Khi có mắt kính, bạn cần đảm bảo biết cần đeo kính khi nào và như thế nào. Tham khảo chuyên viên đo mắt để có thêm thông tin.
In hoặc vẽ bảng đo thị lực, nhờ một người giúp bạn thực hiện việc đo mắt và đọc kết quả.
Kiểm tra mắt hàng năm để đảm bảo thị lực tốt.
Khi mua kính mới, bạn cần đảm bảo tròng kính không phản chiếu ánh sáng chói từ mặt trời, vì điều này sẽ gây tổn hại cho mắt.
Nhớ rằng bạn không cần đeo kính suốt ngày! Đôi khi bạn chỉ cần đeo kính khi đọc sách, nhưng chuyên viên đo mắt sẽ giải thích cho bạn về vấn đề này.
Có một lựa chọn khác là đeo kính sát tròng – nếu bạn không ngại chạm vào mắt!
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Bi%E1%BA%BFt-khi-n%C3%A0o-c%E1%BA%A7n-%C4%91eo-k%C3%ADnh