Chia tay chồng là một quyết định hệ trọng và bạn sẽ phải cân nhắc nhiều thứ, nhất là khi hai bạn đã có con. Nếu đã đi đến quyết định đó, hãy biết rằng bạn không cô độc – ví dụ, ở Mỹ, có khoảng 50% các cuộc hôn nhân kết thúc bằng li dị. Đây không phải là một quyết định đơn giản, và quan trọng là bạn phải cân nhắc tới tình hình hiện tại và khả năng tài chính của bản thân trong tương lai trước khi chính thức li hôn. Nhưng nếu đã xác định, bạn cần phải biết các bước cần thiết để ổn định cảm xúc và tài chính ngay khi vừa bước ra khỏi cửa.
Phần 1 của 3:
Ra quyết định

Nếu hai bạn về cơ bản đã không còn kết nối. Nghĩa là các bạn có bạn bè riêng, sở thích riêng, không dành thời gian cho nhau và thực sự không biết những gì đang xảy ra trong cuộc sống của nhau.
Nếu chồng bạn không còn muốn cố gắng. Nếu bạn đã liên tục nêu ra vấn đề trong cuộc hôn nhân và chồng bạn hứa sẽ thay đổi rồi không thực hiện hoặc thẳng thừng từ chối, có lẽ đã tới lúc bạn nên ra đi.
Nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ bạo hành, hãy thoát ra ngay. Không có lí do gì để ở lại khi bị bạo hành – hoặc chịu đựng nỗi đau ấy. Nếu mối quan hệ này thực sự là bạo hành, tốt nhất là bạn nên thoát ra càng sớm càng tốt, rồi khi nào được an toàn thì tính sau.
Nếu một trong hai hoặc cả hai đều liên tục lừa dối nhau. Nếu một trong hai người lỡ ngoại tình và sau đó đã cố hết sức để chuyện đó không tái diễn thì khác – nhưng nếu việc đó diễn ra nhiều lần thì có lẽ cuộc hôn nhân này đã không thể cứu vãn.
Nếu bạn không còn cảm thấy cả hai là một đội. Nếu hai bạn không còn cùng nhau đưa quyết định, giao tiếp hoặc thỏa hiệp nữa thì có lẽ đã tới lúc ra đi.
Nếu hai bạn không thể đồng thuận trong việc có con hay không. Nếu bạn thật sự muốn có con nhưng chồng bạn không muốn, hoặc ngược lại, vậy thì không còn lí do gì để bạn duy trì cuộc hôn nhân này nếu không thể đồng tình với nhau trong một chuyện quan trọng như vậy.
Hãy xem bạn có thể quyết định với tâm trạng bình tĩnh không. Bạn không nên quyết định rời bỏ chồng khi đang nóng giận mà nên danh thời gian để suy nghĩ thấu đáo.
Nếu bạn đã thử hết cách mà không cách nào có tác dụng. Nếu đã trải qua các buổi trị liệu, những buổi nói chuyện dài với chồng, và nếu hai bạn đã cố gắng thay đổi nhưng đều vô ích, vậy thì có lẽ đã tới lúc rời đi. Nhưng nếu bạn cảm thấy chưa hài lòng trong một thời gian, và chồng bạn dường như không còn ý tưởng nào khác, có lẽ sẽ tốt hơn nếu hai bạn có thể trò chuyện với nhau trước.

Bạn có thể sẽ bất ngờ khi biết chồng bạn có những cảm xúc giống bạn – hoặc là anh ấy có thể làm những gì để không đánh mất bạn.
Điều này không có nghĩa là bạn nên để chồng thuyết phục mình ở lại. Nhưng nếu bạn còn phân vân và không chắc chắn liệu cả hai có thể sửa chữa mọi thứ không, việc trò chuyện với anh ấy có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Nếu bạn không muốn nói với chồng và muốn thoát khỏi tình trạng tệ hại, tốt nhất là bạn nên giữ bí mật để có thời gian nghĩ chi tiết. Nếu chồng bạn biết về kế hoạch của bạn và không muốn bạn ra đi, anh ấy có thể tìm cách cản đường bạn hoặc khiến bạn khó mà đạt được mục đích.
Dù việc này có vẻ không được đàng hoàng cho lắm, nhưng mục tiêu của bạn nên là rời khỏi nhà trong tình trạng tài chính tốt nhất. Bạn không nên để chồng gây khó dễ trong việc này.
Có thể rất khó để bạn thực hiện việc này khi đã đưa ra quyết định, nhưng bạn sẽ mất từ hai tới sáu tháng để lên chiến lược thoát thân và có một khoản tài chính vững vàng. Dù bạn có thể đã sẵn sàng bước ra khỏi nhà bất kì lúc nào, nhưng sẽ tốt hơn về lâu dài nếu bạn dành thêm thời gian để thu xếp mọi thứ trước khi đi.
Phần 2 của 3:
Lên kế hoạch

Rút tiền khỏi tài khoản chung nên là phương án cuối cùng – bạn nên làm vậy ngay trước khi ra đi.

Nếu bạn và chồng bạn đã đồng thuận li hôn và đủ thoải mái để trao đổi với nhau về việc đó, bạn có thể thảo luận xem ai là người phải ra khỏi ngôi nhà chung. Nếu có con, câu hỏi này còn đóng vai trò quan trọng hơn.

Nếu thấy nhiều giấy tờ mà không chắc có cần đến hay không, bạn nên sao lưu một bản để đề phòng trường hợp chúng quan trọng. Trong vấn đề về giấy tờ thì cẩn tắc vô áy náy.
Nếu bạn thật sự muốn sao lưu tất cả mọi thứ, hãy thuê một chuyên gia để sao lưu ổ cứng máy tính của gia đình, thậm chí là chụp ảnh những tài sản quan trọng. Trong tương lai, việc này sẽ giúp bạn trong trường hợp tài sản bị “tẩu tán” khi li hôn.

Lưu ý rằng bạn không thể quyết định cấm các con gặp lại bố chỉ vì bạn không muốn nhìn thấy anh ấy nữa. Nếu muốn tách hẳn lũ trẻ ra khỏi bố thì phải có một lí do chính đáng (ví dụ như nghiện rượu).
Bạn nên đưa ra quyết định sau khi đã suy nghĩ thấu đáo, vì nó sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều thứ, ví dụ như nơi bạn sống và tương lai của các con.

Nếu thật sự không đủ khả năng chi trả cho luật sư, bạn có thể cân nhắc thuê trợ lí của luật sư.

Bạn sẽ phải đảm đương những khoản chi tiêu mới nào?
Bạn sẽ cắt giảm những gì?
Chi phí chăm sóc con cái sẽ tăng thêm bao nhiêu (nếu bạn có con)?
Bạn sẽ kiếm khoản thu nhập cần thiết bằng cách nào?

Việc này sẽ còn khó khoăn hơn nếu bạn là trụ cột trong gia đình, vì khi đó, bạn sẽ là người phải nộp tiền trợ cấp.

Bạn có thể nghĩ rằng bạn cần có lịch sử tín dụng hoành tráng như chồng, nhưng việc này là không thể nếu bạn không tham gia nhiều vào mặt tài chính gia đình.

Tham gia các lớp học để giúp bạn thành thạo những kĩ năng cần thiết trong công việc mà bạn muốn, dù đó là nâng cao kĩ năng máy tính hay giành được chứng chỉ đào tạo chuyên môn nào đó.
Mua một bộ vest mới để có thể đi phỏng vấn bất kì lúc nào.
Trau chuốt lại hồ sơ xin việc. Bạn không cần phải gửi đơn xin việc trước khi bỏ chồng, nhưng bạn nên chuẩn bị sẵn sàng khi cần. Khi li hôn chồng, bạn sẽ dễ cảm thấy bị quá tải và không có thời gian hoặc tâm trí để cập nhật hồ sơ xin việc nữa.
Phần 3 của 3:
Chia tay

Bạn có thể dọn đồ khi chồng đang đi làm. Dù anh ấy không ngăn cản bạn ra đi, nhưng việc dọn dẹp khi anh ấy đang có mặt ở đó có thể sẽ khiến bạn đau lòng hơn.

Dù lí do rời đi của bạn là gì, bạn có thể tùy ý quyết định cách ra đi nào là tốt nhất – dù đó là một cuộc trò chuyện cởi mở và chân thật, hoặc bỏ đi mà không nói gì.

Dù việc ở một mình để đối mặt với cảm xúc riêng cũng rất quan trọng, nhưng bạn cũng nên ra ngoài, gặp gỡ bạn bè và tâm sự.
Đừng ngại gọi điện cho những người bạn cũ để nhờ giúp đỡ hoặc chỉ đơn giản là trò chuyện. Họ sẽ hiểu rằng bạn đang phải trải qua một chuyện rất khó khăn và sẽ giúp đỡ bạn bằng mọi cách.
Không may là không phải ai cũng sẽ đồng tình với kế hoạch của bạn, và bạn sẽ mất đi vài người bạn hoặc sự hỗ trợ của gia đình trong thời gian này. Đừng để điều đó khiến bạn lung lay, và hãy biết rằng quyết định này có thể giúp bạn xây dựng được những tình bạn mới tuyệt vời.

Dù phụ nữ thường sẽ thua thiệt về mặt kinh tế khi li hôn, điều đó không ngăn được họ khám phá những điều mới mẻ mà họ chưa từng nghĩ là mình thích, thăng tiến trong công việc hoặc làm nhiều điều tuyệt vời khác mà trong cuộc hôn nhân đó, họ chưa có điều kiện thực hiện. Về lâu dài, bạn không chỉ trở nên vững vàng hơn trên chính đôi chân của mình, mà bạn còn trở nên mạnh mẽ hơn, khôn ngoan hơn và viên mãn hơn.
Có thể bạn sẽ cần phải kí gửi hành lí của mình tại một kho nào đó nếu tạm thời ở với người khác. Bạn có thể tìm các kho kí gửi đồ đạc với mức giá và thời gian thuê linh hoạt.
Nếu có con, bạn nên giữ cho mọi chuyện bình thường hết mức có thể. Thay đổi từ một gia đình có đầy đủ cha mẹ sang mô hình cha/mẹ đơn thân có thể là một trải nghiệm khó khăn; hãy nhớ để các con được nói lên cảm giác của chúng.
Thay đổi mật khẩu của các tài khoản trực tuyến của bạn.
Không tranh cãi hoặc gây hấn trước mặt con trẻ.
Không hành động bạo lực với bạn đời. Những hậu quả về mặt pháp lý sẽ không giúp ích cho bạn trong quá trình li hôn.
Không phá hoại tài sản của chồng. Anh ấy có thể sẽ bắt bạn phải đền bù khi li hôn hoặc kiện bạn.
Không ở lại khi bị bạo hành. Có nhiều tổ chức sẽ giúp phụ nữ và trẻ em rời khỏi các tình huống nguy hiểm. Họ cũng sẽ giúp bạn tìm nơi ở, việc làm và cung cấp những vật dụng cơ bản để giúp bạn bắt đầu lại cuộc sống.
Nếu được, đừng vội có người mới cho tới khi quá trình li thân và li dị đã kết thúc êm đẹp.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/B%E1%BB%8F-ch%E1%BB%93ng