Vỏ hạt mã đề dạng bột hoặc dạng bánh xốp là nguồn chất xơ hòa tan giúp điều trị các vấn đề tiêu hóa thường gặp như táo bón, tiêu chảy, trĩ và hội chứng ruột kích thích. Vỏ hạt mã đề hấp thụ nước khi đi qua đường ruột, khiến phân tạo thành khối. Một số nghiên cứu cho rằng vỏ hạt mã đề còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và cholesterol cao bằng cách tăng thêm lượng chất xơ trong chế độ ăn. Dưới đây là hướng dẫn cách bổ sung vỏ hạt mã đề:
Phần 1 của 3:
Chọn sản phẩm vỏ hạt mã đề

Vỏ hạt mã đề còn được dùng điều trị hội chứng ruột kích thích và bệnh túi thừa. Cơn đau và vấn đề về tiêu hóa do những bệnh này gây ra có thể được cải thiện bằng cách kết hợp vỏ hạt mã đề vào chế độ ăn hàng ngày.

Nếu cho phép bạn bổ sung vỏ hạt mã đề cùng thuốc, bác sĩ có thể khuyến nghị nên bổ sung ít nhất 2 tiếng trước hoặc sau khi uống các thuốc khác. Cách này giúp giảm nguy cơ vỏ hạt mã đề ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc.

Sản phẩm vỏ hạt mã đề như Metamucil có tên gọi khác là Blond Psyllium và thường chứa đường cùng các phụ gia khác. Bạn có thể mua bột Metamucil có thêm hương liệu để pha với nước hoặc mua bánh xốp chứa vỏ hạt mã đề. Luôn tuân thủ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm khi bổ sung vỏ hạt mã đề.
Nếu muốn, bạn có thể mua sản phẩm bột vỏ hạt mã đề 100% ở cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe hoặc cửa hàng sản phẩm dinh dưỡng. Bột vỏ hạt mã đề 100% không chứa hương liệu hay đường phụ gia nên tốt nhất cần được pha với nước hoặc nước ép hoa quả.

Phần 2 của 3:
Bổ sung vỏ hạt mã đề

Bác sĩ có thể khuyên dùng liều cao hơn để điều trị táo bón hoặc tiêu chảy mức độ nghiêm trọng hoặc nếu bạn dùng sản phẩm để điều trị các vấn đề khác.



Nếu hỗn hợp vỏ hạt mã đề có kết cấu giống gel, bạn nên đổ đi và pha hỗn hợp mới.

Nên nhớ rằng bác sĩ có thể khuyên dùng liều cao hơn để điều trị táo bón hoặc tiêu chảy mức độ nặng. Không tự ý tăng liều uống nếu chưa được bác sĩ đồng ý.
Để điều trị tình trạng cholesterol cao, bác sĩ có thể kê đơn uống 10-12 g vỏ hạt mã đề. Liều này tương đương 2-3 thìa, chia làm nhiều liều nhỏ và pha với 240-480 ml nước để uống suốt cả ngày.
Nếu nghi ngờ đã uống quá liều vỏ hạt mã đề, bạn nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất.



Trao đổi với bác sĩ nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm sau 3-5 ngày. Không sử dụng sản phẩm vỏ hạt mã đề quá 7 ngày nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Uống nhiều nước. Viện Y học (Mỹ) khuyến nghị nam giới nên uống 3 lít nước, nữ giới nên uống 2,2 lít nước VÀ chất lỏng mỗi ngày.
Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn. Những loại hoa quả như lê, quả mọng, mận và táo đều giàu chất xơ, Ngoài ra, có thể bổ sung chất xơ từ đậu, khoai lang, rau bina (cải bó xôi) và ngũ cốc nguyên hạt.
Tránh tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều dầu mỡ. Ví dụ như bánh mì trắng, bánh Donut, xúc xích, khoai tây chiên, thức ăn nhanh và nhiều loại thực phẩm khác.
Đi vệ sinh ngay khi cần. Nhịn đi tiêu có thể khiến tình trạng táo bón trở nặng hơn. Phân sẽ cứng hơn và nếu bạn nhịn đi, cơ thể sẽ không sẵn sàng cho lần đi tiêu sau.
Tập thể dục mỗi ngày. Tập thể dục giúp kích thích đường tiêu hóa, từ đó giúp cơ thể xử lý thức ăn.
Phần 3 của 3:
Nhận biết thời điểm nên đi khám bác sĩ


Đầy hơi
Đau bụng
Tiêu chảy
Táo bón
Buồn nôn
Sổ mũi
Đau đầu
Đau lưng
Ho

Da đỏ bừng
Ngứa dữ dội
Thở gấp
Thở khò khè
Sưng mặt hoặc sưng người
Cảm giác căng đau ngực và cổ họng
Mất nhận thức
Đau ngực
Nôn mửa
Khó thở/khó nuốt
Thử dùng sản phẩm vỏ hạt mã đề nhiều dạng khác nhau. Một số loại bột vỏ hạt mã đề không có vị khó chịu và dễ tan nên có thể cho vào súp, kem và sữa chua.
Không cho trẻ nhỏ sử dụng sản phẩm vỏ hạt mã đề. Trẻ cần được bổ sung chất xơ thông qua chế độ ăn uống lành mạnh.
Không sử dụng sản phẩm vỏ hạt mã đề để thay thế chất xơ trong chế độ ăn. Nguồn chất xơ tự nhiên trong chế độ ăn gồm có yến mạch, đậu lăng, táo, cam, cám yến mạch, lê, dâu tây, các loại hạt, hạt lanh, đậu, việt quất, dưa chuột, cần tây và cà rốt.
Bột vỏ hạt mã đề
Bánh xốp vỏ hạt mã đề
Viên nang vỏ hạt mã đề
Nước lọc/nước ép hoa quả
Thìa
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/B%E1%BB%95-sung-v%E1%BB%8F-h%E1%BA%A1t-m%C3%A3-%C4%91%E1%BB%81