Máy tính của bạn gần đây bắt đầu có chút chậm chạp? Nó không còn hoạt động tốt như trước hay chẳng thể theo kịp những phần mềm mới nhất? Nâng cấp RAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) là một trong những cách đơn giản và rẻ nhất để cải thiện hiệu suất máy tính. Gần như máy nào cũng có thể nâng cấp RAM, chỉ với vài phút thao tác và một cái tua-vít. Hãy đọc tiếp để biết cách làm được điều đó.
Phương pháp 1 của 2:
Cài đặt RAM cho máy tính để bàn

RAM có các loại DDR (tốc độ dữ liệu đôi), DDR2, DDR3, và DDR4. Hầu hết máy tính đời sau đều dùng DDR3 hoặc 4. Bạn phải dùng loại RAM được bo mạch chủ hỗ trợ.
RAM được phân loại bằng hai thông số tốc độ khác nhau: PC/PC2/PC3 và MHz. Bạn cần đảm bảo rằng cả hai thông số tốc độ này đều phù hợp với chi tiết kỹ thuật của bo mạch chủ.
Số PC (chẳng hạn như PC3 12800) liên quan đến băng thông lớn nhất (ví dụ: 12800 = 12.8 GB băng thông tối đa).
Tốc độ của RAM được thể hiện bằng con số đứng sau DDR (ví dụ DDR3 1600 = 1600 MHz).

Hầu hết bo mạch chủ cũng chỉ hỗ trợ đến một mức dung lượng bộ nhớ nhất định, bất kể số lượng khe cắm sẵn có.
iMacs sử dụng bộ nhớ notebook. Bạn có thể tham khảo chỉ dẫn cài đặt RAM dành cho iMacs ở phần tiếp theo.

Corsair
Kingston
Crucial
G. Skill
OCZ
Patriot
Mushkin
A-Data

Chẳng hạn như, để có 8 GB RAM, bạn có thể dùng hai thanh 4 GB hoặc 4 thanh 2 GB. Cần đảm bảo rằng chúng có thể được lắp vừa vặn vào bo mạch chủ. Bạn nên cài đặt RAM theo cặp: nếu muốn có 4 GB, dùng 2 thành 2 GB. Đừng bao giờ dùng những cặp lệch nhau, chẳng hạn như một thanh 2 GB và 1 thanh 1 GB: hiệu suất RAM có thể sẽ bị giảm sút.
Mọi RAM được cài đặt cần trùng khớp về tốc độ và băng thông. Nếu không, toàn bộ hệ thống sẽ bị ép xung xuống tốc độ của thanh chậm nhất, làm giảm hiệu suất hoạt động của máy.
Kiểm tra lại loại RAM được bo mạch chủ hỗ trợ trước khi mua hàng.



Bạn có thể cách điện cho bản thân bằng cách chạm vào phần kim loại trên thùng máy khi nó đang được rút khỏi ổ cắm. Nếu chỉ tắt máy, điện áp chờ vẫn còn. Vì vậy, hãy chắc là nó đã được rút khỏi ổ cắm.
Đừng đứng trên thảm trong lúc làm việc với phần bên trong của máy tính.




Đảm bảo rằng các cặp RAM trùng khớp được lắp vào những khe cắm đôi. Hầu hết các khe cắm này đều được ghi rõ trên bo mạch chủ hoặc đánh dấu bằng màu sắc. Trong một số trường hợp, có thể bạn sẽ phải tham khảo sơ đồ bố trí bo mạch chủ. Cần chắc chắn rằng chúng được lắp cùng hướng.
Làm tương tự cho mọi thanh RAM mà bạn muốn cài đặt.




Các hệ điều hành khác nhau có cách tính dung lượng khác nhau, và một số máy tính dùng lượng RAM nhất định cho những chức năng đặc thù (chẳng hạn như video), làm giảm bộ nhớ dùng được. Chẳng hạn như, hệ điều hành có thể sẽ chỉ hiển thị 0,99 GB dù bạn đã mua RAM 1 GB.

Phương pháp 2 của 2:
Cài đặt RAM cho Notebook




Hầu hết notebook chỉ có hai khe cắm. Một số thậm chí chỉ có một. Notebook cao cấp hơn có thể sẽ có nhiều khe cắm hơn.




Nếu có nhiều khe cắm trống, lắp RAM vào khe số nhỏ nhất trước.


Bạn có thể chạy Memtest nếu cảm thấy RAM hoạt động không đúng hay bị lỗi.

Website về bộ nhớ Crucial http://www.crucial.com/ là một trang tốt: chúng cung cấp công cụ tư vấn về bộ nhớ, cho biết dung lượng và loại RAM được máy tính hỗ trợ. Bạn cũng có thể mua RAM trên trang này.
Nếu còn nghe thấy gì khác ngoài tiếng bíp kéo dài trong khoảng một giây, hãy kiểm tra tài liệu kỹ thuật của bo mạch chủ để tìm ý nghĩa của mã bíp. Mã bíp là hệ thống cảnh báo cho biết một hay nhiều bộ phận không đáp ứng được bài tự kiểm tra khi khởi động POST. Thường thì đó là do phần cứng không tương thích hoặc không hoạt động.
Nếu có tiếng bíp khi bật máy tính, có thể bạn đã cài đặt chưa đúng hoặc RAM được cài đặt sai loại. Nếu mua máy tính tại cửa hàng, bạn nên liên hệ với cửa hàng đó hoặc nhà sản xuất máy tính để xác định ý nghĩa của mã bíp.
Đừng hốt hoảng nếu dung lượng RAM được thể hiện trên máy tính thấp hơn đôi chút so với dung lượng mà bạn đã mua. Đây là sự khác biệt giữa cách đo lường và phân bố bộ nhớ. Nếu dung lượng bộ nhớ RAM lớn hơn đôi chút so với dung lượng mà bạn đã mua và cài đặt, có thể một con chíp đã bị lỗi hoặc bị kết nối sai.
Yêu cầu bộ nhớ của hệ điều hành:
Windows Vista trở về sau: 1 GB cho bản 32-bit; 2 GB được khuyên dùng cho bản 32-bit và 4 GB cho bản 64-bit
Windows XP: tối thiểu 64 MB, khuyên dùng 128 MB
Mac OS X 10.6 về sau: tối thiểu 2 GB
Ubuntu: khuyên dùng 512 MB
Đừng lắp ngược module RAM. Trong trường hợp đó, khi bật máy tính, khe cắm RAM và module bị lắp sai sẽ bị hư hỏng. Trong vài trường hợp ít gặp, bo mạch chủ còn có thể bị hư hại.
Nếu không thoải mái với việc tháo máy tính, hãy nhờ đến dịch vụ chuyên nghiệp. Vì bạn đã tự mua RAM nên sử dụng dịch vụ cài đặt sẽ không quá đắt đỏ.
Đừng quên giải phóng toàn bộ tĩnh điện có thể đang tích tụ trước khi chạm vào RAM: RAM vô cùng nhạy cảm với hiện tượng phóng điện do tĩnh điện. Bạn có thể làm vậy bằng cách chạm vào kim loại trước khi chạm vào máy tính.
Đừng chạm vào phần kim loại của module RAM. Làm vậy có thể sẽ khiến những module này bị hư hỏng.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/C%C3%A0i-%C4%91%E1%BA%B7t-RAM