Khi mối quan hệ với một người quan trọng trong đời khiến bạn cạn kiệt cảm xúc, có lẽ bạn đang rất mong muốn tìm cách cải thiện mối quan hệ. Có thể bạn không bao giờ được thanh thản vì cứ mỗi lúc rảnh rỗi là bạn lại lo nghĩ về người kia hoặc lo sợ không biết lúc nào lại xảy ra xung đột. Với những áp lực như vậy thì lẽ tự nhiên là bạn muốn đi tìm lời giải đáp. Chúng tôi đã liệt kê ở đây nhiều lời khuyên có thể giúp bạn cải thiện các kiểu hành vi tiêu cực trong mối quan hệ. Hãy đọc tiếp nhé!
Phương pháp 1
Xác định vấn đề.

Cố gắng tập trung vào chủ đề chung của mối quan hệ thay vì sa đà vào một trận cãi vã nào đó.
Khi đã cùng nhau tìm ra vấn đề, hai bạn hãy tìm ra một giải pháp có hiệu quả cho cả hai.
Phương pháp 2
Chăm sóc bản thân.

Ưu tiên ngủ đủ giấc.
Đừng quên mỗi tuần dành một khoảng thời gian để làm những việc bạn thích.
Cố gắng lên thực đơn cho các bữa ăn lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng.
Phương pháp 3
Nói lên nhu cầu của bạn.

Ghi một danh sách các nhu cầu cơ bản mà bạn cần có để cảm thấy hạnh phúc trong mối quan hệ với bạn đời.
Những nhu cầu này có thể bao gồm sự chung thủy, những cử chỉ trìu mến, sự độc lập, thêm vào đó có thể là sự đảm bảo từ bạn đời để bạn có cảm giác an tâm.
Khuyến khích bạn đời cũng ghi lại danh sách nhu cầu của họ.
Trao đổi danh sách với nhau. Hai bạn có thể cùng nhau nghĩ cách làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của đối phương một cách lâu bền mà không mệt mỏi.
Điều này có thể giúp cả hai nỗ lực đem lại những điều tích cực cho mối quan hệ.
Phương pháp 4
Tìm sự thỏa hiệp.

Ví dụ, nếu hai bạn cãi nhau về việc ai phải rửa bát thì đừng nghĩ rằng hai bên đang có xung đột về lợi ích.
Có thể một trong hai người khăng khăng rằng mình không phải rửa bát vì đã có một ngày làm việc vất vả, người kia thì bảo rằng lần trước mình đã rửa bát rồi và lần này không phải làm nữa.
Hãy dung hòa lợi ích của cả hai và tập trung vào thỏa hiệp. Ví dụ, bạn có thể nói “Dù gì thì bát đĩa cũng phải rửa. Em biết là anh mệt, thế nên hôm nay em sẽ làm, nhưng lần sau thì đến lượt anh. Chúng ta phãi chia sẻ việc nhà công bằng.”
Phương pháp 5
Cùng nhau giải quyết các vấn đề.

Xem xét 6 lĩnh vực cơ bản của mối quan hệ: giao tiếp, kết nối, đầu tư, tận hưởng, trưởng thành, tin tưởng.
Bạn và bạn đời của mình nên dành thời gian để suy ngẫm, sau đó chấm điểm từng mục từ 1 đến 10 tùy vào mức độ tốt của mối quan hệ trong lĩnh vực đó.
Dựa vào những điểm tương đồng và khác biệt để bắt đầu cuộc trò chuyện về ưu điểm và nhược điểm của mối quan hệ.
Quyết tâm mỗi tuần cải thiện nhược điểm của một lĩnh vực và kiểm tra xem cả hai cảm thấy như thế nào về những việc đã làm.
Phương pháp 6
Tìm hiểu về các kiểu gắn bó.

Kiểu gắn bó an toàn nói đến khả năng của một người cảm nhận được sự kết nối với bạn đời, cảm giác an toàn trong sự kết nối đó và vẫn giữ được sự độc lập.
Kiểu gắn bó lo âu nói đến sự bất an và thiếu thốn tình cảm của một người. Họ có thể trở nên đeo bám, đòi hỏi hoặc chiếm hữu.
Kiểu gắn bó né tránh đề cập đến nỗi sợ gần gũi bạn đời. Họ bỏ qua tầm quan trọng của mối quan hệ, khép kín cảm xúc và tránh né sự thân mật.
Ngoài ra còn có các kiểu gắn bó kết hợp khác. Bạn có thể xác định kiểu gắn bó của mình qua các bài trắc nghiệm trực tuyến, nghiên cứu và suy ngẫm.
Các kiểu gắn bó có thể là công cụ cực kỳ hữu ích để nói chuyện về các kiểu hành vi trong mối quan hệ của bạn. Chúng cũng có thể giúp bạn suy ngẫm về các nhu cầu của mình.
Phương pháp 7
Xoa dịu các xung đột khi bạn có thể.

Sử dụng sự hài hước. Khi thấy sắp cãi nhau đến nơi, hãy thử pha trò một chút để giữ không khí nhẹ nhàng.
Ví dụ, nếu bạn có kiểu nói nào có thể khiến bạn đời của bạn bật cười, hãy đáp lại người kia bằng giọng điệu đó.
Thử dùng sự đụng chạm. Hãy ôm, nắm tay hoặc choàng tay qua vai người ấy.
Tạm ngừng. Nếu cảm thấy sự việc leo thang, bạn hãy đi sang phòng khác và dành một phút để lấy lại bình tĩnh. Chỉ một khoảnh khắc tạm ngừng cũng có thể làm nên sự khác biệt lớn!
Phương pháp 8
Nhận lỗi khi bạn sai lầm.

Đầu tiên, hãy nói rằng bạn hiểu là bạn đã làm tổn thương họ.
Tiếp theo, cho đối phương biết rằng bạn đồng cảm với cảm giác của họ.
Bạn dập tắt được cuộc tranh cãi càng nhanh và tích cực thì bạn và bạn đời của bạn càng ít bị kiệt sức.
Phương pháp 9
Hạn chế than phiền.

Nếu bạn có thói quen hay phàn nàn, hãy thử lọc bớt những điều buồn bực của bạn. Tự hỏi mình rằng liệu bạn cần sự hỗ trợ hay bạn than phiền chỉ để than phiền thôi.
Nếu thực sự cần giúp đỡ, bạn nên chia sẻ với bạn đời. Nếu không, hãy tìm một điểm tích cực để nói.
Nếu bạn là người lắng nghe, hãy cố gắng ở bên cạnh bạn đời khi bạn cảm thấy họ cần đến bạn.
Mặt khác, đừng đem chuyện bé xé cho to. Bạn chỉ cần nhắc nhở một lời đơn giản và tích cực thay vì mở cả một cuộc đối thoại nghiêm trọng.
Phương pháp 10
Tìm đến những người thân yêu.

Hãy tìm đến cha mẹ, anh chị em, họ hàng hoặc bạn bè, mời họ một cốc cà phê và tâm sự.
Chọn người nào khiến bạn có cảm giác được lắng nghe.
Phương pháp 11
Thử dùng phương pháp trị liệu tâm lý.

Nếu muốn, bạn có thể đi trị liệu tâm lý một mình.
Nhớ rằng bạn đời của bạn có thể muốn trị liệu lâu hơn bạn. Điều này là hoàn toàn bình thường!
Phương pháp 12
Chia tay một thời gian.

Đặt ra các mong đợi và ranh giới trước khi bắt đầu tạm chia tay để không ai bị tổn thương vì thiếu giao tiếp.
Lưu ý rằng cách này luôn ẩn chứa rủi ro. Có khả năng là một bên sẽ hiểu ra vấn đề trong thời gian tạm chia tay và chấm dứt hẳn.
Tuy nhiên, có những cặp đôi chỉ đơn giản là không hợp nhau. Bạn nên dành thời gian này để suy xét kỹ về các nhu cầu, mong muốn và các kiểu hành vi trong mối quan hệ của mình.
Bạn cần phải tin tưởng rằng khi quay lại với người ấy thì mối quan hệ của bạn sẽ được xây dựng lại trên một nền tảng vững chắc và lành mạnh hơn.
Phương pháp 13
Tự hỏi bản thân liệu mối quan hệ này có xứng đáng để cứu vãn hay không.

Cả hai có dành đủ tâm sức vun đắp cho mối quan hệ không?
Cả hai có mèm dẻo với nhau, và có sẵn sàng thay đổi vì những mong đợi hợp lý của người kia không?
Hai bạn thường có khả năng giải quyết bất đồng một cách thiện chí không?
Thời gian ở bên người ấy có khiến bạn vui hơn không, hay là ngược lại?