Năng lực lãnh đạo bao gồm nhiều phẩm chất và kỹ năng khác nhau. Một lãnh đạo giỏi là người có thể quản lý con người và công việc, có thể giao tiếp hiệu quả, và vun đắp môi trường làm việc nhóm tích cực. Hãy phát triển phẩm chất lãnh đạo của bạn bằng cách phân tích những ưu điểm và nhược điểm của mình, và làm gương cho mọi người.
Phần 1 của 4:
Phân tích phẩm chất lãnh đạo của bạn

Có lẽ bạn lãnh đạo bằng cách làm gương và không quá xét nét công việc của người khác.
Hoặc có lẽ bạn là người lãnh đạo giúp mọi người giải quyết vấn đề, giữ vai trò tích cực và thường can thiệp sâu hơn.
Một cách khác để lãnh đạo là hãy trở thành một trưởng nhóm giỏi và giúp các thành viên trong nhóm hoà thuận với nhau để làm việc hiệu quả hơn.
Bạn cũng có thể làm bài kiểm tra phẩm chất lãnh đạo để đánh giá năng lực quản lý của mình.

Bạn cũng có thể hỏi một người bạn thân hoặc đồng nghiệp xem họ nghĩ gì về phẩm chất lãnh đạo của mình.
Bạn có thể hỏi một đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm vì họ hiểu bạn cũng như công việc để có thể cho ý kiến và lời khuyên về cách lãnh đạo.

Mình có cố gắng để hiểu những suy nghĩ và cảm xúc của đồng nghiệp không?
Mình có giúp mọi người phát huy tối đa năng lực và nhận ra tiềm năng của họ không?
Mình có dám nhận trách nhiệm không?
Mình có tư tưởng cởi mở và ủng hộ những suy nghĩ mới cũng như giải pháp mới không?
Mình có giao tiếp hiệu quả với mọi người không?
Có phải mình là người giỏi giải quyết vấn đề không?
Mình có khuyến khích và chấp nhận những ý kiến và quan điểm khác không?

Chẳng hạn, nếu bạn quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của các đồng nghiệp, và bạn chấp nhận ý kiến của người khác, thì tư tưởng cởi mở và sự nhiệt tình là ưu điểm của bạn.
Nếu bạn không hỗ trợ mọi người phát huy tối đa năng lực của họ và giao tiếp không hiệu quả như mong muốn, thì bạn cần cải thiện những kỹ năng này.
Những phẩm chất lãnh đạo có thể được chia nhỏ thành những phương diện bao quát hơn bao gồm khả năng giao tiếp, truyền cảm hứng và làm gương cho người khác, sự cởi mở, làm việc nhóm, và sự hợp tác.
Phần 2 của 4:
Cải thiện kỹ năng giao tiếp

Khuyến khích đặt những câu hỏi mở, thay vì những câu hỏi dè dặt.
Làm nổi bật những ý được đồng tình trước và sau đó bàn bạc về những bất đồng ý kiến.
Đừng kiêu ngạo và hãy khuyến khích môi trường làm việc cởi mởi để mọi người được tự do ngôn luận.
“Nếu bạn nghe thấy mọi người trong phòng nghỉ đang nói về điều gì đó mà bạn đã nói, hãy hiểu rằng lời nhắn của bạn đang được lan truyền”.

Maureen Taylor
CEO, SNP Communications
Maureen Taylor là CEO và người sáng lập của SNP Communications, một công ty truyền thông dành cho doanh nghiệp có trụ sở tại Khu vực Vịnh San Francisco. Cô đã giúp các nhà lãnh đạo, người sáng lập và các nhà đổi mới trong mọi lĩnh vực truyền tải thông điệp trong hơn 25 năm.

CEO, SNP Communications

Để có ngôn ngữ cơ thể tích cực và quyết đoán khi nói chuyện, hãy duy trì giao tiếp bằng mắt, đứng thẳng người, và thư giãn cơ mặt.
Ngôn ngữ cơ thể có thể truyền tải cảm xúc thật sự của bạn, vì thế hãy duy trì ngôn ngữ cơ thể phản ánh đúng phẩm chất và cách tiếp cận của một người lãnh đạo giỏi.

Đừng đánh giá người khác.
Hoàn toàn tập trung vào người mà bạn đang trò chuyện.
Cố gắng để hiểu người khác, trước khi bạn muốn họ hiểu bạn.
Đừng ngắt lời người khác nếu không cần thiết.
Phần 3 của 4:
Lãnh đạo bằng cách làm gương

Dẫn đầu chứng minh thái độ tích cực và tinh cần “có thể làm được”.
Tuy nhiên, đảm bảo rằng bạn tự tin. Hãy hành động một cách bình tĩnh và chắc chắn, và đừng vội vàng tìm giải pháp khi vấn đề cần sự bàn bạc.
Một yếu tố khác của năng lực lãnh đạo giỏi là bạn biết thời điểm nên xin lời khuyên, và suy xét thấu đáo nếu một vấn đề cần được tìm hiểu sâu hơn trước khi giải quyết.

Hỗ trợ những thành viên trong nhóm hoàn thành công việc và cố gắng tạo ra môi trường và văn hóa làm việc mang tính hợp tác thay vì cạnh tranh.
Có trách nhiệm cũng có nghĩa là bạn sẵn sàng gỡ bỏ trách nhiệm cho những người không có đủ năng lực để giải quyết nhiệm vụ được giao.

Sắp xếp và viết ra những tiêu chuẩn rõ ràng dành cho cá nhân bạn và luôn cố gắng nói được làm được.
Hãy theo dõi công việc của bạn và xác định những điểm mà bạn cần cải thiện.
Bạn có thể sử dụng những tiêu chuẩn này để vẽ ra một kế hoạch phát triển cá nhân.

Nhận ra bức tranh lớn hơn có thể giúp bạn đương đầu với vấn đề trước khi chúng phát sinh.
Cách tiếp cận này cũng có thể dẫn đến sự đổi mới và những thay đổi cơ cấu mang lại hiệu quả lâu dài.
Phần 4 của 4:
Tạo điều kiện để làm việc nhóm hiệu quả

Bạn không nên là người cuối cùng nhận ra ai đó đang có vấn đề hoặc đang gặp rắc rối.
Tích cực và cởi mở để xác định và đối mặt với vấn đề.
Điều này có thể liên quan đến điều chỉnh nhóm hoặc phân chia công việc.
Chẳng hạn, nếu ai đó không còn đam mê vì công việc có vẻ buồn chán, hãy nghĩ ra cách để họ hứng thú với các nhiệm vụ được giao.
Bạn có thể giải thích là, cho dù nhiệm vụ này tẻ nhạt, nó lại là điều cần thiết cho toàn bộ dự án.
Hãy nói thế này “Anh biết việc này khá buồn chán, nhưng nó lại rất cần thiết đối với cả dự án. Anh giao việc này cho em bởi vì em là một người cẩn thận”.

Đối với những thành viên trong nhóm có thâm niên cao hơn, hãy luôn chú ý đến những cơ hội giúp họ phát triển nghề nghiệp.
Văn hóa công sở hợp tác và tích cực là nơi mà người làm việc chăm chỉ sẽ được tôn trọng và đánh giá cao, khi đó sẽ tạo ra một nhóm làm việc hăng hái hơn.

Bất kỳ cuộc tranh cãi nào phát sinh trong môi trường cạnh tranh đều làm hao tốn thời gian và nguồn lực để xử lý.
Bạn nên tạo ra những mục tiêu chung để cùng nhau đạt được.
Thiết lập môi trường hợp tác sẽ khuyến khích sự cộng tác và tránh kiểu làm việc mà không có kết nối.

Có nhiều cách để bạn hỗ trợ mọi người. Chẳng hạn, bạn có thể sắp xếp vài giờ mỗi ngày để lắng nghe bất cứ vấn đề nào.
Bạn có thể tạo cuộc họp, hoặc dành nữa tiếng đồng hồ để đi quanh các bàn và hỏi thăm mọi người trong nhóm.
Nếu ai đó cần bạn hướng dẫn nhưng bạn không có thời gian để hỗ trợ ngay lập tức, đừng vội từ chối. Hãy sắp xếp thời gian để trò chuyện sau.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%A3i-thi%E1%BB%87n-ph%E1%BA%A9m-ch%E1%BA%A5t-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o