Chảy máu là tình trạng máu thoát ra khỏi các mạch máu ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Khi bị thương và chảy máu, điều quan trọng là chúng ta phải nhanh chóng ngăn chặn mất máu. Thường thì bạn có thể cầm máu không mấy khó khăn. Tuy nhiên, trong các trường hợp nặng, hiện tượng máu chảy nhiều và liên tục có thể dẫn đến sốc, rối loạn tuần hoàn máu hoặc gây ra các hậu quả nghiêm trọng khác. Trong một số trường hợp, tình trạng chảy máu không kiểm soát có thể gây tổn thương mô và các cơ quan trọng yếu của cơ thể, dẫn đến nguy cơ tử vong. Bạn cần xem xét vị trí chảy máu và mức độ nghiêm trọng, đồng thời áp dụng các biện pháp sơ cứu đúng cách. Trong trường hợp máu chảy ồ ạt hoặc không cầm được, hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Phương pháp 1 của 3:
Cầm máu cho các vết cắt nhỏ

Bạn có thể dùng đá viên thay cho nước lạnh để làm co mạch máu. Áp viên đá lên vết cắt trong vài giây cho đến khi vết thương khép miệng và máu ngừng chảy.
Nếu trên người có nhiều vết cắt nhỏ, bạn có thể tắm vòi sen nước nóng để rửa sạch và làm chai nhiều vết thương cùng lúc.
Nếu máu thấm qua gạc, bạn hãy thay bằng một miếng gạc mới, sạch và khô.










Phương pháp 2 của 3:
Xử lý các vết thương nghiêm trọng

Nếu bạn nghi ngờ nạn nhân rơi vào tình trạng sốc, hãy gọi cấp cứu hoặc tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.


Tuy nhiên, bạn cần để nguyên dị vật tại chỗ nếu chúng có kích thước lớn (một mảnh thủy tinh lớn, con dao hoặc các vật tương tự). Bản thân dị vật cũng có tác dụng ngăn chảy máu. Bạn chỉ nên ấn xung quanh vật đó, cẩn thận đừng ấn sâu thêm.




Động mạch cánh tay để xử lý các vết thương ở cẳng tay. Động mạch này chạy dọc mặt trong cánh tay, từ nách đến khuỷu tay.
Động mạch đùi để xử lý các vết thương ở đùi. Động mạch này nằm ở vùng háng, gần bẹn.
Động mạch khoeo để xử lý vết thương ở cẳng chân. Động mạch này nằm ở khoeo chân, sau đầu gối.

Không ép lên động mạch quá 5 phút sau khi máu ngừng chảy.
Sử dụng garô nếu tình trạng chảy máu trở nên nguy hiểm đe dọa tính mạng. Garô thường giúp cầm máu tức khắc khi được sử dụng đúng, nhưng có thể gây hại cho nạn nhân nếu sử dụng sai.

Phương pháp 3 của 3:
Xử lý trường hợp chảy máu trong

Tim đập nhanh
Tụt huyết áp
Da đổ mồ hôi lạnh
Chóng mặt hoặc lú lẫn
Đau và viêm gần vị trí vết thương
Có các vết bầm tím trên da



Nếu có thể, bạn nên đeo găng tay cao su hoặc latex trước khi tiếp xúc với máu của người khác. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể dùng bao ni lông sạch để bảo vệ bàn tay.
Khi ép lên vết thương đang chảy máu, bạn không nên nhấc gạc lên xem máu đã ngừng chảy chưa. Hãy tiếp tục ép lên vết thương.
Tránh sử dụng ô xy già hoặc dung dịch i ốt khi xử lý vết thương, vì các chất này có thể gây tổn thương mô.
Nếu đang uống thuốc chống đông máu, có thể bạn phải mất nhiều thời gian và lực ép hơn mới cầm được máu. Nếu đang giúp đỡ người khác, bạn hãy tìm vòng cổ hoặc vòng đeo tay y tế để biết nạn nhân có đang dùng thuốc chống đông máu không.
Với các trường hợp chảy máu nghiêm trọng, bạn cần gọi cấp cứu hoặc nhờ người gọi cấp cứu càng sớm càng tốt.
Trường hợp chảy máu động mạch đòi hỏi lực ép chính xác hơn so với lực ép chung lên vết thương chảy máu tĩnh mạch. Có thể bạn phải dùng đầu ngón tay ấn lên điểm xuất phát chảy máu – không phải lực ép chung trên vết thương. Điều này là động mạch có huyết áp cao. Trong trường hợp chảy máu động mạch, bạn phải tìm sự chăm sóc y tế càng nhanh càng tốt.
Nếu tình trạng chảy máu không quá tệ, bạn chỉ cần rửa vết thương bằng nước và băng lại.
Nếu nạn nhân bị thương nặng ở vùng bụng, bạn đừng đưa các cơ quan nội tạng trở lại bụng. Phủ gạc lên vết thương và chờ nhân viên cấp cứu đến di chuyển nạn nhân.
Nếu bạn có vết đâm hoặc vết cắt sâu mà trong 5 năm qua chưa tiêm phòng uốn ván, hãy đến gặp bác sĩ tổng quát.
Để phòng tránh lây nhiễm bệnh giữa bạn và nạn nhân, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
Sử dụng phương tiện cách ly khi tiếp xúc với máu. Đeo găng tay (tốt nhất là găng tay không chứa latex, vì một số người dị ứng với latex), hoặc dùng vải sạch gập lại.
Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với nạn nhân bị chảy máu. Dùng bồn rửa tay, không dùng chậu thường dùng để chế biến thức ăn.
Không ăn, uống hoặc chạm vào mũi/miệng/mắt nếu chưa rửa tay thật kỹ sau khi tiếp xúc với nạn nhân bị chảy máu.
Phương pháp garô không được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp bị thương nặng, có thể bạn cần dùng garô để cứu mạng sống. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng cách này có thể dẫn đến mất chi.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%A7m-m%C3%A1u