Cuối cùng bạn đã tìm được người mà bạn muốn chung sống trọn đời nhưng làm sao để cầu hôn cô ấy? Hãy bỏ qua mọi lo lắng và luôn nhớ rằng nếu bạn đã lên kế hoạch rõ ràng và bạn biết rõ bạn muốn gì, bạn sẽ không vấp phải bất kỳ sai lầm ngớ ngẩn nào khi cầu hôn bạn gái của mình. Bạn không nhất thiết phải làm gì đó quá trang trọng hoặc quá điên rồ, trừ khi bạn nghĩ cô ấy thích vậy và trừ khi đó cũng là những gì bạn muốn thể hiện. Theo như lý thuyết thì bạn chỉ cầu hôn một lần trong đời nên bạn có thể tổ chức một buổi lễ trang trọng nếu bạn muốn và nếu bạn nghĩ cô ấy sẽ cảm kích trước việc làm đó. Quan trọng nhất là mọi thứ bạn làm đều xuất phát từ trái tim của bạn, và bạn có cách riêng của mình để cho cô ấy biết rằng cô ấy quan trọng như thế nào đối với bạn. Nên nhớ rằng, trước khi cầu hôn cô ấy, bạn nên xin phép bố mẹ cô ấy trước nếu không thì họ sẽ không đồng ý tác thành cho hai bạn đâu. Và bạn cũng nên chuẩn bị sẵn nhẫn để cầu hôn nhé. Cầu hôn là quyết định khá to tát trong cuộc đời bạn, nên hãy làm theo những bước sau đây để không lâm vào tình thế lúng túng.

Nếu hai bạn chỉ mới quen nhau vài tháng, hãy chắn chắn rằng cô ấy có ý định muốn gắn bó lâu dài với bạn. Mặc dù nhiều cuộc hôn nhân hạnh phúc là từ những cặp đôi mới quen nhau được vài tháng, dành nhiều thời gian hơn cho tình yêu của bạn sẽ giúp bạn biết rõ hai người có thực sự là dành cho nhau hay không và cũng giúp bạn chắc chắn hơn về việc cô ấy sẽ đồng ý kết hôn với bạn.
Có thể sẽ có chút khó khăn trong việc nhận biết tình cảm của cô ấy, nhưng việc chắc chắn rằng cô ấy đã sẵn sàng hay chưa sẽ giúp cho bạn tránh được cảnh xấu hổ trong lúc cầu hôn.

Người ta thường có câu “Hãy lắng nghe tiếng nói từ con tim” và điều quan trọng là bạn cầu hôn vì trái tim của bạn thật sự muốn vậy, không phải là do cô ấy thường hay ngỏ ý bóng gió về chuyện kết hôn nên bạn không muốn làm cô ấy thất vọng, và cũng không phải là vì hai bạn đã quen nhau lâu rồi nên đã đến lúc phải làm gì đó khác đi, hay không phải là cho bạn bè xung quanh ai cũng kết hôn, và lại càng không phải là do áp lực từ phía bạn bè, mục sư, hay gia đình mà bạn phải chấp nhận cầu hôn cô ấy.
Nhiều người tin rằng hai bạn nên sống thử với nhau vài tháng để biết rõ về tình cảm của mình trước khi kết hôn. Khi đang hẹn hò thì mọi thứ đều rất đẹp nhưng khi hai bạn cùng chung sống với nhau, đối mặt với việc hằng ngày phải đi chợ, với việc thanh toán hoá đơn, hai bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những mặt trái của nhau mà khi hẹn hò bạn không thể thấy. Tất nhiên bạn có thể từ chối việc sống thử, nhưng thật ra đây cũng là một cách để bạn “chắn ăn” rằng bạn có thể cùng nhau chung sống suốt cuộc đời.
Tâm sự với bạn thân hay người nhà về kế hoạch cầu hôn của bạn cũng là một cách hay, nhưng phải chắc chắn rằng họ sẽ không tiết lộ bí mật của bạn với một ai khác. Nên tránh bàn luận kế hoạch của mình cho mọi người biết vì tin tức có thể đến tai bạn gái của bạn một cách không hay ho gì.

Luôn nghĩ cho cô ấy trước tiên – việc làm này có quan trọng hay không đối với cô ấy và gia đình cô ấy? Hay nó sẽ làm cô ấy khó xử? Hay có thể cô ấy không gần gũi với gia đình của mình nhiều? Hãy suy nghĩ về tình cảnh hiện tại giữa cô ấy và gia đình cô ấy. Đến lúc này thì bạn phải hiểu rõ cô ấy rồi để có thể đưa ra quyết định đúng đắn.
Một cách làm khác là hỏi xin phép gia đình cô ấy sau khi bạn đã ngỏ lời cầu hôn. Cách làm này sẽ giúp bạn chứng tỏ với cô ấy rằng bạn muốn hỏi ý kiến cô ấy trước tiên và cô ấy cũng sẽ biết rằng bạn cũng rất tôn trọng ý kiến cũa gia đình cô ấy; đây cũng là một cách hay khi cả hai bạn cùng tay trong tay xuất hiện trước gia đình để báo tin vui. Nhiều người thì lại nghĩ cách làm này là “ngược đạo lý” nhưng nó vẫn là một hành động thể hiện sự tôn trọng và nói cho cùng thì mọi thứ là do bạn lựa chọn
Nếu không xin phép bố cô ấy được, hãy hỏi xin phép mẹ cô ấy.

Hai bạn có chung ngày đặc biệt nào không? Chẳng hạn như ngày kỉ niệm quen nhau hoặc ngày hẹn hò đầu tiên, hay các ngày nào khác tương tự?
Đôi khi thời gian thích hợp là do tự nó đến mà bạn không có kiểm soát nào với nó cả, đặc biệt nếu cả hai bạn sống ở hai thành phố khác nhau và chỉ có thể gặp nhau vào một ngày nghỉ lễ nào đấy thì đây chính là cơ hội duy nhất bạn có thể cầu hôn cô ấy.
Hãy xem xét về thời gian mà cô ấy muốn kết hôn. Bạn có thể hỏi trực tiếp cô ấy hoặc gián tiếp qua bạn bè hoặc người nhà cô ấy nếu như cô ấy có những ý thích riêng về một mùa nào đấy, hoặc một tháng nào đấy mà cô ấy nghĩ sẽ dễ dàng hơn cho việc sắp xếp đám cưới. Ví dụ nếu như cô ấy thích làm đám cưới vào mùa thu thì bạn nên cầu hôn cô ấy vào khoảng mùa mùa nào xa xa mùa thu một tí– nếu bạn cầu hôn cô ấy chỉ cách mùa thu vài tháng và cô ấy muốn tổ chức một đám cưới thật linh đình thì sẽ khó khăn nếu bắt cô ấy chờ đợi thêm một năm nữa để tổ chức đám cưới.
Cầu hôn vào các ngày lễ hoặc sinh nhật có những thuận lợi cũng như bất lợi. Một mặt, cầu hôn vào những ngày này thì càng làm cho nó có thêm ý nghĩa, đặc biệt là vào những ngày lễ thì thường có đầy đủ mọi người trong nhà và đây cũng là những ngày mà tâm trạng ai cũng tốt. Mặt khác, nếu bạn cầu hôn vào các ngày lễ thì bạn phải chia sẻ ngày đặc biệt này cùng với ngày lễ; với một vài người thì chia sẻ ngày đính hôn của mình với ngày lễ thường làm cho họ cảm thấy không riêng tư, nhưng với người khác thì đây là một cách hay để luôn nhớ đến ngày đặc biệt này!
Hãy lựa chọn thời điểm nào mà sau khi cầu hôn xong hai bạn vẫn có chút thời gian riêng tư dành cho nhau. Nếu bạn dự định cầu hôn cô ấy vào ngày Lễ Tạ Ơn với sự có mặt của đông đủ mọi người trong gia đình thì trước hết hãy dắt cô ấy đi dạo hoặc đến những nên riêng tư một chút rồi hãy cầu hôn, vì nếu như bạn cầu hôn trước mọi người thì bạn dễ bị áp đảo tinh thần bởi sự vui mừng quá mức của gia đình bạn và bạn sẽ không có thời gian dành cho riêng mình để tận hưởng cảm giác hạnh phúc nữa.

Cô ấy thích đến những nơi nào? Cô ấy có thích biển, mặt trời lặn, các toà nhà chọc trời, các cây cầu, quanh cảnh thành phố, thiên nhiên, vân vân?.
Thực tế lại như thế nào? Bạn càng cố gắng tạo nên một điều gì đó đặc biệt bao nhiêu thì sự việc lại càng có thể trở nên thảm hại bấy nhiêu. Đôi khi đơn giản bạn chỉ cần tập trung vào những điều quen thuộc, những điều mà bạn biết cả hai đều thích, thì lại dễ dàng thành công hơn.
Hãy xem xét những nơi như biển, các công viên sinh thái, nhà hàng nổi tiếng với một tầm nhìn tuyệt đẹp, các cây cầu, một buổi dã ngoại…vv….
Xem xét lại những điều mà hai bạn thích làm cùng nhau. Có khi những điều này lại khơi nên nguồn cảm hứng tuyệt vời cho bạn, ví dụ như cầu hôn cô ấy khi cả hai cùng đi cắm trại, câu cá, chèo thuyền, chạy bộ, đạp xe, cùng nhau đi xem một trận đấu thể thao, hoặc đi du lịch, vân vân. Lợi ích từ việc cầu hôn khi cả hai cùng làm những gì mà cả hai thích làm là cô ấy sẽ không nghi ngờ bạn sẽ ngỏ lời cầu hôn ấy vì bạn chỉ đang làm những việc mà bạn hay làm như thường lệ.
Hãy đặt chỗ trước nếu cần thiết. Nếu bạn có ý định cầu hôn cô ấy trong nhà hàng thì nên đặt chỗ trước để có được một vị trí đẹp, vân vân.

Hãy thử tư thế cầu hôn truyền thống. Quỳ một bên gối, nắm lấy tay cô ấy và hỏi cô ấy làm vợ. Tư thế này đẹp ở chỗ ai cũng biết đến nó thông qua các bộ phim truyền hình, và có thể được sử dụng ở bất kì nơi nào. Nên nhớ rằng nếu xung quanh có nhiều người, chắc chắn họ sẽ nghe thấy lời cầu hôn của bạn (theo nghĩa tốt) vì vậy có thể họ sẽ quan tâm và chúc mừng bạn.
Hãy xem nếu cô ấy thích được cầu hôn một cách công khai hay kín đáo. Mặc dù trong phim ảnh thì đa số phụ nữ được cầu hôn một cách công khai trước đám đông, nhưng trong đời thực thì đa số các việc cầu hôn được diễn ra một cách kín đáo. Có thể bạn sẽ thích ý tưởng về việc cầu hôn cô ấy trong giờ nghỉ giữa hiệp trong một trận đấu thể thao hoặc trong một bữa tiệc với nhiều bạn bè xung quanh, nhưng cô ấy có thể cảm thấy xấu hổ trước sự có mặt của nhiều người. Hơn nữa, nếu như việc cầu hôn không được thuận lợi như bạn nghĩ thì bạn sẽ cảm thấy xấu hổ hơn gấp ngàn lần trước mặt mọi người.
Hãy nghĩ đến những thứ có thể làm nền cho việc cầu hôn của bạn, ví dụ như nhóm tứ tấu đang chơi một giai điệu hay một bản tình ca nào đó, hoặc một buổi trình diễn pháo hoa nhỏ, vân vân. Những thứ này thực sự không cần thiết lắm mà lại còn làm tốn thêm chi phí của bạn trừ phi bạn có ai đó giúp đỡ, nhưng nếu như đây là những gì bạn thích, thì bạn có thể thêm vào.
Hãy giấu nhẫn đi. Đây cũng là một cách phổ biến để cầu hôn mà cô ấy phải là người tìm ra chiếc nhẫn trước và tiếp đến là bạn sẽ tiến hành cầu hôn cô ấy. Nơi giấu nhẫn thường là trong bó hoa, trong hộp sô cô la, hoặc một món quà đặc biệt nào đó. Nhớ nhắc cô ấy mở quà, nếu không thì chắc bạn phải chờ nghìn thu! Và cũng nên chú ý đừng giấu trong những thứ mà cô ấy có thể sẽ dễ dàng nuốt phải, nếu không thì việc cầu hôn sẽ trở thành thảm hoạ.
Hãy sáng tạo. Nếu bạn không phải là tuýp người truyền thống và không thích phải tự mình nói ra lời cầu hôn thì có rất nhiều ý tưởng khác giúp bạn cầu hôn tuy tốn nhiều thời gian chuẩn bị nhưng khá thú vị và cũng là một bước đánh dấu cho cô ấy biết rằng bạn là chàng trai gàn dở mà cô ấy sẽ phải sống chung suốt đời đấy. Bạn có thể tạo ra những câu đố hoặc trò chơi ô chữ cho cô ấy mà kết quả cuối cùng của trò chơi sẽ là câu “Làm vợ anh nhé?”.
Bạn cũng có thể bày trò gì đó nho nhỏ và dễ thương cùng các bé trong nhà, hoặc cùng thú cưng của hai bạn.
Nếu bạn có dư giả tiền và bạn nghĩ chắc rằng cô ấy sẽ thích việc làm này thì bạn có thể thuê một chiếc trực thăng dân dụng, ghi trên đó câu hỏi cầu hôn của bạn và cho trực thăng bay ngang qua khi cả hai cùng đang đi dạo phố.
Cầu hôn trong khi đi nghỉ mát cũng là một cách phổ biến khác. Nếu bạn chọn cách này, hãy đảm bảo rằng cô ấy sẽ trả lời đồng ý! Vì nếu đi nghỉ mát mà đêm đầu tiên đã bị từ chối thì còn gì tệ hơn thế nữa.
Hay bạn cũng có thể sử dụng đến các chiêu thức quảng cáo, ví dụ như đăng lời cầu hôn trong một mẩu tin quảng cáo trong tạp chí mà cô ấy chắc chắn sẽ đọc, hay nhờ người DJ trên đài mà cô ấy thích đọc lời cầu hôn của bạn, hoặc treo một tấm biểu ngữ lớn viết lời cầu hôn của bạn treo trên cầu mà cô ấy ngày ngày hay đi qua.

Không nên chọn loại nhẫn quá đắt để cầu hôn, đặc biệt không nên chọn những loại mà bạn không đủ tiền để mua. Chọn loại nào nhỏ nhưng trang nhã và tiết kiệm tiền cho tương lai cả hai tốt hơn là tiêu sạch tiền tiết kiệm vào một món đồ trang sức.
Nếu kinh phí là vấn đề bạn quan tâm, hãy lựa chọn các loại kim cương tự nhiên. Ngành công nghiệp kim cương hiện nay có rất nhiều loại phù hợp với từng loại giá khác nhau cho bạn lựa chọn bao gồm kim cương được tăng cường độ nét, kim cương được khoan bằng tia laser, hoặc các loại kim cương tự nhiên được xử lý màu HPHT có chứng nhận kiểm định bởi GIA .
Hãy đọc qua bài Làm cách nào để chọn nhẫn cưới để biết thêm chi tiết.


Hãy giữ cho lời cầu hôn đơn giản, vào trọng tâm, và xuất phát từ trái tim. Ví dụ: “Mai à, anh yêu em nhiều đến mức không từ ngữ nào có thể diễn tả được. Em là người sâu sắc, rộng lượng, tử tế, và là người phụ nữ đẹp nhất mà anh có phước lắm mới được quen biết em và anh sẽ rất vinh hạnh nếu anh có được cơ hội được dành trọn cuộc đời này cho em. Em làm vợ anh nhé?”

Có thể sẽ có nước mắt rơi, tiếng gào thét, hoặc cảm giác sốc. Đừng quá ngạc nhiên vì đây là những hành động bình thường của cô ấy, ngay cả khi cô ấy biết bạn định làm gì. Mọi thứ sẽ như là mơ đối với cô ấy!
Nếu cô ấy trả lời đồng ý, hãy kết thúc việc cầu hôn bằng một nụ hôn hoặc một cái ôm. Và đừng quên đeo nhẫn vào tay cô ấy!
Nếu cô ấy không đồng ý, hãy tỏ thái độ thấu hiểu và đừng nóng giận. Có thể cô ấy cần thời gian để suy nghĩ và nếu bạn tỏ thái độ cộc cằn với vẻ mặt chua xót thì sẽ để lại ấn tượng không tốt cho cô ấy. Hãy là một quý ông lịch thiệp và đừng tự trách mình — bạn đã làm hết sức mình rồi.
Buổi tối là khoảng thời gian khá lãng mạn cho bạn ngỏ lời cầu hôn tuy nhiên không nhất thiết phải cầu hôn vào buổi tối. Đối với nhiều người, cầu hôn vào ban ngày với khung cảnh đẹp cũng lãng mạn như buổi tối vậy.
“Quỳ gối một chân” bắt nguồn từ tư thế của các quý ông muốn tỏ thái độ tôn trọng đối với các vị hôn thê của mình, một tư thế vô cùng ngọt ngào!
Hãy nói cho cô ấy biết kế hoạch kết hôn. Nếu bạn nghĩ hai bạn sẽ cùng chung sống với nhau trong 50 năm tới thì bạn có thể nói cho ấy biết về việc kết hôn. Hãy chắn chắn rằng cô ấy cũng muốn kết hôn với bạn.
Đừng lo lắng khi cô ấy nói “Không” hoặc “Để em suy nghĩ đã”- đây là một vấn đề quan trọng với cô ấy.
Sáng tạo thì tốt, nhưng đừng đi quá đà.
Khi cầu hôn đừng quá lo lắng mà nói sai (mặc dù chuyện này là bình thường). Tốt nhất bạn nên thu âm lời cầu hôn của mình và tìm nơi nào vắng vẻ để luyện tập, có như thế bạn mới không nói nhầm hoặc nói sai.
Hỏi xem nhà hàng có thể sắp xếp một chai sâm panh để nâng ly chúc mừng sau khi bạn đã cầu hôn hay không.
Nếu có thể, hay quay lại video hoặc nhờ người nào đó chụp hình giúp. Đây sẽ là khoảnh khắc đáng nhớ để chia sẻ với bạn bè và gia đình.
Nếu bạn hoàn toàn không biết nên làm gì, hãy hỏi bạn bè hoặc gia đình cô ấy.
Hãy xem xét việc thuê chuyên gia. Nhiều công ty tổ chức sự kiện sẽ giúp bạn bớt đi gánh nặng trong việc tạo dựng một sự kiện cầu hôn đầy sáng tạo theo ý bạn thích.
Hãy nói cô ấy lựa chọn 3- 5 kiểu nhẫn mà cô ấy muốn đeo trong ngày lễ đính hôn. Đây là ý kiến từ các cửa hàng trang sức bởi vì ngay cả khi cô ấy rất thích một chiếc nhẫn nào đó, cô ấy có thể sẽ thay đổi ý kiến nếu nó không phù hợp với trang phục hay các thứ khác.
Ngắm sao là khoảng thời gian lãng mạn để cầu hôn!
Tránh những câu nói sến hoặc những câu nói có hướng độc đoán chẳng hạn như “Anh biết em muốn kết hôn lâu rồi và bây giờ thì em có được anh rồi đấy”.
Tránh những thứ rập khuôn như: cầu hôn trong lúc ăn tối, thông qua các bảng hiệu tỷ số trong các trận đấu thể thao, hay giấu nhẫn trong thức ăn. Hãy đến nơi nào cô ấy thích.
Tránh làm chệch hướng cô ấy bằng việc nói rằng bạn không đủ tư cách để kết hôn, hoặc là bạn có việc phải đi gấp. Đây là những hành động tàn nhẫn và vô ích và có thể sẽ đặt bạn vào tình thế khó xử nếu cô ấy bắt đầu cảm thấy khó hiểu và khó chịu trước những điều bạn nói. Một lời nói ra, bốn ngựa đuổi theo không kịp. Và ngay cả khi cô ấy biết ý định của bạn, sự nghi ngờ sẽ làm cô ấy thấy khó chịu và mọi thứ sẽ vẫn là số không nếu như bạn không ngỏ lời cầu hôn thực sự. Hãy suy nghĩ lãng mạn một chút nhé!
Nếu bạn lo lắng thì hãy thuê người tổ chức sự kiện để giúp bạn triển khai các chi tiết như vậy bạn sẽ bớt lo hơn và sẽ vẫn là chính mình hơn. Nỗi lo lắng về các chi tiết thường là gốc rễ gây tranh cãi trong các cuộc cầu hôn.
Hãy tỏ thái độ bình tĩnh trong suốt khoảng thời gian bạn chuẩn bị cho việc cầu hôn. Khi bạn đi mua nhẫn , hoặc trang trí nơi mà bạn định cầu hôn, hãy nói với cô ấy rằng bạn bận việc hoặc đi chơi với bạn, đừng tạo dựng những câu chuyện ngoằn ngoèo.
Luôn giữ bình tĩnh; nếu đang cầu hôn mà bạn lắp bắp hoặc nôn mửa vì sợ thì không lãng mạn lắm đâu.
Địa điểm phù hợp
Nhẫn
Các phụ kiện khác như hoa hồng, sô cô la, trang sức
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%A7u-h%C3%B4n-B%E1%BA%A1n-g%C3%A1i