Khoảnh khắc cầu hôn hẳn là một trong những trải nghiệm hồi hộp và khó quên nhất đời. Tất nhiên rồi, thế nào bạn cũng sẽ cảm thấy áp lực phải chăm chút từng chi tiết cho thật hoàn hảo. Thế nhưng bạn biết không, chẳng có kiểu cầu hôn nào là hoàn hảo cả; thay vào đó, bạn hãy tập trung vào việc thiết kế một màn cầu hôn sao cho thật phù hợp với bạn đời tương lai. Việc tiếp theo là tập nói những gì bạn muốn nói và thư giãn để bạn có thể tận hưởng một trải nghiệm tuyệt vời!
Phương pháp 1 của 3:
Thiết kế màn cầu hôn của riêng bạn

Ví dụ, nếu bạn biết nàng không thích làm tâm điểm của sự chú ý thì đừng dàn dựng một cảnh cầu hôn hoành tráng tại một sự kiện thể thao. Ngược lại, nếu bạn biết nàng sẽ vui sướng khi hàng nghìn cặp mắt chứng kiến cảnh nàng nhận lời cầu hôn, vậy thì đừng ngại ngần gì mà không thực hiện!

Ví dụ, nhẫn đính hôn không phải là biểu tượng ở mọi nơi; cả hành động quỳ một chân khi nói lời cầu hôn cũng vậy.
Nếu có thể, bạn nên nói chuyện với gia đình người yêu để nghe họ khuyên cách cầu hôn như thế nào cho hay nhất. Cho dù bạn không nhất thiết phải xin lời chúc phúc của gia đình trước, họ cũng sẽ rất vui khi bạn cho họ biết về kế hoạch cầu hôn của bạn.

Nếu bạn không chắc người yêu bạn có mong đợi màn cầu hôn truyền thống hay không, hãy để ý xem nàng phản ứng với các màn cầu hôn của bạn bè, thậm chí cả những người nổi tiếng như thế nào. Bạn có thể hỏi “Em thấy màn cầu hôn đó thế nào?”

Nếu người yêu của bạn không thích nhẫn kim cương vì quan niệm đạo đức hoặc vì không muốn tốn kém, bạn có thể mua chiếc nhẫn giản dị hơn cho người ấy hoặc cả hai, hoặc không cần chiếc nhẫn nào cả.
Miễn là bạn cảm thấy phù hợp với bạn đời thì không có gì sai khi hai bạn cùng ngồi xuống trò chuyện về các ưu điểm và nhược điểm của bước đi quan trọng này. Thậm chí bạn có thể kết hợp buổi trò chuyện theo kiểu mới với màn cầu hôn cổ điển sau khi cả hai đã đồng ý kết hôn.
Nhiều nơi trên thế giới vẫn có định kiến mạnh mẽ (và thường được ưa thích) rằng, đối với các cặp đôi khác giới thì đàn ông phải là người cầu hôn. Tuy là vậy, bạn đừng quên rằng cầu hôn chỉ là làm những gì phù hợp nhất với cả hai bạn.

Ví dụ, hãy để ý xem kiểu trang sức nào (đặc biệt là nhẫn) thu hút ánh mắt của nàng khi hai bạn đi ngang qua cửa hàng kim hoàn trong khu mua sắm. Bạn cũng có thể ghi nhớ những chiếc nhẫn đính hôn của bạn bè mà nàng từng thích mê mẩn.
Nếu có cơ hội, bạn hãy vẽ đồ theo chu vi bên trong chiếc nhẫn có sẵn của người yêu. Cứ đem tờ giấy đến cửa hàng là thợ kim hoàn sẽ ước lượng được kích cỡ chiếc nhẫn.

Nếu bạn nghĩ mãi mà vẫn không biết phải cầu hôn như thế nào cho đúng, hãy cân nhắc thuê chuyên gia tư vấn đám cưới để giúp bạn sắp đặt màn cầu hôn. Nhớ rằng dù có dùng cách nào thì màn cầu hôn cũng phải được thiết kế sao cho thật phù hợp với bạn đời của bạn.
Phương pháp 2 của 3:
Chọn đúng thời gian và địa điểm

Khi bàn về những quyết định quan trọng trong cuộc sống ngụ ý về tương lai – mua nhà, thay đổi công việc, nuôi thú cưng, chuyển đến vùng đất mới, v.v… bạn có xem đó là các quyết định chung ảnh hưởng đến cả hai bạn không?
Ví dụ: giả dụ như bạn đang định đổi xe, bạn có nghĩ ngay đến việc hỏi ý kiến người ấy về kiểu xe mới nào nên mua không, ngay cả khi đó vẫn là quyết định của bạn?

Hẳn là bạn sẽ không muốn phải hỏi “Em này, nếu anh cầu hôn thì em có đồng ý không?” Thế nên, bạn sẽ phải dùng óc suy xét về tình trạng mối quan hệ giữa hai bên để xác định xem đã đến đúng thời điểm chưa.
Cầu hôn phải giống như đỉnh cao của một giai đoạn trong mối quan hệ và là điểm khởi đầu cho sự chuyển tiếp sang một giai đoạn mới.

Hãy nghĩ như thế này: Bất kỳ màn cầu hôn nào kết thúc với câu “Em đồng ý” bao giờ cũng là câu chuyện tuyệt vời. Một màn cầu hôn không thể hoành tráng hơn nhưng lại hạ màn với lời từ chối sẽ không hay ho gì để kể lại – ít nhất là đối với bạn!

Bạn có thể cầu hôn trước đám đông nếu thoả mãn cả hai điều kiện: người yêu của bạn thích kiểu cầu hôn đó; và bạn tự tin là họ sẽ nhận lời khi bạn nói lời cầu hôn ở nơi riêng tư.

Dĩ nhiên là không phải ai cũng thích một địa điểm kỳ thú hay nhà hàng sang trọng. Nếu người yêu của bạn thích được cầu hôn riêng tư tại nhà, bạn hãy chiều ý cô ấy – chắn chắn nó vẫn sẽ là trải nghiệm đáng nhớ với nàng!
Phương pháp 3 của 3:
Cầu hôn trôi chảy và tự tin

Thông thường, tốt nhất là bạn nên ngắn gọn. Chỉ cần nói 2-4 câu và có lẽ kết thúc với lời cầu hôn kinh điển “Em có đồng ý lấy anh không?”
Ví dụ, “Sương à, hai năm qua là khoảng thời gian hạnh phúc nhất đời anh vì có em bên cạnh. Anh muốn dành cả cuộc đời còn lại để đem hạnh phúc đến cho em. Em lấy anh nhé Sương?”
Hoặc: “Em biết không Sương, khi nghĩ về khoảng thời gian trước khi gặp em, anh có cảm giác như là anh đang lục lọi ký ức của một người khác vậy. Anh đã đổi khác và tốt hơn trước kia nhờ có em. Anh không muốn tưởng tượng đến một tương lai không có em. Sương, anh yêu em – em có đồng ý làm vợ anh không?”

Sau bữa tối lãng mạn, hai bạn có thể về nhà xem phim – lúc ấy bạn sẽ nói “À, có cái này có thể em thích” và mở video cầu hôn của bạn. Sau đó, bạn có thể lấy nhẫn ra và quỳ một chân xuống trong khi nàng xem đoạn video.

Thiền, cầu nguyện hoặc hình dung.
Yoga, vận động nhẹ (chẳng hạn như đi dạo) hoặc tập bài tập thư giãn động-tăng chùng cơ.
Viết ra những lời can đảm hoặc nói chuyện với bạn thân.

Thay vì cứ băn khoăn về các tiểu tiết, hãy nhìn vào mắt người yêu. Nói những gì bạn muốn nói với tình cảm chân thành. Lắng nghe phản hồi của nàng. Tận hưởng từng khoảnh khắc. Đây có thể là trải nghiệm chỉ xảy ra một lần duy nhất trong đời bạn.
Đừng cầu hôn khi đang say khướt. Buổi cầu hôn của bạn phải là thứ mà bạn nhớ suốt đời.
Đừng cầu hôn nếu bạn không hoàn toàn chắc chắn mình đã sẵn sàng bước vào hôn nhân. Nếu bạn vội vàng đính ước, mối quan hệ của bạn sẽ tan vỡ, và như vậy là bạn sẽ làm tổn thương người ấy.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%A7u-h%C3%B4n