Cây phất dụ (Madagascar dragon hay Dracaena marginata), là loài cây dễ chăm sóc và có thể sinh trưởng tốt trong nhà. Nếu sống trong vùng khí hậu ấm áp với mùa đông ôn hòa, bạn còn có thể trồng loài cây màu sắc rực rỡ này ngoài trời quanh năm! Đảm bảo cây nhận được ánh nắng và cả bóng râm, cung cấp đủ nước cho cây (nhưng không quá nhiều!) Bạn có thể nhân giống cây phất dụ bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt nếu thích sự thử thách. Và nếu bạn yêu màu sắc tươi vui như vàng và đỏ, hãy chọn giống cây phất dụ khác để làm sáng bừng ngôi nhà hoặc khu vườn của bạn!

Phương pháp 1 của 5:

Chọn cây

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 1


Chọn cây Dracaena Marginata nếu bạn thích giống cây nguyên thủy. Tất cả các giống cây khác đều xuất phát từ giống cây này. Giống cây nguyên thủy có lá màu xanh với đường viền mảnh màu tím đỏ xung quanh.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 2

Tìm cây Marginata Tricolor nếu bạn thích cây có màu vàng xanh. Lá cây này có đường viền trắng vàng ngăn cách giữa màu đỏ và màu xanh lá. Thậm chí khi nhìn từ xa, cây này trông như có màu trắng hoặc vàng.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 3

Chọn cây Marginata Colorama nếu bạn thích cây có sắc đỏ. Đây có lẽ là giống cây độc đáo nhất. Đường viền màu đỏ xung quanh lá rất nổi bật khiến cây có màu đỏ hoặc hồng.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 4

Trồng cây Marginata Tarzan nếu bạn thích cây lá nhọn. Cây này có kiểu màu như cây marginata nguyên thủy, nhưng lá hơi khác đôi chút. Các cành cây mọc ra các chồi có kiểu lá rộng và cứng cáp hơn các cây khác. Từng cụm lá mọc ra theo dạng hình cầu dày đặc.

Phương pháp 2 của 5:

Chăm sóc cây trong nhà

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 5

Chọn vị trí có ánh sáng mạnh nhưng gián tiếp. Cây phất dụ có thể bị cháy lá nếu được đặt dưới nắng trực tiếp Để tránh tình trạng này, bạn nên đặt cây trước cửa sổ hướng bắc và gần cửa sổ hướng tây hoặc hướng đông. Không nên đặt cây quá gần cửa sổ hướng nam.

    Nếu màu sắc trên lá cây bắt đầu nhạt đi thì nghĩa là cây không nhận được đủ ánh sáng. Nếu tình trạng này xảy ra, bạn hãy chuyển cây ra phía trước cửa sổ hướng đông hoặc hướng tây và để ý đến lá cây. Lá cây cháy sẽ có chóp lá khô và chuyển sang màu nâu.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 6

Dùng đất trồng cây có khả năng thoát nước tốt đựng trong chậu có lỗ thoát nước. Mặc dù loài cây này ưa độ ẩm, nhưng rễ cây có thể bị thối rữa nếu đất quá ướt. Đổ đất trồng cây có độ thoát nước tốt vào đầy nửa chậu có kích thước gấp đôi bầu rễ. Đặt cây vào giữa chậu, sau đó lấp đất lên phần còn lại của chậu cây. Tưới cẩn thận bằng nước cất để làm ẩm rễ cây.

    Cây bán tại vườn ươm đã trồng sẵn trong chậu. Bạn có thể để cây trong chậu của nó cho đến khi cần phải thay chậu!

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 7

Tưới cây chỉ khi lớp đất bề mặt đã khô. Bạn có thể kiểm tra bằng cách chọc ngón tay xuống đất. Nếu thấy lớp đất vài cm trên bề mặt đã khô, bạn hãy tưới nước cất cho cây cho đến khi toàn bộ đất ẩm lại. Chú ý độ ẩm của đất để tính toán lần tưới tiếp theo.

    May mắn là lá cây sẽ báo cho bạn biết cây đang thiếu hay thừa nước! Nếu lá cây rụng và chuyển màu vàng thì nghĩa là bạn cần tưới thêm nước. Nếu lá cây chỉ vàng ở chóp lá thì có lẽ là bạn đã tưới quá nhiều.

    Các lá cây ở phía dưới gốc chuyển màu nâu hoặc rụng là hiện tượng tự nhiên. Đó chỉ là những chiếc lá già đang nhường chỗ cho lá mới!

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 8

Duy trì nhiệt độ trong khoảng 24 độ C, trừ khi đang là mùa đông. Loài cây này cũng phát triển tốt trong nhà với nhiệt độ lên đến 27 độ C (nếu bạn thích nhiệt độ trong nhà ấm hơn). Khi nhiệt độ ngoài trời bắt đầu trở lạnh, bạn hãy giảm nhiệt độ trong nhà hoặc trong phòng đặt chậu cây xuống vài độ. Điều này tạo điều kiện cho cây nghỉ. Tuy nhiên, bạn đừng hạ nhiệt độ xuống dưới 18 độ C.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 9

Phun sương lên lá cây thường xuyên để hạn chế các loài dịch hại. Cây phất dụ dễ bị một số loài côn trùng tấn công, trong đó có nhện đỏ, bọ trĩ và rệp vảy. Bạn hãy giữ ẩm cho không khí xung quanh cây bằng cách phun sương ít nhất 1-2 tuần một lần để ngăn ngừa các loài gây hại này xâm nhiễm. Nếu bạn thấy lá cây lốm đốm hoặc có các nốt sần màu vàng ở mặt dưới lá cây, có lẽ cây của bạn đã bị nhiễm các loài dịch hại.

    Liên hệ với các vườn ươm hoặc lên mạng tìm mua thuốc trừ sâu thích hợp.

    Bạn cũng có thể dùng thuốc trừ sâu tự nhiên, mặc dù các loại thuốc này có thể không có hiệu quả nếu dịch hại xâm nhiễm nghiêm trọng.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 10

Dùng phân bón dành cho cây trồng trong nhà để bón cho cây mỗi tháng một lần, trừ mùa đông. Trong mùa xuân và mùa hè, bạn có thể kích thích cây mọc chồi bằng phân bón tiêu chuẩn dành cho cây trồng trong nhà. Chọn loại phân bón tan trong nước có thể pha loãng ở nồng độ 50%. Ngừng bón phân trong mùa thu và mùa đông để cây được nghỉ.

    Đọc hướng dẫn trên bao bì sản phẩm phân bón để biết liều lượng thích hợp. Thông thường, bạn có thể pha dung dịch phân bón với tỷ lệ 1 phần nước và 1 phần phân bón.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 11

Tỉa cây trong mùa xuân hoặc hè để kích thích cây học dày hơn. Dùng kéo tỉa cây sắc và sạch để tỉa cây nếu cây mọc ra các chồi hoặc cành yếu ớt. Việc này sẽ ngăn ngừa cây mọc ra các cành dài và rũ xuống. Cắt chéo góc ngay dưới gốc cành.

    Không tỉa cây vào cuối mùa hè, mùa thu và mùa đông. Bạn cần cho cây thời gian mọc chồi mới trước khi cây bắt đầu vào thời kỳ nghỉ.

    Giữ lại các cành cắt ra để trồng thành cây mới!

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 12

Thay chậu cho cây nếu rễ cây mọc chen chúc. Thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra lỗ thoát nước dưới đáy chậu cây. Nếu rễ cây mọc thò ra khỏi lỗ thoát nước thì đã đến lúc cây cần được thay chậu. Chọn chậu rộng và sâu hơn chậu cũ 5 cm. Ngả chậu cây xuống và nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu. Tỉa bớt chóp rễ cây để kích thích rễ phát triển trong chậu mới.

    Chậu mới cũng phải có lỗ thoát nước. Đổ đất trồng cây có khả năng thoát nước tốt vào đầy nửa chậu, đặt cây vào, sau đó lấp đất lên và tưới nước cất để làm ẩm đất.

    Nếu thấy khó lấy cây ra khỏi chậu, bạn hãy dùng ngón tay gỡ rễ cây bị quấn tròn. Bạn cũng có thể gõ nhẹ vào đáy chậu và thành chậu cây, sau đó ngả chậu cây nằm xuống.

    Chờ ít nhất 1 tháng trước khi bón phân cho cây mới thay chậu.

Phương pháp 3 của 5:

Trồng cây ngoài trời

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 13

Tìm hiểu xem bạn đang sống trong vùng canh tác nào. Bản đồ phân vùng canh tác của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) có các thông tin về nhiệt độ và điều kiện trồng trọt trong các “phân vùng” khác nhau của Hoa Kỳ. Cây phất dụ chỉ có thể sống ngoài trời quanh năm trong các vùng 10 và 11 thuộc vùng duyên hải Nam California và Nam Florida.

    Bản đồ này hữu ích cho người trồng cây sống ở Hoa Kỳ, nhưng các quốc gia khác (chẳng hạn như Úc) cũng có các bản đồ với hướng dẫn về nhiệt độ tương tự. Bạn có thể tìm trên mạng các thông tin về vùng canh tác nơi bạn ở.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 14

Lên kế hoạch trồng cây ngoài trời/trong nhà nếu bạn sống trong vùng khí hậu lạnh hơn. Nếu sống trong vùng 8 hoặc 9, bạn có thể để cây ngoài trời trong mùa xuân và mùa hè, và đem cây vào nhà khi nhiệt độ xuống thấp. Lý tưởng nhất, cây phất dụ cần ở trong nhiệt độ trên 18 độ C, vì vậy bạn hãy đem cây vào nhà ngay khi nhiệt độ bắt đầu hạ xuống vào đầu mùa thu.

    Bạn cũng có thể trồng cây phất dụ ngoài trời trong những tháng mùa hè ấm áp ở các vùng phía bắc Hoa Kỳ, nhưng hãy để ý đển thời tiết! Nếu nhiệt độ ban đêm hạ xuống dưới 16-18 độ C, cây có thể ngừng phát triển hoặc chết.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 15

Trồng cây ở nơi có bóng râm bán phần. Cây phất dụ cần ánh nắng mặt trời 4-6 tiếng mỗi ngày. Để khỏi bị cháy nắng, cây cũng cần có vài tiếng ở dưới bóng râm.

    Để ý các lá cây khô và chuyển màu nâu ở chóp lá. Hiện tượng này cho thấy cây nhận được qua nhiều nắng. Ngược lại, lá cây chuyển màu vàng nghĩa là cây cần được tiếp xúc thêm với nắng.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 16

Chọn vị trí đất có độ thoát nước tốt. Để kiểm tra khả năng thoát nước, bạn hãy đào một hố đất và đổ đầy nước vào hố. Chờ cho nước thoát đi và đổ lại nước lần nữa. Nếu hố đất thoát hết nước trong vòng 15 phút thì nghĩa là đất thoát nước tốt. Đất có độ thoát nước kém nếu mất hơn 1 tiếng nước mới chảy đi hết (nhất là khi phải mất hơn 6 tiếng).

    Nếu không cần điều chỉnh khả năng thoát nước của đất quá nhiều, bạn chỉ cần bổ sung phân trộn hoặc phân chuồng đã hoại kỹ để cải thiện độ thoát nước. Trong trường hợp đất thoát nước quá kém, có thể bạn phải đầu tư hệ thống ống thoát nước ngầm để loại bỏ lượng nước dư thừa.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 17

Đào một hố đất rộng gấp đôi bầu rễ. Đo đường kính của bầu rễ để biết kích thước của hố đất cần đào. Đặt cây vào giữa hố, sau đó lấp đất lên. Nén đất xuống lần nữa trước khi làm ẩm đất bằng nước cất.

    Bạn cũng có thể trồng cây trong chậu đặt ngoài vườn.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 18

Tưới nước thường xuyên trong 3 tuần, sau đó giảm xuống mỗi tuần 1 lần. Bạn cần tưới cho đất ẩm xung quanh cây 2-3 lần mỗi tuần trong thời gian cây con thích nghi với vị trí mới. Sau khoảng 20 ngày, bạn hãy giảm số lần tưới xuống còn mỗi tuần 1 lần. Nếu đất ướt, bạn có thể tưới ít đi. Chờ cho đến khi đất khô hẳn mới tưới.

    Nếu trời quá khô hạn, có thể bạn cần tăng số lần tưới. Chú ý xem chóp lá có vàng không, vì đây là dấu hiệu cho thấy bạn tưới quá nhiều. Nếu lá cây bị rụng, bạn cần tưới nhiều hơn một chút.

    Nếu chỉ có các lá cây ở dưới gốc cành chuyển màu nâu hoặc vàng thì đó là hiện tượng bình thường. Các lá mới khỏe mạnh sẽ xuất hiện bên trên các lá cũ.

Phương pháp 4 của 5:

Nhân giống cây từ cành

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 19

Dùng các cành cây lấy từ cây trưởng thành để dễ nhân giống hơn. Bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công khi trồng cây phất dụ từ cành hơn là trồng từ hạt. Hạt cây phất dụ thất thường hơn và có thể không nảy mầm được.

    Nếu định nhân giống cành cây trong nhà, bạn có thể thực hiện vào bất cứ thời gian nào trong năm. Nếu muốn nhân giống cây ở điều kiện tự nhiên, bạn nên thực hiện vào mùa hè.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 20

Chọn các chồi khỏe mạnh mọc từ năm ngoái. Chọn một cành có chồi đã trưởng thành và tươi tốt trên ngọn cây. Cành cây phải cứng cáp và không phải là mới trồi dưới đất lên. Cành cây được chọn để nhân giống cũng phải đủ dài để có thể mọc chồi. Bạn hãy cắt một đoạn dài khoảng 20-30 cm.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 21

Cắt ngang cành cây ở phần gốc. Để lại phần ngọn trên cành, vì lá cây sẽ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây qua hiện tượng quang hợp.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 22

Cắm cành cây vào xô nước. Đặt đầu cắt của cành cây vào xô đựng khoảng 8cm-12cm nước cất. Để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, bạn cần thay nước 5-7 ngày một lần. Đảm bảo mực nước luôn giữ nguyên bằng cách rót thêm nước nếu cần.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 23

Cung cấp nguồn nhiệt và sử dụng hoóc môn kích thích ra rễ. Nguồn nhiệt cần đặt phía dưới cây, chẳng hạn như đèn sưởi. Nhiệt độ ấm và hoóc môn ra rễ sẽ tăng cơ hội thành công cho các nỗ lực của bạn.

    Tuân theo các chỉ dẫn trên bao bì hoóc môn ra rễ.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 24

Chờ rễ mọc ra sau vài tuần. Dù phải mất thời gian khá lâu cây mới mọc chồi trên ngọn, nhưng rễ cây sẽ bắt đầu mọc chỉ sau 10-20 ngày. Chúng trông như những lọn tóc quăn màu trắng. Bạn có thể trồng các cành đã ra rễ vào các chậu riêng đựng đất trồng cây.

Phương pháp 5 của 5:

Gieo hạt

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 25

Nhân giống bằng hạt nếu bạn không tìm được cây trưởng thành. Mặc dù cây phất dụ hoàn toàn có thể nhân giống từ hạt, nhưng có thể bạn cần thử nghiệm phương pháp này vài lần mới thành công. Nhiều loài cây khó nhân giống từ hạt, và cây phất dụ cũng không là ngoại lệ. Nếu thích sự thử thách thì đây là lựa chọn dành cho bạn!

    Bạn có thể mua hạt giống cây phất dụ trên mạng, mặc dù thực ra chúng thường đắt hơn cây trưởng thành.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 26

Gieo hạt trong nhà trước đợt sương giá cuối cùng ở nhiệt độ 18 -21 độ C. Điều này mô phòng chu kỳ sinh trưởng tự nhiên của cây để kích thích cây nảy mầm.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 27

Ngâm hạt 4-5 ngày trước khi gieo. Thả hạt vào bát nước ấm. Bạn không cần thay nước mỗi ngày. Bước này cũng kích thích hạt nảy mầm.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 28

Vùi hạt vào chậu đựng đất trồng cây. Đổ vào chậu phân hữu cơ chuyên dành để gieo hạt hoặc hỗn hợp phân hữu cơ đa dụng và đá trân châu với tỷ lệ bằng nhau. Dùng ngón tay nén đất và tưới nước cất lên cho đến khi nước chảy ra khỏi các lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Đặt 1 hoặc 2 hạt vào chậu và vùi nhẹ xuống đất.

    Lớp đất lấp bên trên hạt chỉ cần dày hơn 0,5 cm.

    Phân hữu cơ dành để gieo hạt tốt hơn loại phân hữu cơ đa dụng, nhưng cả hai đều dùng được.

    Các hạt phất dụ phải gieo cách nhau ít nhất 2 cm.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 29

Trùm ni lông lên chậu cây để giữ độ ẩm. Đặt chậu cây vào túi ni lông buộc kín. Dán nhãn ghi tên cây và ngày gieo hạt. Kiểm tra đất mỗi ngày để đảm bảo đất luôn ẩm. Tưới cho đất ẩm lại nếu thấy đất khô.

Tiêu đề ảnh Care for a Madagascar Dragon Tree Step 30

Chờ 30-40 ngày cho hạt nảy mầm. Nếu thành công, hạt sẽ nảy mầm trong khoảng 1 tháng. Khi cây con đã đủ lớn, bạn có thể nhẹ nhàng chuyển cây ra chậu riêng đựng đất ẩm. Tiếp tục trồng cây trong chậu cho đến khi các lá cây mọc ra và cứng cáp hơn một chút.

    Cây phất dụ rất nhạy cảm với fluoride, do đó tốt nhất là bạn nên dùng nước cất tưới cho cây.

    Cây phất dụ gây độc cho chó và mèo. Bạn nên cân nhắc chọn loại cây khác trồng trong nhà nếu có nuôi thú cưng.

Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Ch%C4%83m-s%C3%B3c-c%C3%A2y-ph%E1%BA%A5t-d%E1%BB%A5