Rùa là loài động vật tương đối dễ nuôi, mặc dù bạn sẽ cần một số thiết bị đặc biệt. Rùa con không cần phải được chăm sóc khác biệt nhiều lắm so với rùa trưởng thành, nhưng bạn phải cẩn thận hơn để bảo vệ rùa con khỏi các mối nguy bên ngoài, vi chúng rất nhỏ và dễ tổn thương. Khi bạn mua một chú rùa về, điều cực kỳ quan trọng là bạn phải xác định xem nó thuộc loài nào. Có nhiều loài rùa khác nhau đến từ khắp các khu vực trên trái đất, do đó chế độ dinh dưỡng và môi trường sống của chúng cũng khác nhau.

Phần 1 của 3:

Chuẩn bị chỗ ở cho rùa

Tiêu đề ảnh Take Care of a Baby Tortoise Step 1


Chọn chuồng thích hợp. Chú rùa con của bạn cần một chỗ ở, nhưng không phải thế nào cũng được. Bể kính thủy sinh mà nhiều người sử dụng thực ra không phải là ngôi nhà lý tưởng cho rùa do thành bể quá cao và diện tích sàn thường không đủ. Rùa con cũng không biết đó là kính và có thể đâm đầu vào. Một vật đựng nông và rộng sẽ tốt hơn nhiều.

    Hộp nhựa lớn cũng thích hợp để làm nơi ở cho rùa ở trong nhà (nhớ là hộp không đậy nắp).

    Nếu cần chuồng rùa rộng hơn, bạn có thể đóng hoặc mua bàn nuôi rùa, vốn là loại chuồng gỗ rộng có chân cao.

Tiêu đề ảnh Take Care of a Baby Tortoise Step 2

Cho rùa tiếp xúc với tia UV. Ở nơi hoang dã, rùa thường tắm nắng mặt trời để điều hoà thân nhiệt và hấp thụ vitamin D. Để rùa được khỏe mạnh, quan trọng là bạn phải mô phỏng hoạt động tắm nắng cho rùa trong môi trường nuôi nhốt.

    Cho rùa ra ngoài tắm nắng mặt trời mỗi tuần vài tiếng cũng là ý hay, nhưng bạn nhớ đừng đậy nắp bể kính khi đặt dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp vì bể sẽ rất nóng.

    Khi rùa không được tắm nắng tự nhiên, bạn có thể dùng đèn UV để tạo ánh nắng nhân tạo.

    Thời lượng mà rùa cần tiếp xúc với tia UV tuỳ thuộc vào từng loài, nhưng có thể dao dộng trong khoảng 8-12 tiếng mỗi ngày.

Tiêu đề ảnh Take Care of a Baby Tortoise Step 3

Đảm bảo môi trường sống của rùa có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Tất cả các loài rùa đều cần sống trong môi trường ấm áp. Bạn nên mua đèn sưởi để tạo sự chênh lệch nhiệt độ trong chuồng. Một bên chuồng nên có nhiệt độ 22°C, và bên kia là 29°C. Độ ẩm thích hợp sẽ tuỳ thuộc vào từng loài rùa, do đó bạn cần xác định loài rùa bạn đang nuôi.

    Loài rùa sa mạc cần được nuôi trong môi trường khô ráo, còn loài rùa nhiệt đới cần môi trường sống ẩm ướt.

    Một số loài rùa có thể cần có nhiệt độ ấm hơn nữa, do đó bạn cần phải tìm hiểu nhu cầu của loài rùa bạn đang nuôi.

    Bạn có thể tăng độ ẩm bằng cách làm ẩm lớp nền, đặc biệt ở ở khu vực có đèn sưởi. Bạn có thể nghiêng chuồng một chút để giữ cho toàn bộ độ ẩm ở một bên. Điều này sẽ tạo nên các vùng vi khí hậu khác biệt để chú rùa của bạn có thể chọn lựa.

Tiêu đề ảnh Take Care of a Baby Tortoise Step 4

Sử dụng vật liệu nền thích hợp. Có nhiều loại vật liệu nền khác nhau bán ở tiệm thú cưng, nhưng không phải loại nào cũng tốt cho rùa. Hỗn hợp đất mềm và cát là lớp nền lý tưởng.

    Nhiều người cho thêm nước vào đất và trộn kỹ, vừa trộn vừa loại bỏ các tạp chất. Cách này sẽ giúp lớp nền sạch lâu hơn, và bạn sẽ ít phải thay lớp nền khác.

    Bạn có thể thả những sinh vật nhỏ như giun đất, bọ đuôi bật và động vật giáp xác vào lớp nền để chúng xới tơi đất và ăn thức ăn thừa, nhờ đó lớp nền sẽ bền hơn nhiều.

Tiêu đề ảnh Take Care of a Baby Tortoise Step 5

Cung cấp nơi ẩn nấp cho rùa. Nhớ cho nhiều vật khác nhau vào chuồng để chú rùa của bạn có chỗ ẩn náu khi muốn. Như vậy rùa vừa có bóng mát mà vừa có chỗ trú an toàn.

Phần 2 của 3:

Cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho rùa

Tiêu đề ảnh Take Care of a Baby Tortoise Step 6

Cung cấp nước uống cho rùa. Nhớ cho rùa một bát nước nông để uống. Thay nước thường xuyên để nước được sạch.

    Đừng lo quá nếu chú rùa của bạn dường như không uống nhiều. Một số loài rùa, đặc biệt là những loài rùa bản địa ở vùng khí hậu khô cằn, rất ít uống nước, nhưng bạn vẫn nên để sẵn nước cho chúng.

Tiêu đề ảnh Take Care of a Baby Tortoise Step 7

Cho rùa ngâm nước hàng tuần. Cứ 1-2 tuần một lần, bạn nên ngâm rùa vào bát nước có nhiệt độ phòng khoảng 15-20 phút. Điều này giúp giữ ẩm cho rùa.

    Đảm bảo mực nước không cao quá cằm của rùa.

    Có thể chú rùa của bạn bắt đầu uống nước trong khi ngâm mình, do đó bạn nhớ dùng nước sạch.

Tiêu đề ảnh Take Care of a Baby Tortoise Step 8

Cho rùa ăn thực đơn đa dạng. Mọi loài rùa đều cần được cho ăn nhiều loại thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng mà chúng cần. Tuy nhiên, mỗi loài rùa lại có nhu cầu dinh dưỡng cụ thể. Bạn cần xác định loài rùa đang nuôi và cho rùa ăn theo khuyến nghị.

    Loài rùa sa mạc cần được ăn kết hợp các loại cỏ, rau, hoa xương rồng và một lượng nhỏ hoa quả.

    Các loài rùa ăn cỏ như rùa da báo cần được ăn nhiều loại cỏ và rau ăn lá. Bạn không nên cho chúng ăn thịt hoặc các loại rau khác. Thỉnh thoảng bạn cho rùa ăn một quả dâu cũng được, chỉ cần nhớ đừng cho ăn hàng ngày.

Tiêu đề ảnh Take Care of a Baby Tortoise Step 9

Cung cấp vitamin cho rùa. Bổ sung vitammin D và canxi cho rùa con là điều cực kỳ quan trọng. Rùa có thể chết vì thiếu các dưỡng chất này, do đó bạn đừng bỏ qua bước này! Một viên vitamin tổng hợp cũng hữu ích để giúp cân bằng dinh dưỡng cho rùa.

    Bạn có thể mua thục phẩm bổ sung dạng bột tại các cửa hàng bán thức ăn cho rùa hoặc nghiền thực phẩm bổ sung dạng viên.

Phần 3 của 3:

Giữ cho rùa an toàn và khoẻ mạnh

Tiêu đề ảnh Take Care of a Baby Tortoise Step 10

Bảo vệ chú rùa của bạn khỏi các động vật săn mồi. Rùa con cực kỳ yếu ớt trước các loài săn mồi vì chúng quá nhỏ. Bạn cần chú ý bảo vệ rùa khỏi các động vật như chó, mèo, gấu mèo và chim.

    Nếu nuôi rùa trong nhà, bạn phải đảm bảo các thú cưng khác không tiếp cận được chuồng rùa.

    Nếu bạn đem rùa ra ngoài trời, hãy nhớ che lưới bằng kim loại chắc chắn trên rào chắn để ngăn chặn động vật săn mồi.

Tiêu đề ảnh Take Care of a Baby Tortoise Step 11

Hạn chế cầm rùa lên. Rùa con dễ bị căng thẳng, do đó quan trọng là bạn cần tránh cầm chúng lên quá nhiều. Vuốt ve nhẹ nhàng và cho rùa ăn bằng tay thì được, nhưng bạn nên chờ đến khi rùa lớn hơn hẵng bế nó lên nhiều hơn.

    Nếu có cầm rùa lên, bạn cần cẩn thận, đừng lật ngửa rùa hoặc đánh rơi rùa khiến nó căng thẳng.

    Không cho trẻ em cầm rùa lên mà không trông chừng hoặc cầm lâu.

Tiêu đề ảnh Take Care of a Baby Tortoise Step 12

Ngăn ngừa bệnh kim tự tháp. Bệnh kim tự tháp rất phổ biến ở rùa nuôi nhốt. Bệnh xảy ra khi mai rùa phát triển bất thường khiến mai gồ ghề thay vì nhẵn nhụi. Bệnh thường bắt đầu phát triển trong 1-2 năm đầu đời của rùa.

    Bệnh kim tự tháp có thể là do thiếu canxi và/hoặc độ ẩm. Thử tăng lượng canxi nạp vào cho rùa bằng cách rắc thêm một lượng canxi cân bằng vào thức ăn của chúng. Bạn cũng có thể thử tăng độ ẩm trong chuồng.

Tiêu đề ảnh Take Care of a Baby Tortoise Step 13

Phòng chống bệnh hô hấp. Bệnh hô hấp khá phổ biến ở rùa nuôi nhốt. Thuật ngữ “hội chứng chảy nước mũi” (RNS) được dùng để mô tả bệnh viêm đường hô hấp trên ở rùa. Bạn có thể ngăn ngừa bệnh này bằng cách bảo dưỡng tốt nơi ở của rùa.

    Đừng bao giờ cho rùa ăn thức ăn “rác”, ngay cả khi chúng có vẻ thích thú. Bạn cần bám sát vào chế độ ăn khuyến nghị cho loài rùa của bạn.

    Cẩn thận, đừng để môi trường sống của rùa quá ẩm ướt. Bạn nên luôn luôn để sẵn cho rùa một khoảnh đất khô ráo.

    Cho rùa tắm nắng mặt trời tự nhiên càng nhiều càng tốt.

    Sử dụng vật liệu nền không gây bụi hoặc kẹt trong mũi rùa.

    Một điều cũng quan trọng là giảm stress cho rùa và không nuôi quá nhiều rùa ở cùng một chỗ.

    Có hàng chục loài rùa khác nhau, và mỗi loài có nhu cầu riêng, vì vậy bạn nhớ tìm hiểu về loài rùa cụ thể mà bạn đang nuôi để biết thêm thông tin chi tiết.

    Rùa sống lâu và sẽ phát triển rất lớn, thế nên bạn cần chuẩn bị tinh thần để chăm sóc cho rùa suốt đời trước khi đem một chú rùa con về nhà.

    Ngay cả khi định sau này sẽ nuôi rùa ngoài trời, bạn vẫn nên nuôi rùa trong nhà trong những năm đầu.

    Rùa cựa châu Phi khi sống ngoài trời sẽ ngủ đông trong những tháng lạnh.

Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Ch%C4%83m-s%C3%B3c-r%C3%B9a-con