Bất kể là thỏ hoang hay chính thỏ cưng của bạn bị thương thì bạn cũng không nên tự điều trị vết thương cho chúng. Đối với thỏ hoang dã, bạn cần hạn chế tiếp xúc và đưa chúng đến chỗ bác sĩ thú y hoặc trung tâm cứu hộ động vật. Với thỏ nhà thì trong khi đến phòng khám thú y, bạn có thể giúp chúng cảm thấy an toàn và thoải mái hơn bằng việc kiểm tra vết thương, vệ sinh vết thương nông và cầm máu.
Phương pháp 1 của 2:
Chăm sóc thỏ nhà bị thương


Pippa Elliott, MRCVS
Bác sĩ thú y
Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thú y và điều trị bệnh cho thú cưng. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 với bằng bác sĩ phẫu thuật thú y. Cô đã làm việc tại một phòng khám thú y tại quê nhà hơn 20 năm.

Bác sĩ thú y
Bác sĩ thú y Pippa Elliott khuyên rằng: “Thỏ là loài rất dễ bị căng thẳng, vậy nên việc giúp chúng cảm thấy an toàn và được bảo vệ trên đường đến phòng khám thú y là vô cùng quan trọng. Bạn hãy cho thỏ dùng lồng vận chuyển và phủ lên lồng một chiếc khăn, bóng tối sẽ giúp thỏ cảm thấy như đang ở trong hang và nó sẽ thoải mái hơn.”

Nằm nghiêng về một bên quá lâu.
Ngã.
Không thể đi trên một đường thẳng.
Đi khập khiễng hoặc dáng đi thay đổi.
Có tư thế lạ,
Liếm, cọ xát hoặc cào một chỗ trên cơ thể.
Bỏ ăn hoặc uống trong 24 giờ.
Không đi vệ sinh trong khoảng 8 giờ hoặc hơn.

Mũi và râu – Hai bên mũi và râu thỏ cần cân đối. Bạn xem mũi thỏ có bị tiết dịch và sưng không.
Mắt – Mắt đờ đẫn hoặc nhắm lại là dấu hiệu cho thấy thỏ bị sốc. Bạn hãy chiếu đèn pin vào mắt thỏ xem con ngươi có co lại không. Nếu lòng trắng trong mắt thỏ có màu vàng thì gan thỏ đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
Nướu và răng – Bạn sẽ vén môi thỏ lên để kiểm tra nướu và răng. Nướu thỏ cần có màu hồng và có độ đàn hồi tốt khi dùng ngón tay ấn vào. Nướu nhợt nhạt là dấu hiệu thỏ bị sốc. Hãy đảm bảo là thỏ không có răng nào bị gãy.
Đầu và cổ – Bạn hãy kiểm tra xem thỏ có bị nổi u, cục hay bị sưng không. Đầu thỏ nghiêng về một bên có thể là dấu hiệu sốc hoặc chấn thương cột sống.
Chân – Kiểm tra các vết đỏ, nóng hoặc sưng. Nếu không thấy các biểu hiện trên thì bạn hãy dùng hai tay nắn nhẹ chân thỏ từ trên xuống dưới và gập nhẹ các khớp; lập tức dừng lại khi thấy thỏ bị đau. Bàn chân lạnh cũng là một dấu hiệu thỏ bị sốc.
Thân trên – Bạn hãy vuốt dọc khung xương sườn và xương sống của thỏ để tìm chỗ bị sưng hoặc các dấu hiệu bất thường, sau đó nhẹ nhàng sờ bụng thỏ xem có bị sưng hoặc đỏ không. Nếu thỏ thở nhanh hoặc tim đập nhanh thì đó cũng là một dấu hiệu thỏ bị sốc.

Luôn để khăn và lồng vận chuyển ở cạnh thỏ để hạn chế di chuyển thỏ ở mức tối đa.
Nếu nghi ngờ thỏ bị sốc, bạn hãy giữ ấm và hạn chế khiến thỏ bị căng thẳng. Nếu có thể, hãy để một chai nước nóng bọc trong một chiếc khăn ở gần thỏ (để thỏ không bị bỏng) và đặt thỏ trong lồng có nắp để nó cảm thấy được bảo vệ. Cảm giác không được bảo vệ và dễ bị tấn công sẽ khiến thỏ trở nên rất căng thẳng.

Hạn chế căng thẳng bằng cách tạo cho thỏ một chỗ tối và an toàn để trốn. Đã có trường hợp thỏ tử vong do căng thẳng, nên trong khi kiểm tra vết thương hoặc đợi kết quả từ bác sĩ thú y, bạn hãy giúp thỏ cảm thấy an toàn nhất có thể.

Nếu một chân của thỏ treo lủng lẳng một cách bất thường hoặc không cử động được bình thường thì có thể thỏ bị chấn thương ở cột sống. Bạn sẽ cần cẩn thận hơn khi cuốn thỏ vào khăn và đưa nó vào lồng vận chuyển.

Lưu ý dùng nước ấm, nước lạnh có thể khiến thỏ bị sốc.
Nếu vết cắt rất nhỏ, bạn có thể làm sạch và tự bôi thuốc mỡ kháng sinh cho thỏ, sau đó kiểm tra thường xuyên để đảm bảo vết thương đang lành lại.

Nếu cần lái xe đến phòng khám thú y và không có ai giúp đỡ, bạn có thể băng cố định miếng gạc cầm máu cho thỏ.

Không bôi thuốc mỡ vào vết thương để tránh gây trở ngại cho sự điều trị của bác sĩ.
Nếu thỏ cắn vào dây điện, miệng thỏ sẽ bị bỏng hoặc trong phổi sẽ có dịch. Nếu thỏ thở nhanh thì nhiều khả năng là do có dịch trong phổi. Lúc này bạn hãy hạn chế khiến thỏ bị căng thẳng đến mức tối thiểu và đặt thỏ ở chỗ thoáng gió trong khi tìm trợ giúp .

Phương pháp 2 của 2:
Chăm sóc thỏ hoang dã



Nằm nghiêng một bên trong thời gian dài.
Ngã hoặc không thể chạy theo một đường thẳng.
Chảy máu hoặc có vết đâm.




Không nhấc thỏ lên bằng cách xách tai, chân hoặc gáy thỏ. Thay vào đó, bạn hãy luồn một tay xuống dưới ngực và một tay dưới bụng thỏ, bê đầu thỏ hơi cao hơn để thỏ không đạp hoặc cắn bạn.
Giữ thỏ ở gần mặt đất. Khi ở trong môi trường hoang dã thì thỏ chỉ bị nhấc bổng lên không trung khi bị diều hâu bắt và chúng không hề thích điều này.
Đưa thỏ vào lồng vận chuyển nhanh nhất có thể. Bạn hãy cố gắng di chuyển thỏ trong khoảng cách càng gần càng tốt. Bạn có thể đưa thỏ đến chỗ bác sĩ thú y bằng cách cho thỏ vào một chiếc giỏ, hộp đựng giày hoặc lồng vận chuyển. Tuy nhiên, lưu ý không dùng lồng vận chuyển đã nhốt chó hoặc mèo vì mùi của chúng có thể khiến thỏ căng thẳng.
Gạc vô trùng
Dung dịch Iodine
Thuốc mỡ kháng sinh
Thuốc cầm máu
Lồng
Vải sạch
Số điện thoại của bác sĩ thú y
Rau củ (cho thỏ nhà và thỏ hoang dã vì chúng có thể bị đói hoặc hoảng sợ)
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Ch%C4%83m-s%C3%B3c-th%E1%BB%8F-b%E1%BB%8B-th%C6%B0%C6%A1ng