Gãy xương ngón cái có nhiều mức độ khác nhau, có thể chỉ là vết gãy đơn lẻ dễ chữa cho đến chấn thương phức tạp gãy làm nhiều đoạn dọc theo khớp và cần phải phẫu thuật. Vì chấn thương ở ngón cái có tác động lâu dài lên nhiều mặt của cuộc sống từ việc ăn uống cho tới khả năng làm việc, nên bạn phải xem xét nghiêm túc vấn đề này. Tìm hiểu triệu chứng của gãy ngón cái và các lựa chọn điều trị là yếu tố cần thiết cho quá trình phục hồi loại chấn thương này.
Phần 1 của 3:
Nhận biết Gãy ngón Cái

Cảm giác đau cũng xuất hiện nếu có gì đó chạm vào ngón tay hay khi bạn cố bẻ cong nó.
Nói chung chỗ đau càng gần với khớp xương nơi ngón cái giao với phần còn lại của bàn tay (gần với màng thịt giữa ngón cái và ngón trỏ), tình hình càng đáng lo ngại và có nguy cơ gây biến chứng.

Khi gãy ngón tay thường thâm tím, đó là dấu hiệu mao mạch trong mô tế bào bể.

Đặc biệt bạn nên kiểm tra xem có thể di chuyển ngón cái ra sau không. Nếu làm được mà không thấy đau thì có khả năng bạn chỉ bị bong gân, không phải gãy xương.

Ngón cái có thể chuyển sang màu xanh nếu nhận không đủ máu hoặc không có máu chuyển về đó.

Chỗ sưng ở ngón cái cũng có thể ảnh hưởng tới các ngón kế cận.
Phần 2 của 3:
Nhờ Bác sĩ Đánh giá Vết thương

Ngoài ra gãy ngón cái ở trẻ em còn tác động lâu dài tới sự phát triển của ngón tay đó vì sụn tiếp hợp tăng trưởng đã bị hỏng.
Cho dù chỉ nghi ngờ bị bong gân (rách dây chằng) bạn cũng nên đi khám bệnh để được chẩn đoán chính xác. Mà thậm chí một số trường hợp bong gân nghiêm trọng cũng cần có bàn tay của bác sĩ phẫu thuật. Nói chung bạn nên để chuyên gia y tế quyết định kết quả chẩn đoán và điều trị.


Mặt bên: Là góp chụp với bàn tay để nằm trên một cạnh sao cho ngón cái nằm bên trên.
Mặt chếch: Là góp chụp với bàn tay để nằm trên một cạnh và hơi nghiêng, sao cho ngón cái nằm bên trên.
Trước-sau: Là góp chụp với bàn tay để nằm phẳng và chụp từ trên xuống.

Nếu bạn đang mang thai thì phải cho bác sĩ biết vì chụp CT gây hại cho thai nhi.

Gãy xương ngoài khớp là khi chỗ gãy xảy ra ở vị trí cách xa khớp, dọc theo một trong hai đoạn xương của ngón cái. Mặc dù rất đau và cần tới sáu tuần để lành nhưng loại gãy này thường không cần phải phẫu thuật.
Gãy xương trong khớp là khi chỗ gãy xảy ra ở khớp, thường phải phẫu thuật để lấy lại tối đa khả năng vận động của khớp.
Trong số các kiểu gãy xương trong khớp thì có hai kiểu phổ biến nhất là gãy Bennett và gãy Rolando. Trong cả hai trường hợp ngón cái đều gãy (và có thể trật khớp) ở khớp cổ bàn ngón tay (khớp ngón cái gần với cổ bàn tay nhất). Khác biệt lớn nhất giữa hai kiểu gãy là gãy Rolando bao gồm từ ba mảnh gãy trở lên và buộc phải sắp xương, trong khi gãy Bennett đôi khi có thể không cần phẫu thuật, gãy Rolando luôn luôn phải xử lý bằng phẫu thuật.
Phần 3 của 3:
Điều trị Gãy ngón Cái


Với phương pháp này (còn gọi là nắn kín) bác sĩ kéo xương dọc theo chỗ gãy để sắp lại, đồng thời dùng phương pháp nội soi huỳnh quang (kỹ thuật X-quang liên tục tức thời) để quan sát xương trong quá trình căn chỉnh.
Lưu ý là với một số trường hợp gãy kiểu Rolando, đặc biệt khi xương gãy thành quá nhiều mảnh đan lẫn vào nhau, bác sĩ phẫu thuật cũng có thể xử lý chỗ gãy bằng phương pháp này, tức là họ phải cố hết sức xếp định hình lại các mảnh xương (gọi là nắn hở).

Sử dụng nội soi huỳnh quang để đưa dây kim loại xuyên qua da và sắp lại các mảnh gãy, gọi là cố định ngoài. Phương pháp này chủ yếu dùng cho kiểu gãy Bennett khi các mảnh gãy còn nằm gần nhau.
Bác sĩ phẫu thuật mổ bàn tay để đưa các con ốc và chốt nhỏ vào xương, nhằm giữ cố định chúng ở vị trí đúng. Phương pháp này gọi là cố định trong.
Các biến chứng tiềm ẩn khi phẫu thuật bao gồm chấn thương dây thần kinh hay dây chằng, đơ cứng và tăng nguy cơ viêm khớp.

Chắc chắn bạn phải mang bó bột đi khắp nơi từ hai tới sáu tuần, thông thường là gần sáu tuần.
Ngoài ra bạn còn phải tái khám vài lần trong thời gian này.

Bất kể gãy xương hay bong gân bạn cũng nên tới bệnh viện để được chăm sóc y tế.
Bài viết này cung cấp thông tin y khoa về trường hợp gãy ngón tay cái, bạn không nên xem đây là thông tin tư vấn. Luôn luôn gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và chọn phương pháp điều trị phù hợp với chấn thương của mình.
Nếu bạn đang mang thai thì phải cho bác sĩ biết trước khi chụp X-quang. Thai nhi rất nhạy cảm với tia X-quang, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh sử dụng phương pháp này để xác định ngón tay có gãy hay không.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BA%A9n-%C4%91o%C3%A1n-G%C3%A3y-Ng%C3%B3n-tay-C%C3%A1i