Bạn có thể sử dụng đàn ghi-ta để chơi bất kì thể loại nhạc nào, từ nhạc death metal (một thể loại nhạc rock) đến nhạc cổ điển và những thể loại nhạc khác. Một khi bạn đã thành thục một số bước cơ bản, bạn sẽ thấy học chơi ghi-ta dễ dàng hơn rất nhiều loại nhạc cụ khác. Bạn cũng có thể bắt đầu tự học cách chơi ghi-ta.
Phần 1 của 3:
Học Điều Cơ bản

Những dây đàn chạy giữa phần đầu đàn- ở đó chúng được gắn với những nút chỉnh có thể xoay được để điều chỉnh độ căng của dây đàn – và ngựa đàn để cố định những dây này trên thân đàn ghi-ta. Trên đàn ghi-ta đệm hát, những sợi dây đàn gắn chặt với phần ngựa đàn và các nút điều chỉnh có thể tháo rời, trong khi đó ở đàn ghi-ta điện, những sợi dây thường được luồn qua lỗ.
Cần đàn ghita là một miếng gỗ dài, phẳng ở một mặt (mặt này được gọi là bàn phím) và có một mặt cong. Phần bàn phím được lắp những phím bằng kim loại để phân ranh giới giữa các nốt khác nhau.
Một cây đàn ghi-ta đệm hát sẽ có một lỗ đàn ở thân để cộng hưởng âm thanh, trong khi đàn ghi-ta điện sẽ có khoảng 3 bộ khuếch đại để dẫn âm thanh qua âm ly.
Để chơi ghi-ta, hãy ngồi trên một chiếc ghế có lưng thẳng hoặc ghế đẩu. Khi bạn định vị chiếc ghi-ta trên cơ thể mình, sợi dây mỏng nhất cần hướng về phía mặt đất và dây dày nhất hướng lên trần nhà. Hãy nắm lấy lưng đàn, để nó chạm vào bụng và ngực bạn và đặt nó trên chân thuận với bàn tay gảy đàn của bạn.
Cây đàn cần được giữ vững chủ yếu bằng chân của bạn và bạn cần ôm nó về phía cơ thể mình. Tay trái của bạn dùng để cố định cần đàn và nhấn các dây đàn. Hãy ôm cần đàn với ngón cái và ngón trỏ tạo thành hình chữ V. Tay trái của bạn cần có khả năng di chuyển lên xuống nhịp nhàng trên cần đàn mà không cần phải nhấc đàn lên.
Dù bạn có cầm đàn đúng cách thì nhiều khả năng bạn vẫn sẽ thấy khó chịu khi bắt đầu tập chơi. Đừng nản lòng nếu vai, cánh tay và bàn tay của bạn bị đau. Rồi bạn cũng sẽ quen thôi.
Đầu tiên hãy học tên của mỗi dây. Từ dây có âm thấp nhất đến dây có âm cao nhất (dây mỏng nhất đến dây dày nhất), các sợi dây có tên gọi E, A, D, G, B và E (những tên gọi này được đặt theo các nốt nhạc được xướng lên ghi gảy dây đàn mà tay không chạm vào phím đàn). Hãy sử dụng một kĩ thuật giúp ghi nhớ thứ tự này, chẳng hạn như Eddie Ate Dynamite Good Bye Eddie.
Những thiết bị lên dây điện tử rất dễ sử dụng và cũng rất chính xác. Hãy hướng thiết bị này về phía ghi-ta và gảy nốt E cao. Thiết bị sẽ cho bạn biết cây đàn của bạn tạo ra nốt thăng (quá cao) hay nốt giáng (quá thấp). Hãy gảy từng nốt một và vặn căng sợi dây để nó tạo nên âm cao hơn, hay nới lỏng dây để hạ thấp âm. Hãy đảm bảo rằng không gian xung quanh bạn đủ yên tĩnh khi sử dụng thiết bị lên dây vì mi-crô trên thiết bị có thể bắt được những âm thanh khác.
Nếu bạn không đủ tiền mua thiết bị chỉnh âm, bạn cũng có thể tự lên dây cho đàn bằng cách so sánh mỗi nốt với các nốt tương ứng trên đàn piano.
Mỗi khi bạn chuyển từ phím này sang phím khác, độ cao của âm thu được sẽ cao hơn nửa cung khi bạn di chuyển về phía thân đàn và thấp hơn nửa cung khi bạn di chuyển về phía đầu đàn. Hãy luyện tập di chuyển lên xuống trên bàn phím và nhấn các phím để tạo cảm giác về lực mà bạn cần dùng để chơi một nốt.

Nắm bàn tay gảy đàn của bạn thành nắm đấm và đặt ngón cái trên những ngón tay đang cong lại. Hãy để miếng gảy vuông góc với nắm đấm của bạn, ở giữa ngón cái và ngón trỏ và chỉ để đầu nhỏ hơn của miếng gảy lộ ra vài xăng-ti-mét từ bàn tay của bạn.
Phần 2 của 3:
Chơi các Hợp âm
Những hợp âm trưởng thường gặp là C trưởng, A trưởng, G trưởng, E trưởng, D trưởng.
Khi bạn đã thành thục vị trí tay để tạo nên những hợp âm thì hãy luyện tập cách chuyển giữa các hợp âm nhanh nhất có thể. Hãy viết ra những cách sắp xếp hợp âm mà bạn muốn chơi một cách ngẫu nhiên và chuyển giữa các hợp âm này rồi gảy một lần qua các dây.
Hãy đảm bảo rằng bạn chơi đúng các nốt. Ví dụ, ở hợp âm A trưởng, dây E thấp không được gảy. Chúng sẽ được đánh dấu “X” trên bảng hệ thống kí hiệu hợp âm. Hãy phát triển thói quen tốt ngay từ bây giờ để đạt thành công sau này.
Nếu các nốt nhạc không cho ra âm thanh đúng, có khả năng là bạn chưa nhấn đủ mạnh hoặc các phần trên ngón tay của bạn đang chạm vào dây đó, khiến cho nó không thể phát ra âm thanh rõ ràng. Có phải có ngón tay nào không cần sử dụng đang chạm vào các dây hay không?
Hãy giữ cho các ngón tay bấm phím luôn cong khi chạm vào các dây đàn, giống như bạn đang đặt các ngón tay của mình trên một quả cầu thuỷ tinh vậy, hoặc tưởng tượng trong mỗi khớp ngón tay có một viên bi.
Vị trí đặt ngón tay hình càng cua trên phím số 2 là hợp âm B, còn trên phím thứ 3 thì cho ra hợp âm G. Khi học những vị trí tay này bạn sẽ thấy rất khó khăn và đôi khi còn gây đau, nhưng bạn có thể bắt đầu chơi các hợp âm của bất kì bài hát nhạc punk nào khá nhanh chóng nếu bạn học cách gảy các dây đàn và chơi các hợp âm chặn. Nhóm The Ramones chỉ sử dụng hợp âm chặn nhưng đã tạo nên hiệu ứng hết sức tuyệt vời.
Phần 3 của 3:
Kiên trì Luyện tập

Chườm đá cho những ngón tay của bạn sau khi chơi hoặc nhúng ngón tay trong dấm táo để giảm cơn đau.
Mấu chốt nằm ở tinh thần. Hãy thử tưởng tượng nghệ sĩ chơi đàn ghi-ta mà bạn thích đang khích lệ bạn như một huấn luyện viên cử tạ khi những đầu ngón tay của bạn sưng lên. “Thêm một lần nữa! Thêm một lần nữa!”
Nhúng các ngón tay của bạn vào rượu sau khi chơi sẽ giúp thúc đẩy quá trình hình thành các vết chai, nhưng nhớ đừng làm vậy trước khi chơi.
Hãy bắt đầu thật chậm rãi và dần dần tăng tốc, hát theo (nếu bạn muốn và nếu điều đó có ích) và đặc biệt chú ý đến nhịp điệu. Bạn sẽ thấy nản lòng khi ban đầu nó sẽ có âm thanh khá cứng nhắc, nhưng đừng lo lắng. Bạn càng thoải mái khi chuyển giữa các hợp âm thì bạn càng tới gần cơ hội biểu diễn trên sân khấu.
Khi đã thành thục những bài hát dễ thì hãy tiếp tục chuyển sang những bài hát phức tạp hơn. “Sweet Home Alabama” của Lynyrd Skynyrd về cơ bản chỉ lặp lại các hợp âm D, G và C theo thứ tự đó, nhưng âm thanh trong bản thu ca khúc này nghe phức tạp hơn nhiều nhờ những đoạn giai điệu đặc trưng rất hay mà người chơi ghi-ta thêm vào.

E|-------------------------------------------------||
B|-------3---------3----------3--------------------||
G|---------2---------0--------0---------------2p0--||
D|-0-0------------------------0--0----0h2p0--------||
A|------------3-3-------------2---0p2-------0------||
E|-----------------------3-3--3--------------------||
Việc chuyển giữa những đoạn nhạc đặc trưng và những hợp âm hết sức thú vị. Bạn sẽ cảm thấy như mình đang thực sự tạo ra âm nhạc chứ không chỉ “học chơi đàn ghi-ta.” Nhưng bạn cũng đừng quá vội vã mà hãy đảm bảo rằng mình chơi đúng các hợp âm và không hoàn toàn đánh mất nhịp điệu khi chơi một đoạn giai điệu đặc trưng với tiết tấu nhanh.
Những video hướng dẫn trên YouTube sẽ giúp ích rất nhiều cho cả những người mới bắt đầu lẫn những người chơi ở trình độ cao. Được tận mắt xem Stevie Ray Vaughn chơi những đoạn độc tấu hay xem Jack Johnson chơi một trong những bài hát mà bạn yêu thích ở cự li gần sẽ đem đến cho bạn một trải nghiệm học tập thú vị.
Nếu mục tiêu của bạn là chơi ghi-ta cổ điển hoặc ghi-ta jazz, hoặc nếu bạn muốn học cách đọc bản nhạc thì nên tham gia những khoá học chính quy. Tự học là một cách thức hiệu quả để phát triển phong cách của riêng bạn, nhưng phương thức này cũng gây khó khăn khi bạn phải từ bỏ phong cách đó và thay thế bằng một phong cách “chuẩn” tại một thời điểm nào đó.
Đừng nản lòng khi những hợp âm của bạn nghe không hay. Hãy tăng cường sức mạnh của những ngón tay và tiếp tục luyện tập. Âm thanh sẽ được cải thiện.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc dùng những ngón tay để tạo hình cho hợp âm, bạn nên bắt đầu với việc nâng cao sức mạnh của ngón tay, sự khéo léo và độ quen thuộc với cây đàn.
Tìm những bài hát mà bạn muốn chơi, tìm bảng kí hiệu hợp âm và luyện tập bài hát đó. Điều này sẽ giúp bạn thấy hứng thú hơn khi chơi ghi-ta.
Luyện tập chơi đàn theo phong cách sử dụng ngón tay để gảy từng dây đàn(fingerpicking). Hãy tìm những mẫu của phong cách chơi đàn này trên mạng hoặc để đạt hiệu quả cao hơn, thử cố gắng tự tìm ra mẫu từ những bài hát ghi-ta mà bạn yêu thích.
Nếu hợp âm không cho ra âm thanh cần có, hãy chơi riêng từng dây trong hợp âm đó, bạn sẽ thấy mình có thể đã làm mất tiếng hoặc chơi sai hợp âm. Động tác này giúp bạn xác định được hợp âm của mình gặp vấn đề ở chỗ nào.
Dùng những đầu ngón tay của bạn để chơi các hợp âm sẽ giúp các dây có âm thanh trong hơn.
Nếu bạn gặp khó khăn khi nhấn dây đàn xuống phím thì hãy dùng các dây nhẹ hơn. Âm thanh mà chúng tạo ra không hay bằng nhưng dễ sử dụng hơn nhiều và giảm đau đớn cho những đầu ngón tay của bạn.
Gảy những dây dày có thể khiến ngón tay của bạn bị đau. Để tránh điều này xảy ra, hãy dùng miếng gảy đàn.
Bạn hiển nhiên sẽ gảy sai khi đang học, đừng nản lòng, bạn không phải người duy nhất!
In ra bảng kí hiệu đọc âm và treo ở chỗ bạn thường hay thấy. Điều này có thể giúp bạn rất nhiều.
Việc dựa vào những văn bản hay video hướng dẫn mà không có sự trợ giúp của những bài học do giáo viên có kinh nghiệm đảm nhiệm có khả năng dẫn đến những thói quen không tốt khó sửa. Mặc dù việc học mà không tham gia các khoá học chính quy cũng đem lại hiệu quả tương đương nhưng những khoá học này sẽ giúp bạn sửa bất kì lỗi sai nào mà bạn mắc phải khi chơi.
Cẩn thận không luyện tập quá nhiều lúc đầu. Một giờ mỗi ngày là đủ và không làm đau tay của bạn.
Một cây đàn ghi-ta mà bạn cảm thấy phù hợp
Một miếng gảy đàn (tuỳ chọn)
Một thiết bị lên dây (khuyên dùng với những người mới học)
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Ch%C6%A1i-%C4%90%C3%A0n-Ghi-ta