Rụng tóc, đặc biệt đối với thanh thiếu niên, là một vấn đề gây khó chịu và xấu hổ. Rụng tóc xảy ra khi một điều gì đó ngăn cản tóc phát triển,, làm tăng lượng tóc rụng hoặc gãy. Nếu tóc của bạn đã ngừng phát triển, nó sẽ không phát triển lại cho đến khi bạn xác định và giải quyết được những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra rụng tóc. Một số nguyên nhân có thể gây rụng tóc ở thanh thiếu niên bao gồm căng thẳng, ít chăm sóc tóc, hoặc do vấn đề sức khỏe.
Phương pháp 1 của 4:
Xác định nguyên nhân gây rụng tóc

Các kiểu tóc búi hay buộc chặt có thể gây ra “tình trạng rụng tóc do kéo căng” với các nang tóc bị hư tổn theo thời gian. Nếu bạn cảm thấy đau phần da đầu, tránh vuốt hết tóc ra sau để buộc kiểu đuôi ngựa hay những kiểu đầu làm tóc bị kéo căng.

Nghiên cứu gần đây cho thấy rụng tóc do di truyền có thể được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ ở cả nam và nữ.


Rối loạn này thường xảy ra do căng thẳng. Hãy gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia về tóc và da đầu “trichologist” (chuyên nghiên cứu về lông tóc) để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn vô độ có thể khiến cơ thể thiếu protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu đối với sự tăng trưởng của tóc. Một số thanh thiếu niên ăn chay cũng bị rụng tóc nếu họ không nhận đủ chất đạm từ nguồn thực phẩm chay.
Vận động viên có nguy cơ rụng tóc cao hơn bởi vì họ thường bị mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Bệnh thiếu máu có thể dẫn đến rụng tóc.
Một nguyên nhân gây ra rụng tóc loang lổ, thường đi kèm với tróc vảy và gãy tóc, là bệnh ecpet mảng tròn của da đầu, được gọi là nấm da capitis. Nó thường không phổ biến ở tuổi thiếu niên nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra. Vấn đề này là do nhiễm trùng nấm và có thể được điều trị bằng thuốc uống và dầu gội đặc biệt.

Nếu không được kiểm tra, chứng rụng tóc từng mảng đôi khi có thể dẫn đến hói toàn bộ hoặc thậm chí rụng hết toàn bộ lông trên cơ thể, mặc dù hiện tượng này là rất hiếm. Gặp bác sĩ da liễu để có chẩn đoán phù hợp, việc đó có thể bao gồm kiểm tra tóc dưới kính hiển vi hoặc hẹn làm kiểm tra sinh thiết da.
Bệnh này không truyền nhiễm.

Phương pháp 2 của 4:
Điều chỉnh việc chăm sóc tóc

Cảnh giác với sản phẩm được quảng cáo là chống rụng tóc hoặc giúp mọc tóc mà chưa qua kiểm nghiệm.
Tìm lời khuyên từ nhà tạo mẫu tóc hoặc bác sĩ da liễu để được tư vấn về những sản phẩm dành cho tóc phù hợp nhất với bạn.

Tập trung làm sạch da đầu với dầu gội thay vì chỉ làm sạch tóc. Chỉ làm sạch tóc sẽ khiến tóc khô, dẫn đến hiện tượng tóc dễ bị gãy và rụng.
Thoa dầu xả tóc sau mỗi lần gội đầu để dưỡng ẩm và cải thiện độ chắc khỏe của tóc. Không giống như dầu gội đầu, bạn nên tránh để dầu xả tiếp xúc lên da đầu và làm theo hướng dẫn sử dụng. Thoa dầu xả lên da đầu có thể bít kín và ảnh hưởng xấu đến nang tóc.
Tránh dùng khăn chà xát mạnh lên tóc sau khi tắm – việc đó có thể làm tóc bị gãy và hư tổn.

Có thể bạn phải sử dụng nhiệt để tạo kiểu tóc cho những dịp đặc biệt. Nếu phải tạo kiểu tóc bằng nhiệt, nên bảo vệ tóc với những sản phẩm phù hợp.



Bất cứ khi nào có thể, hãy tránh sử dụng hóa chất cho tóc.
Đeo mũ bơi khi đi bơi để bảo vệ tóc. Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc dành riêng cho người bơi lội để bổ sung độ ẩm cho da đầu và tóc nếu bạn thường xuyên đi bơi.
Phương pháp 3 của 4:
Thay đổi phong cách sống

Sắt và kẽm: khoáng chất này có trong thịt nạc đỏ, đậu nành và đậu lăng. Chúng giúp ích cho sự phát triển của nang tóc.
Protein: thịt, cá, đậu, các loại hạt, sữa chua thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi cho tóc.
Axit béo Omega-3: cá béo như cá hồi sẽ cải thiện độ chắc khoẻ và độ bóng của tóc. Một số lợi ích khác bao gồm giảm trầm cảm và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Biotin: loại vitamin B này có trong trứng, rất quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh của tất cả tế bào, bao gồm tóc.

Mặc dù không có sự tương quan trực tiếp giữa thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và ngăn ngừa rụng tóc, thực phẩm chức năng sẽ giúp duy trì sức khỏe cho tóc và cơ thể.

Thực hiện một số hoạt động giải tỏa căng thẳng như yoga, thiền, hoặc chạy bộ. Dành thời gian cho những thói quen bạn yêu thích, và tập trung mang lại cảm giác bình tĩnh và bình yên cho cuộc sống.
Nếu cảm thấy không thể giải quyết căng thẳng, hãy trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia tư vấn để giải tỏa căng thẳng và phục hồi.
Phương pháp 4 của 4:
Điều trị y tế

Đừng dùng thuốc Rogaine nếu bạn đang hoặc có kế hoạch mang thai.

Bác sĩ da liễu sẽ xem xét tiền sử bệnh án của bạn và thực hiện kiểm tra tóc và da đầu để chẩn đoán nguyên nhân gây rụng tóc.
Họ cũng có thể làm các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu để loại trừ bệnh; kiểm tra dưới kính hiển vi đối với tóc gãy; hoặc kiểm tra sinh thiết da.

Bạn chỉ đang rụng tóc ở đầu hay còn rụng lông ở những bộ phận khác trên cơ thể?
Bạn có nhận ra dạng rụng tóc của mình như chân tóc bị thụt hoặc phần tóc trên trán thưa dần, hoặc tóc rụng khắp đầu không?
Bạn có nhuộm tóc không?
Bạn có dùng máy sấy tóc không? Mức độ có thường xuyên không?
Bạn dùng loại dầu gội nào? Bạn có dùng những sản phẩm cho tóc khác như gel hoặc thuốc xịt tóc không?
Bạn có bị bệnh hay sốt cao gần đây không?
Bạn có gặp căng thẳng bất thường gần đây không?
Bạn có những hành vi kéo tóc hoặc chà xát da đầu khi lo lắng không?
Bạn có dùng bất cứ loại thuốc điều trị nào không, bao gồm cả các loại thuốc không kê toa?

Propecia thường được kê cho nam giới, vì nó có thể gây ra nguy cơ dị tật bẩm sinh nếu được sử dụng ở phụ nữ mang thai.

Đừng bao giờ ngừng dùng thuốc điều trị vì nó có thể khiến tình trạng của bạn trầm trọng thêm.
Nếu bạn đang bị chứng đái tháo đường hay bệnh tuyến giáp, khi có sự chăm sóc thích hợp, tóc sẽ giảm hoặc ngừng rụng.

Tiêm thuốc tại chỗ: Tiêm trực tiếp nhóm hợp chất cấu trúc nhân steroid vào những vùng bị rụng tóc. Một số tác dụng phụ có thể bao gồm đau tạm thời và suy thoái tạm thời ở làn da và thường sẽ tự khôi phục.
Thuốc dạng viên: Tác dụng phụ của thuốc corticosteroid bao gồm tăng huyết áp, tăng cân, và loãng xương. Do đó, thuốc viên hiếm khi được kê đơn để điều trị rụng tóc, và nếu dùng thì chỉ trong thời gian ngắn.
Bôi thuốc mỡ: Thuốc mỡ hoặc kem có chứa steroid có thể được dùng bôi trực tiếp vào khu vực hói đầu. Cách này sẽ ít gây ra tổn thương hơn so với tiêm thuốc và thường áp dụng đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, thuốc mỡ dạng bôi và các loại kem ít có hiệu quả hơn so với dạng thuốc tiêm. Bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc bôi lên những khu vực bị hói đầu.
Các phương pháp điều trị thay thế như: châm cứu, điều trị bằng laser và ánh sáng, xoa bóp bằng dầu thơm, dầu hoa anh thảo vào buổi tối và các loại thảo mộc Trung Quốc khác không được chứng nhận bởi những thử nghiệm lâm sàng và không được xem là biện pháp chữa rụng tóc hiệu quả.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%91ng-r%E1%BB%A5ng-t%C3%B3c-%E1%BB%9F-thanh-thi%E1%BA%BFu-ni%C3%AAn