Chứng nghiện tình dục, hoặc cuồng dâm (HD), được định nghĩa là liên tục tham gia hoạt động tình dục gây hậu quả tai hại tới các mối quan hệ, công việc, và/hoặc lòng tự trọng của bản thân. Một số người dễ bị mắc chứng nghiện tình dục. Đặc biệt, những bệnh nhân đang mắc chứng rối loạn cảm xúc, có tiền sử lạm dụng thể xác hay tình dục, nghiện rượu, hoặc lạm dụng thuốc có nhiều khả năng hình thành chứng nghiện tình dục. Mặc dù có nhiều tranh cãi giữa các chuyên gia sức khỏe tâm thần, cẩm nang Chẩn đoán và thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) không xem tình trạng cuồng dâm hoặc nghiện tình dục như chứng nghiện hoặc rối loạn tâm thần. Mặc dù vậy, để chống lại cơn nghiện, đầu tiên bạn cần xác định xem bạn có gặp phải vấn đề này không, sau đó tiến hành điều trị và thay đổi bản thân để cai nghiện hoàn toàn.
Phần 1
Tìm kiếm Trợ giúp

Ngoại tình
Sử dụng hành vi tình dục cưỡng chế để thoát khỏi sự cô đơn, trầm cảm, lo lắng hoặc căng thẳng
Suy nghĩ về tình dục và gạt bỏ mọi quyền lợi hoặc cơ hội nghề nghiệp khác
Xem tranh ảnh khiêu dâm quá nhiều
Thủ dâm thường xuyên, đặc biệt là trong các tình huống không thích hợp chẳng hạn như tại nơi làm việc
Quan hệ tình dục với gái mại dâm
Quấy rối tình dục người khác
Quan hệ tình dục không an toàn với người lạ có thể dẫn đến mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Nếu không chắc mình có mắc STD hay không, bạn cần kiểm tra ngay lập tức. Nếu đang đang có mối quan hệ tình dục, bạn cũng cần đưa bạn tình đi khám.

Hành vi tình dục nguy hiểm là dấu hiệu của Rối loạn Nhân cách Ranh giới được DSM-5 công nhận, và có thể điều trị bằng liệu pháp và đôi khi có thể dùng thuốc.
Tìm sự trợ giúp ngay lập tức nếu bạn có nguy cơ làm hại bản thân hoặc người khác, mắc chứng rối loạn lưỡng cực hoặc muốn tự tử.

Nếu bạn đang có mối quan hệ ràng buộc thì chuyên gia trị liệu hôn nhân và gia đình có thể giúp bạn cũng như bạn tình.

Bác sĩ trị liệu có kinh nghiệm có thể giúp bạn xử lý tình hình phức tạp của bạn. Vì sự chấp nhận của xã hội về chứng nghiện tình dục là khác nhau, bác sĩ trị liệu có thể giúp bạn điều hướng các mối quan hệ và vượt qua mọi cảm giác xấu hổ có thể xảy ra.

Nếu thấy khó khăn vì cảm giác xấu hổ, bạn nên xem xét hình thức điều trị khác. Nếu mắc bệnh về thể chất, bạn sẽ đi khám bác sĩ. Khi bị sâu răng, bạn cần tìm đến nha sĩ. Bạn sẽ không cảm thấy xấu hổ về việc tìm kiếm phương pháp điều trị. Bạn nên nhắc nhở bản thân rằng mình đang tìm kiếm sự giúp đỡ nhằm thay đổi cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc hơn, và đó là biểu hiện đáng ngưỡng mộ của lòng can đảm và niềm tin vào bản thân.
Luôn nhớ rằng bạn không đơn độc. Nhiều người cũng đang phải vật lộn với chứng cuồng dâm. Các chuyên gia sức khỏe tâm thần luôn kín đáo và hiểu biết. Họ sẽ giữ bí mật thông tin của bạn, trừ khi bạn thông báo rằng sẽ làm tổn thương chính mình hay người khác, lạm dụng tình dục trẻ em, lạm dụng hoặc bỏ mặc đối tượng dễ bị tổn thương (ví dụ người cao tuổi hoặc trẻ vị thành niên).

Người thân yêu của bạn có thể không hiểu biết về chứng nghiện tình dục hoặc tức giận với bạn vì hành vi trong quá khứ. Những cảm xúc này là bình thường. Bạn nên tìm một vài người có thể hiểu thấu nỗi khổ của bạn và giúp bạn thành công. Không nên dành quá nhiều thời gian với những người hay chỉ trích bạn.

Phần 2
Tự ngẫm nghĩ về cơn nghiện


Cảm thấy tự do.
Quan tâm đến nhiều thứ ngoài tình dục và dành nhiều thời gian thực hiện công việc mà mình yêu thích.
Tập trung vào việc phát triển sự gắn kết sâu sắc với mọi người.
Sửa chữa các mối quan hệ.
Cảm thấy tự hào về khả năng vượt qua cơn nghiện.

Tôi từ bỏ vì muốn sửa chữa mối quan hệ với đối tác và quay trở lại với gia đình.
Tôi từ bỏ vì tôi đã mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục và biết rằng mình phải lựa chọn theo hướng khác tốt đẹp hơn.
Tôi từ bỏ để làm gương cho các con tôi.

Phần 3
Chấm dứt hành vi nghiện tình dục


Một số tình huống có thể thúc đẩy hành vi nghiện. Ví dụ, có thể bạn ngủ qua đêm trong khi đi công tác. Khi đó bạn cần tìm biện pháp ngăn chặn ngay lập tức. Đi công tác với một đồng nghiệp hoặc ở cùng bạn bè tốt thay vì ở một mình trong khách sạn.

Tất nhiên bạn có thể giữ lại thông tin của đối tác hoặc bạn tình có mối quan hệ ràng buộc.
Phần 4
Vượt qua cơn nghiện

Viết nhật ký hằng ngày.
Tham gia khóa học thanh nhạc hoặc dàn đồng ca hay nhóm nhạc.
Tham dự khóa học nghệ thuật hoặc vẽ, sơn, hay tạc tượng tại nhà.
Thực hiện sở thích mới đòi hỏi nỗ lực thể chất, chẳng hạn như chế biến gỗ.
Tham gia các hoạt động giảm căng thẳng như yoga hay thái cực quyền.
Tham gia hoạt động làm tăng nhịp tim như thám hiểm hang động hoặc nhảy dù.


Bác sĩ trị liệu có thể dẫn dắt bạn đi theo hướng này. Bạn thậm chí có thể thấy rằng bác sĩ trị liệu được đào tạo chuyên môn sức khỏe tình dục có khả năng chỉ dạy bạn cách để hình thành thái độ lành mạnh đối với tình dục.
Khám phá những điều bạn thích liên quan đến chuyện chăn gối. Khi mắc chứng nghiện tình dục, bạn có thể làm những điều mà bản thân thậm chí không thực sự thích làm vì chúng mang tính chất ép buộc. Bạn nên dành thời gian để khám phá những điều mà mình thực sự yêu thích khi quan hệ tình dục. Điều gì làm cho bạn cảm thấy có giá trị với vai trò bạn tình? Cảm giác mà bạn mang lại cho người khác là gì?
Bạn nên xem tình dục như một phần của cuộc sống lành mạnh, chứ không phải là “trái cấm” hoặc một cái gì đó phải giấu kín hay cảm thấy xấu hổ về nó. Một người mắc chứng ăn quá nhiều sẽ không xử lý một cách đơn giản là ngừng ăn; tương tự như vậy, bạn không nhất thiết phải ngừng quan hệ tình dục. Bạn chỉ muốn tích hợp nó vào cuộc sống tổng thể theo hướng lành mạnh.

Khi cơn nghiện xuất hiện trở lại, bạn nên xem lại nhật ký của mình. Đọc to tuyên bố nhiệm vụ và nhắc nhở bản thân về những lý do tại sao muốn vượt qua cơn nghiện. Bạn nên duy trì tiến hành điều trị và tham gia nhóm hỗ trợ.

Việc sử dụng ma túy và rượu thường xuyên có thể gây nghiện tình dục. Nếu đang đấu tranh với chứng nghiện này, bạn nên hạn chế hoặc từ bỏ sử dụng các chất kích thích.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%AFa-b%E1%BB%87nh-Nghi%E1%BB%87n-T%C3%ACnh-d%E1%BB%A5c