Chứng tê bàn chân và ngón chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và thường kèm theo cảm giác như kim châm. Chứng tê bàn chân có thể đơn giản như bàn chân của bạn sắp “ngủ” hoặc có thể nghiêm trọng như bệnh tiểu đường hay bệnh đa xơ cứng. Việc xử lý chứng tê bàn chân và ngón chân là điều cần thiết vì chứng bệnh này không những ảnh hưởng đến khả năng đi lại của bạn mà còn có thể là một triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Phương pháp 1 của 3:
Xử lý chứng tê thỉnh thoảng xảy ra

Ngoài việc giúp hết tê, việc tập thể dục thường xuyên còn giúp bạn ngăn ngừa chứng tê ngay từ đầu. Bạn hãy cố gắng đưa hoạt động thể chất vào thời gian biểu hàng ngày, cho dù chỉ là đi dạo một vòng ngắn.
Các bài tập tác động mạnh đến bàn chân như chạy bộ có thể gây tê bàn chân và ngón chân ở một số người, do đó bạn hãy thử những bài tập ít tác động hơn như bơi hoặc đạp xe.
Giãn cơ thật kỹ trước khi luyện tập, đi giầy thể thao thích hợp và tập trên bề mặt bằng phẳng.

Nếu phải ngồi lâu, có thể bạn nên thỉnh thoảng nâng cao chân để giúp tăng lưu thông máu.





Gọi cấp cứu nếu chứng tê bàn chân đi kèm với các triệu chứng như yếu ớt, tê liệt, mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện, nói líu lưỡi.
Thai nghén thường làm sưng bàn chân và ngón chân, từ đó có thể gây tê. Nếu bác sĩ cho rằng hiện tượng tê ở bạn là do mang thai mà không phải căn bệnh nào khác, bạn hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ để giảm chứng tê bàn chân thỉnh thoảng xảy ra.
Phương pháp 2 của 3:
Xử lý chứng tê liên quan đến bệnh tiểu đường

Chứng tê có thể cực kỳ nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường, vì tình trạng này có thể khiến họ không có cảm giác đau ở bàn chân do bị bỏng, bị đâm hoặc phồng rộp.
Tình trạng lưu thông máu kém cũng có nghĩa là chân của người bệnh sẽ lâu lành hơn, do đó nhiễm trùng là tình trạng rất đáng lo ngại. Vì vậy, việc chăm sóc cẩn thận bàn chân là điều vô cùng quan trọng khi bị tiểu đường.

Thử đường huyết thường xuyên bằng máy đo đường huyết và xét nghiệm mức A1C mỗi năm vài lần.
Mặc dù chứng tê bàn chân và các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường có thể gây khó khăn cho việc tập thể dục, bạn vẫn nên tích cực vận động. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, bất kể là đến phòng tập hay đi bộ lên xuống cầu thang ở nhà.
Áp dụng chế độ ăn lành mạnh và cân bằng với hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, cá và sữa ít béo. Hết sức tránh các thức ăn làm tăng đường huyết như bánh ngọt và nước soda.
Đều đặn dùng đủ thuốc được bác sĩ kê toa, kể cả insulin.
Hút thuốc lá có thể khiến các triệu chứng tiểu đường nặng thêm, do đó bạn hãy tham khảo bác sĩ để cai thuốc lá.

Việc giảm cân cũng có thể giúp bạn giảm huyết áp, nhờ đó cũng giúp giảm tê. Nếu việc giảm cân không đủ để kiểm soát huyết áp, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc.



Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc để chữa trị chứng tê, mặc dù thường là thuốc ngoài hướng dẫn.
Phương pháp 3 của 3:
Xử lý chứng tê mãn tính do các bệnh lý khác


Không bao giờ ngưng dùng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn cần phải giảm liều lượng dần dần đối với một số loại thuốc.


Nếu bạn chưa được chẩn đoán căn bệnh mãn tính nào, chứng tê bàn chân và ngón chân có thể là dấu hiệu đầu tiên. Nhớ cho bác sĩ biết về mọi triệu chứng xảy ra ở bạn để họ biết phải làm các xét nghiệm nào.
Nếu bạn đã được chẩn đoán một căn bệnh nào đó nhưng hiện tượng tê là triệu chứng mới, bạn cần báo cho bác sĩ biết trong lần khám sau để được bổ sung thuốc hoặc dùng các phương pháp điều trị khác.


Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%AFa-ch%E1%BB%A9ng-t%C3%AA-b%C3%A0n-ch%C3%A2n-v%C3%A0-ng%C3%B3n-ch%C3%A2n