Cứng khớp hàm là thuật ngữ thường dùng để chỉ tình trạng cứng và đau xung quanh các cơ hàm. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này xuất phát từ một vấn đề ở khớp thái dương hàm, khớp chính của hàm. Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng đây lại là vấn đề phổ biến và bạn có thể tự chữa trị. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cứng hàm cũng là một triệu chứng của bệnh uốn ván, một căn bệnh rất nguy hiểm. Trường hợp này hiếm xảy ra hơn bệnh viêm khớp thái dương hàm nhiều, nhưng nếu bạn bị cứng hàm kèm theo sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi và co thắt ở các cơ khác, hãy tìm dịch vụ cấp cứu ngay lập tức. Nếu triệu chứng chỉ là đau và cứng, có lẽ vấn đề chỉ là viêm khớp thái dương hàm. Trong trường hợp này, bạn có thể thử áp dụng vài mẹo tự chữa trị tại nhà là sẽ thấy đỡ hơn.
Phương pháp 1 của 3:
Giảm đau và cứng
Nếu bị viêm khớp thái dương hàm gây cứng hàm, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu. Các triệu chứng thường gặp là đau và cứng ở hàm, kèm theo đó là đau đầu và mệt mỏi. Các nha sĩ thường khuyên sử dụng thuốc kháng viêm không sterod để giảm đau cho đến khi hết viêm, nhưng cũng có một số biện pháp tự nhiên để giúp bạn đối phó với bệnh này. Hãy thử áp dụng các mẹo sau đây để giảm đau và đỡ khó chịu khi bạn bị cứng khớp hàm.

Liệu pháp mát-xa có thể hữu ích trong trường hợp bạn cảm thấy hàm bị siết chặt hoặc không mở to miệng được.


Không có nguyên tắc nhất định nào về việc nên chườm lạnh hay chườm nóng để chữa cứng hàm. Nói chung, bạn cứ áp dụng cách nào có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu nhất.

Bác sĩ có thể phải dùng tay nắn chỉnh hàm để “mở khoá”. Điều này nghe có vẻ đáng sợ, nhưng bạn sẽ được gây tê để không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện thủ thuật.
Các biểu hiện đi kèm với cứng khớp hàm như sốt, đổ mồ hôi, tăng huyết áp và tim đập nhanh đều là các triệu chứng của bệnh uốn ván. Hãy nhanh chóng tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.
Phương pháp 2 của 3:
Thả lỏng hàm
Tình trạng cứng hàm gây rất nhiều áp lực cho các cơ và khớp hàm. Thả lỏng các cơ hàm là một cách hữu hiệu để điều trị cứng khớp hàm và ngăn ngừa xảy ra các vấn đề ở hàm. Điều này đòi hỏi bạn phải lưu tâm trong nếp sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể thử làm theo các lời khuyên sau đây để tránh gây căng thẳng cho hàm khi bị cứng khớp hàm.

Bạn cũng có thể hấp hoặc nướng hoa quả và rau củ cho mềm để dễ ăn hơn.



Đôi khi bạn vô tình ép sát hai hàm răng vào nhau mà không biết. Nếu nhận ra mình đang làm vậy, bạn hãy tự nhắc mình hãy tách hai hàm răng ra.
Thử đặt lưỡi lên trên hàm răng dưới để buộc hai hàm răng phải tách ra.


Nếu không thể ngừng nghiến răng, bạn có thể đeo máng bảo vệ răng để đệm cho hàm được êm. Hãy đến nha sĩ để đặt làm máng bảo vệ răng.

Một số hoạt động thư giãn như thiền hoặc yoga có thể giúp giảm stress. Hãy thử dành thời gian cho một trong các hoạt động này mỗi ngày để thư giãn.
Làm những việc mình yêu thích cũng là cách để giảm căng thẳng.

Nha sĩ có thể phát hiện bạn có tật nghiến răng qua các vết trầy trên răng. Họ sẽ cho bạn biết nếu thấy có các dấu hiệu nghiến răng và đề nghị bạn đeo máng bảo vệ răng.

Nha sĩ cũng có thể đề nghị bạn tập vật lý trị liệu hoặc xoa bóp trị liệu để giảm đau.
Phương pháp 3 của 3:
Các phương pháp giảm đau thay thế
Có một số liệu pháp thay thế có thể giúp giảm đau khớp thái dương hàm. Tuy không được chứng minh bằng nghiên cứu khoa học, nhưng nhiều người nhận thấy các liệu pháp này có hiệu quả, hơn nữa chúng cũng không gây hại gì, do đó bạn có thể thử áp dụng xem có công hiệu không.

Bạn nhớ tìm chuyên gia châm cứu có giấy phép và kinh nghiệm để đảm bảo được điều trị đúng chuyên môn.

Liều dùng thông thường của glucosamine để điều trị viêm khớp là 1,5 g mỗi ngày, nhưng bạn hãy tuân theo hướng dẫn của nhãn hiệu sản phẩm cụ thể.
Glucosamine có thể tương tác với thuốc chống đông máu và một số thuốc khác, do đó bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.


Các nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: hoa quả họ cam quýt, ớt chuông, rau lá xanh, cà chua, quả mọng và dưa hấu.
Hiện tượng bị cứng hàm có thể đáng lo ngại, nhưng hầu hết các trường hợp đều không nghiêm trọng. Tình trạng này thường do viêm khớp thái dương hàm, tức là khớp trong hàm bị viêm. Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng đây là vấn đề mà nhiều người gặp phải, và bạn có thể tự chữa trị tại nhà. Lưu ý rằng, tuy hiếm gặp, nhưng hiện tượng cứng khớp hàm có thể là một triệu chứng của bệnh uốn ván, do đó bạn cần tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bị sốt. Nếu không, các biện pháp kiểm soát đau và viêm tại nhà sẽ giúp ích rất nhiều. Nếu bạn vẫn không thấy đỡ, hãy đến gặp nha sĩ để tìm các phương án điều trị khác.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%AFa-c%E1%BB%A9ng-kh%E1%BB%9Bp-h%C3%A0m-b%E1%BA%B1ng-ph%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p-t%E1%BB%B1-nhi%C3%AAn