Con người ai cũng ít nhất bị đau bụng một lần trong đời và chó nuôi cũng vậy. Nếu bạn nghi ngờ chú chó nhà bạn đang bị đau bụng, hãy thực hiện một số cách giúp chó dễ chịu hơn cũng như giảm nguy cơ bị bệnh hoặc tiêu chảy.
Phần 1 của 3:
Chữa đau bụng cho chó

Ngưng cho chó ăn trong 24 giờ.
Nên đưa chó đi khám bác sĩ thú y nếu vẫn biểu hiện triệu chứng đau bụng.

Nếu chó nôn nước ra, bạn nên chia nước thành phần nhỏ và cho chó uống cách 30 phút một lần.
Nếu chó nặng dưới 10 kg, cứ cách 30 phút bạn hãy cho chó uống nửa cốc nước nhỏ (cốc đựng trứng). Nếu chó nặng hơn 10 kg, bạn cho chó uống khoảng nửa tách nước (cỡ bằng tách uống trà)cách 30 phút một lần.
Nếu sau 2-3 tiếng chó không bị nôn nữa, bạn có thể cho chó uống nhiều nước như bình thường.
Đưa chó đến bác sĩ thú y nếu vẫn tiếp tục nôn dù bạn đã hạn chế lượng nước uống.

Không cho chó ăn thực phẩm có ‘hương vị gà’. Thực phẩm này chứa ít thịt gà và không thể thay thế thịt gà thật.
Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về thực phẩm nên cho chó ăn để giúp chó mau hồi phục. Bác sĩ có thể khuyến nghị 2 chế độ ăn Hills ID hoặc Purina EN.

Nếu sau 24 giờ nhịn đói mà chó vẫn không chịu ăn hoặc ăn ít, bạn nên đưa chó đi khám.

Không xoa bóp dạ dày của chó. Chó không thể nói cho bạn biết là bạn đang giúp nó đỡ hơn hay ngày càng tệ đi. Nếu nhấn phải một vị trí đặc biệt nhạy cảm, bạn sẽ khiến chó bất ngờ đau nhói và quay sang cắn bạn.


Nôn không được. Cố nôn nhưng không nôn ra được gì chứng tỏ chó đang bị xoắn dạ dày. Liên hệ với bác sĩ thú y ngay trong trường hợp khẩn cấp
Nôn liên tục hơn 4 tiếng
Nôn và không giữ được nước trong dạ dày. Dấu hiệu này chứng tỏ chó có nguy cơ bị mất nước. Bạn cần liên hệ với bác sĩ thú ý để chó được truyền dịch nếu cần thiết.
Chậm chạp và thiếu năng lượng
Không ăn trong hơn 24 giờ
Tiêu chảy (không có máu) trong hơn 24 giờ
Tiêu chảy có máu
Tăng mức độ khó chịu, chẳng hạn như rên rỉ

Maropitant (Cerenia) là thuốc thường được kê đơn cho chó đã qua hóa trị. Cho chó uống một lần mỗi ngày. Thuốc có tác dụng trong vòng 24 tiếng. Liều uống là 2 mg/kg cân nặng của chó. Ví dụ 1 con chó Labrador nặng trung bình sẽ phải uống 60 mg thuốc một lần mỗi ngày.
Phần 2 của 3:
Chẩn đoán đau bụng cho chó

Chó không thể tìm vị trí thoải mái để nằm yên.
Chó có thể liên tục bước tới bước lui.


Chảy nước dãi bất thường hoặc quá mức cũng có thể là dấu hiệu của buồn nôn hoặc rối loạn dạ dày. Tuy nhiên, một số giống chó bẩm sinh đã chảy nhiều nước dãi, do đó bạn phải hiểu rõ chó mình nuôi để biết được chảy nước dãi có phải là dấu hiệu bất thường hay không.
Nuốt khan cũng có thể là do dạ dày khó chịu.

Việc không nghe thấy âm thanh từ bụng không có nghĩa là chó không bị đau dạ dày mà có thể là do bạn không thể nghe được âm thanh đó.

Chó sẽ rướn mông lên cao và duỗi chân trước trên mặt đất.
Ở tư thế này, chó đang cố gắng kéo căng dạ dày để giảm bớt khó chịu.

Phần 3 của 3:
Ngăn ngừa đau bụng cho chó


Đối với chó trưởng thành, mỗi ngày bạn nên cho ăn hai lần – một lần buổi sáng và một lần buổi tối. Lượng thực phẩm cho mỗi bữa ăn phụ thuộc vào kích cỡ của giống chó. Lượng thức ăn cho chó trên bao bì thực phẩm thường khác nhau, do đó bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để có hướng dẫn cụ thể hơn.
Bạn có thể sử dụng công cụ trực tuyến để tính toán lượng calo khuyến cáo dành cho chó. Sau khi tìm hiểu, bạn có thể nhìn lượng calo trên thức ăn và cho chó ăn theo đúng lượng khuyến nghị.

Chọn thực phẩm có thành phần chất lượng cao. Thực phẩm rẻ tiền thường chứa nguyên liệu không chất lượng và khó tiêu.
Cũng giống như thực phẩm dành cho người, thực phẩm dành cho chó cũng phải ghi rõ hàm lượng của các thành phần trên bao bì. Nên lựa chọn thực phẩm giàu protein như cá, thịt hoặc trứng. Thực phẩm càng nhiều protein, chó càng dễ tiêu hóa.

Quả bơ
Bột bánh mì
Sôcôla
Rượu bia
Nho hoặc nho khô
Thực phẩm chứa hoa bia
Hạt Mắc-ca
Hành tây
Tỏi
Xylitol, sản phẩm thường hiện diện trong các loại thực phẩm “không đường”.

Công viên dành cho chó là nơi khó có thể đếm số lượng chó vì có rất nhiều chó chơi ở đây. Thêm vào đó, mỗi ngày đều có những con chó khác đến công viên để chơi.
Nếu chó của bạn bị bệnh, bạn nên hỏi các chủ chó xung quanh xem có con chó nào bị bệnh gần đây không.
Gặp chủ của con chó lây bệnh để biết được chó nhà bạn đang bị bệnh gì cũng như mức độ nghiêm trọng của căn bệnh.

Cẩn thận với một số bệnh (như tiểu đường) vì những căn bệnh này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu chó không ăn được. Cơn đau bụng đơn giản cũng có thể kích thích và khiến tình trạng bệnh thêm tồi tệ. Liên hệ với bác sĩ thú y nếu chó có bất cứ thay đổi nào trong thói quen ăn uống.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%AFa-%C4%91au-b%E1%BB%A5ng-cho-ch%C3%B3