Cách bạn chuẩn bị hành lý có ảnh hướng lớn tới kết quả chuyến đi của bạn – nếu bạn đã từng chứng kiến cảnh va-li bị nhem nhuốc vì tuýp thuốc đánh răng bị vỡ, bạn sẽ hiểu điều này là đúng! Để sửa soạn hành lý, bạn phải sắp xếp mọi món đồ cần dùng khi xa nhà vào va-li nhằm tiết kiệm diện tích hết mức có thể nhưng vẫn tránh được tình trạng rò rỉ chất lỏng hoặc các thiệt hại khác. Những người di chuyển bằng máy bay hoặc tàu hỏa cũng cần lưu ý một số điểm cụ thể khi chuẩn bị hành lý.
Phương pháp 1 của 3:
Sửa soạn hành lý

Những món đồ thường bị bỏ quên bao gồm bàn chải/thuốc đánh răng, tất, kính râm, kem chống nắng, mũ, đồ ngủ, dao cạo và sản phẩm khử mùi cơ thể.
Không bao giờ coi nhẹ việc tính toán sức chứa của vali. Bạn có thực sự cần 5 đôi giầy cho 3 đêm? Và 4 chiếc áo khoác? Hãy cân nhắc thời tiết và hoạt động mà bạn sẽ tham gia. Bạn sẽ muốn tra cứu dự báo thời tiết tại điểm đến của mình.

Nới rộng “tủ đồ du lịch” bằng cách phối màu. Khi đảm bảo quần áo mình mang theo phù hợp lẫn nhau, bạn sẽ tạo ra nhiều khả năng phối đồ.
Mang túi nilon đựng quần áo bẩn. Nếu bạn không thể giặt quần áo, việc xếp quần áo bẩn vào túi riêng sẽ giúp bạn không bị lẫn lộn đồ sạch và đồ bẩn, và bạn cũng không phải tìm kiếm quần áo mỗi lần thay đồ.

Cho toàn bộ đồ dùng phòng tắm vào túi đựng chắc chắn. Bạn hẳn không muốn những món đồ này bị vỡ hoặc rò rỉ ra va-li! Xin nhắc lại, những món đồ này nên có kích cỡ phù hợp để đi du lịch.
Nếu ở khách sạn sau khi tới nơi, bạn có thể bỏ qua toàn bộ dầu gội và dầu xả, và chỉ cần sử dụng những sản phẩm mà khách sạn cung cấp. (Bạn cũng có thể mua những vật dụng thiết yếu khác tại điểm đến, ví dụ như thuốc đánh răng.)

Nếu bạn ra nước ngoài, hãy sử dụng các sản phẩm đóng gói hành lý giúp phát hiện những hành vi lục lọi, từ đó bạn có thể kiểm tra xem liệu hành lý có bị xâm phạm hay không trước khi thông quan.

Khi sửa soạn hành lý, hãy đánh dấu những món đồ bạn đã có trong danh sách. Hãy tỉ mỉ, bởi bạn sẽ không muốn hoảng loạn lục tung va-li lên chỉ để kiểm tra một món đồ đâu.







Phương pháp 2 của 3:
Sửa soạn hành lý khi đi máy bay

Mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về an toàn, nhưng tất cả đều bao gồm quy định về những vật dụng nguy hiểm dễ nhận biết (dao trong hành lý xách tay, dung dịch dễ cháy trong hành lý nói chung), những vật dụng nguy hiểm không dễ nhận biết (cắt móng tay hoặc dũa móng tay trong hành lý xách tay) và một số vật dụng khác không thể giải thích được (ví dụ như một chai nước chưa được mở trên các chuyến bay tại Mỹ – trừ khi bạn mua chai nước đó sau khi qua cổng an ninh).
Giới hạn cân nặng và kích thước hành lý sẽ tùy thuộc vào từng hãng hàng không, vì vậy hãy kiểm tra trang web hãng trước để biết thêm chi tiết. Phần lớn túi xách cỡ vừa và túi xách tay được quảng cáo là hành lý ký gửi sẽ được cho phép mang vào khoang hành khách.
Tránh mang lạc lên máy bay. Lạc có thể gây dị ứng cho các hành khách khác.
Nếu phải qua biên giới, đừng mang theo những sản phẩm nông nghiệp (rau quả và các loại hạt), thịt hoặc các sản phẩm từ sữa. Mặc dù bạn có thể mang được những sản phẩm trên tới một vài quốc gia, nhiều nước đã hạn chế những món đồ này nhằm giảm thiểu lây lan dịch bệnh cũng như phát tán sinh vật ngoại lai.

Bạn được phép mang tối đa 100 ml chất lỏng/gel trong mỗi bình chứa (không phải toàn bộ). Ví dụ, bạn được mang một lọ dầu gội 60 ml, một lọ kem đánh răng 60 ml và 100 ml sữa rửa mặt.
Các bình chứa chất lỏng phải được đặt cùng nhau trong túi có khóa đóng với thể tích 1 lít (túi sẽ được cung cấp cho bạn khi bạn qua cửa an ninh). Trước khi đưa hành lý vào máy quét, bạn cần đặt túi chứa chất lỏng vào băng tải hành lý để kiểm tra nếu cần.
Để tránh phiền nhiễu khi phải đóng gói và lưu trữ chất lỏng riêng biệt, hãy mang những món đồ dùng phòng tắm ở thể rắn (ví dụ như chất khử mùi cơ thể ở dạng rắn, phấn che khuyết điểm, v.v.). Bạn cũng có thể mang chất lỏng theo hành lý xách tay.
Các quy định về chất lỏng cũng thường không áp dụng cho thuốc được kê đơn (với điều kiện bạn có tài liệu đi kèm để xác minh thuốc), thức ăn công thức, sữa mẹ và các loại chất lỏng tương tự. Chỉ cần đảm bảo bạn lưu trữ các chất này riêng rẽ với các loại chất lỏng khác và thông báo với nhân viên quầy vé rằng mình có những sản phẩm này.



Phương pháp 3 của 3:
Sửa soạn hành lý khi đi tàu hỏa



Đừng nước đến chân mới nhảy trong việc sắp xếp đồ đạc cho chuyến đi. Làm vậy sẽ chỉ khiến bạn căng thẳng hơn và nhiều khả năng bạn sẽ quên những món đồ quan trọng nhất.
Luôn để trống 10-20% diện tích va-li để mua đồ lưu niệm, quà tặng hay những món đồ bạn sẽ mua trong chuyến đi.
Luôn mang theo thuốc được kê đơn trong chuyến đi. Một vài quốc gia có quy định khắt khe về mua bán thuốc.
Đảm bảo tất của bạn sạch trước khi dùng để đóng gói đồ trang sức và thủy tinh.
Nếu bạn trang điểm, hay mang theo che khuyết điểm, phấn nền, phấn phủ, kẻ mắt, son môi hoặc son bóng, và phấn má. Đôi khi bạn sẽ mua được sản phẩm tích hợp 2-3 chức năng trang điểm, hãy mang theo khi đi du lịch bởi chúng sẽ tiết kiệm diện tích hành lý của bạn.
Bạn ra nước ngoài? Hãy mang một bản sao hộ chiếu và lưu giữ tại nơi khác với bản gốc. Khi mất bản gốc hộ chiếu, một bản sao sẽ đẩy nhanh quá trình thay thế giấy tờ.
Hỏi người lên kế hoạch chuyến đi về những món đồ bạn cần mang theo.
Đảm bảo hành lý của bạn nổi bật hoặc được đính kèm thẻ hành lý sặc sỡ.
Sử dụng lõi giấy vệ sinh để giữ dây sạc và các loại dây điện khác khi đóng gói.
Nhớ mang theo kính bơi/mũ bơi và quần áo bơi nếu nơi bạn ở có bể bơi.
Lưu ý những hành vi lục lọi hành lý. Kiểm tra hành lý trước khi nhập cảnh để đảm bảo hành lý còn nguyên vẹn.
Đảm bảo bạn đã chuẩn bị thuốc và các món đồ quan trọng khác trong hành lý xách tay, không phải hành lý ký gửi. Nếu hành lý ký gửi bị thất lạc, bạn vẫn sẽ có những món đồ này bên mình.
Tại một số quốc gia, bạn không được phép mang theo một số loại đồ ăn nhất định, nếu không bạn có thể bị phạt tiền hoặc bắt giữ. Đảm bảo bạn đã kiểm tra lại nhiều lần về những món đồ mình được mang vào quốc gia điểm đến.
Hãy nhớ rằng các biện pháp đảm bảo an toàn sân bay của Cục Hàng không Liên bang Mỹ không cho phép mang nhiều vật dụng lên khoang hành khách, bao gồm dao cạo lưỡi gập, kéo và diêm (loại có thể cháy khi tiếp xúc với bất kỳ mặt phẳng nào). Để tìm hiểu đầy đủ danh sách những món đồ bị cấm và được cho phép tại Hoa Kỳ, hãy kiểm tra bảng sau của TSA. Với danh sách những món đồ bị cấm và được cho phép tại Việt Nam, hãy kiểm tra các văn bản tại trang web của Cục Hàng không Việt Nam.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-h%C3%A0nh-l%C3%BD-cho-m%E1%BB%99t-chuy%E1%BA%BFn-%C4%91i