Chữ ký rất quan trọng đối với việc nhận diện pháp lý cũng như bộc lộ bản thân. Hình dáng chữ ký có thể gửi gắm thông điệp về thái độ, tính cách và vị trí của bạn. Việc cải thiện chữ ký có thể là công cụ chuyên nghiệp có giá trị, đồng thời mang lại cho bạn cảm giác hài lòng với bản thân. Mỗi người có một chữ ký lý tưởng khác nhau và cải thiện cách ký tên là việc dễ dàng.

Phần 1 của 2:

Tạo ra chữ ký bạn thích

Tiêu đề ảnh Have a Nice Signature Step 1


Nghiên cứu chữ ký hiện tại của bạn. Ký tên lên một tờ giấy và quan sát nó cẩn thận. Bạn mong muốn nó phải thay đổi thế nào? Xác định những thay đổi bạn muốn là bước lên kế hoạch cho việc cải thiện chữ ký.

    Đánh giá mức độ dễ đọc. Người ta có dễ đọc ra tên bạn hoặc chữ viết tắt khi nhìn vào chữ ký hay không?

    Nghĩ xem bạn thích ký kiểu chữ thảo (nét uốn lượn) hơn hay kiểu chữ in, hay hòa trộn cả hai phong cách.

    Nhìn vào từng chữ cái, nhất là chữ cái đầu tên bạn. Bạn có thích nó như bây giờ không hay có vài ký tự bạn nghĩ chưa đẹp mắt lắm?

Tiêu đề ảnh Have a Nice Signature Step 2

Tham khảo các chữ ký. Tìm phong cách ký tên bạn yêu thích sẽ giúp bạn quyết định nên tiếp nhận những thay đổi nào. Bắt đầu bằng việc nghiên cứu chữ ký của những người mà bạn hâm mộ. Bạn sẽ được truyền cảm hứng từ chữ ký của họ.

    Nếu bạn là họa sĩ và định ký tên vào tác phẩm, hãy tập trung vào chữ ký các họa sĩ khác. Thường thì chữ ký được vẽ lên sẽ đơn giản hơn chữ ký viết tay, nhưng cũng nên rõ ràng dễ thấy.

    Nghiên cứu những chữ ký trong lịch sử. Ngày xưa, kỹ năng viết tay rất quan trọng nên bạn sẽ tìm được những ví dụ về các bản viết tay của người thời TK 19 hay đầu TK 20. Chữ ký tổng thống hay các nhà văn nổi tiếng rất dễ tìm trên mạng.

Tiêu đề ảnh Have a Nice Signature Step 3

Xác định phông chữ bạn thích. Nếu bạn bị thu hút bởi kiểu chữ thảo công phu thì các tài liệu hướng dẫn phong cách viết tay cổ điển sẽ cung cấp nguồn cảm hứng tuyệt vời. Có thể bạn sẽ muốn phong cách góc cạnh hơn chẳng hạn. Hãy tìm tại các dữ liệu phông chữ, hay xem trong sách luyện chữ đẹp từ thư viện, cách này giúp bạn xác định phong cách ưa thích.

    Trong khi tìm phông chữ, hãy in hoặc copy những chữ bạn cần. Từ đó bạn có thể chọn ra những chữ cái với phong cách đẹp mắt.

Tiêu đề ảnh Have a Nice Signature Step 4

Viết ký tự đầu tên bạn. Chữ các đầu tiên trong tên bạn là thứ nổi bật nhất trong chữ ký, nó nên mang phong cách cá nhân và dễ đọc. Có khi bạn sẽ chỉ ký tên viết tắt của bạn thôi đấy.

    Thử vung nét bay bướm như móc ngoặc để xem bạn có hợp không.

    Luyện ký chữ cái viết tắt tên bạn nhiều lần cho đến khi hài lòng.

Tiêu đề ảnh Have a Nice Signature Step 5

Luyện tập thường xuyên. Để chữ ký được đồng nhất theo ý bạn, bạn nên luyện tập mỗi khi có cơ hội. Tay bạn sẽ học được nhịp điệu và khuôn mẫu chữ ký thông qua việc lặp lại, cho tới khi bạn có thể ký tên trong vô thức mà không phải suy nghĩ nhiều.

    Mỗi lần cần ký tên, hãy chú ý sử dụng kiểu ký tên mới bạn đang luyện tập.

    Viết tên bạn lặp đi lặp lại trên vở. Bạn có thể làm việc này trong giờ học hay cuộc họp mà thông thường bạn chỉ vẽ nghuệch ngoạc, hay khi đang ngồi ở nhà xem TV.

    Sau cùng, chữ ký của bạn sẽ trở thành bản năng thứ hai.

Tiêu đề ảnh Have a Nice Signature Step 6

Hãy đồng nhất. Chữ ký là yếu tố nhận diện quan trọng. Khi thiết lập kiểu ký tên mới, hãy chắc chắn dùng nó làm chữ ký thẻ tín dụng hoặc khi ký tài liệu, hóa đơn. Nhờ đó, khi người khác so sánh chữ ký của bạn để nhận diện, tất cả sẽ giống nhau.

Phần 2 của 2:

Truyền tải thông điệp đúng đắn với chữ ký

Tiêu đề ảnh Have a Nice Signature Step 7

Chọn kích cỡ. Độ lớn chữ ký tiết lộ mức độ tự tin của bản thân bạn. Một chữ ký có kích thước lớn hơn các ký tự in cho thấy bạn là người rất tự tin, hoặc can đảm hay dám đứng đầu. Chữ ký kích thước nhỏ hơn phản ánh con người biết tự tạo động lực nhưng đồng thời lại thiếu tự tin.

    Tốt nhất nên bắt đầu với chữ ký cỡ vừa. Bởi nó phản ánh sự cân bằng và khiêm tốn.

Tiêu đề ảnh Have a Nice Signature Step 8

Đánh giá mức độ dễ đọc. Những người viết chữ khó đọc thường là do không có nhiều thời gian, nhưng thật ra cũng chẳng tốn hao thêm bao nhiêu để viết ra một cái tên dễ đọc.

    Một chữ ký khó giải nghĩa hay đọc được truyền tải thông điệp rằng người viết nghĩ danh tính của mình ai cũng biết cả rồi.

    Điều này sẽ khiến người khác đánh giá đây là kẻ kiêu ngạo hoặc cẩu thả.

Tiêu đề ảnh Have a Nice Signature Step 9

Cân nhắc chữ ký viết tắt. Ký bằng tên viết tắt thay vì tên đầy đủ ảnh hưởng đến thông điệp hình thức. Chữ viết tắt tên bạn có thể được diễn dịch ra thành ý nghĩa bạn không muốn bị liên hệ tới.

    Nếu chữ viết tắt nên bạn tạo thành một từ viết tắt (acronym) hay từ ngữ có nghĩa, hãy tránh ký kiểu đó.

    Nếu bạn đang cố tạo không khí thân thiện tại chỗ làm, dùng tên thật để ký và sử dụng trong liên lạc.

    Còn nếu bạn muốn thiết lập tôn ti trật tự như môi trường doanh nghiệp, hãy ký tắt tên mình và để nguyên họ để tạo không khí chỉnh chu. (Những điều này áp dụng trong môi trường văn hóa và cách đặt tên phương Tây)

Tiêu đề ảnh Have a Nice Signature Step 10

Quyết định cách sử dụng tên. Ký tên kiểu nào còn phụ thuộc vào trường hợp sử dụng. Rất ít người trên thế giới này được biết đến chỉ thông qua một cái tên. Người nổi tiếng có thể ký một cái tên là xong nhưng đối với người thường thì không phải là ý hay.

    Nếu tên bạn rất thông dụng, và người tiếp nhận liên lạc có thể bị nhầm lẫn, thì tốt nhất viết cả tên họ lẫn tên đệm để dễ phân biệt.

    Nếu bạn có mối quan hệ thân quen với người đọc và muốn gửi một tin nhắn thân thiết, thì có thể chỉ cần ký một cái tên. Ví dụ như khi gửi thư cho gia đình.

    Giao tiếp với cấp dưới thì nên dùng kèm chức danh công việc như Giáo sư (Dr.) hoặc Tiến sĩ (PhD). Điều này hữu ích khi cần thiết lập không khí doanh nghiệp nghiêm túc với ai đó quen thuộc.

Tiêu đề ảnh Have a Nice Signature Step 11

Đừng bừa bãi sử dụng danh xưng. Một khi đã cố gắng học hành để đạt được bằng cấp chuyên môn hay học thuật, bạn hẳn sẽ muốn đưa chúng vào chữ ký ví dụ như Cử nhân (BA) hay MD (cử nhân y khoa). Danh nghĩa chỉ nên được đưa vào chữ ký khi nó mang tính chuyên nghiệp chứ không quá phổ biến như cử nhân.

    Chỉ sử dụng danh xưng khi đạt chứng chỉ chuyên nghiệp. Như RN (Hải quân Hoàng gia), MD (Bác sĩ y khoa) và Tiến sĩ (PhD) là những chứng chỉ chuyên nghiệp. Còn cử nhân thì không phải và không nên đưa vào chữ ký. Thông tin ấy có thể được ghi trong lý lịch.

    Cấp bậc quân đội và bằng cấp chuyên môn, học thuật không nên được dùng chung với nhau. Nếu bạn có cả hai loại chức tước, thì chỉ dùng tước quân sự. Còn nếu ngữ cảnh rõ ràng thiên về bằng cấp học thuật, hãy loại bỏ cấp bậc quân sự.

    Cân nhắc ngữ cảnh. Nếu bạn là giáo sư và tất cả mọi người trong khoa đều có bằng tiến sĩ, việc thêm PhD trong chữ ký gửi đồng nghiệp sẽ khá ngớ ngẩn. Bạn nên dùng danh xưng trang trọng này đối với cấp dưới, còn đối với đồng nghiệp thì ít trang trọng hơn.

Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/C%C3%B3-ch%E1%BB%AF-k%C3%BD-%C4%91%E1%BA%B9p