Cẳng tay kéo dài từ khuỷu tay (cùi chỏ) đến cổ tay. Trong mỗi khớp xương ở hai đầu cẳng tay là các dây gân giúp khớp hoạt động và duy trì chức năng xương, cơ. Khi bị viêm gân cẳng tay, bạn sẽ bị viêm ở các gân liên kết khuỷu tay với cẳng tay và cổ tay. Nếu nghi ngờ bản thân bị viêm gân cẳng tay, bạn cần đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị. Mặt khác, bạn có thể đánh giá tình trạng viêm gân cẳng tay ngay khi cảm thấy cơn đau hoặc cảm giác khó chịu ở cẳng tay.
Phương pháp 1 của 3:
Quan sát triệu chứng

Sưng nhẹ ở cẳng tay
Cảm giác đau khi hoạt động và khi ấn lên gân cẳng tay
Cơn đau âm ỉ
Đau thường xuyên khi cử động tay bị viêm gân cẳng tay

Cơn đau bắt đầu ở khuỷu tay rồi lan dần đến phần dưới cánh tay
Cảm giác cứng cánh tay
Đau hơn khi gập và uốn cổ tay
Đau trầm trọng hơn khi thực hiện một số động tác như mở nắp hũ hoặc bắt tay

Cảm giác đau hoặc bỏng rát bên ngoài khuỷu tay và dưới cẳng tay
Lực nắm tay yếu
Triệu chứng trở nặng khi sử dụng quá mức các cơ liên quan, ví dụ như khi chơi các môn thể thao dùng vợt, vặn mỏ lết hoặc bắt tay
Phương pháp 2 của 3:
Xem xét nguyên nhân dẫn đến viêm gân cánh tay

Viêm gân cũng có thể xảy ra ở dây gân kiểm soát việc duỗi hoặc gập (duỗi thẳng hoặc co gập), nhưng hiếm khi xảy ra cùng lúc. Các động tác lặp lại tạo áp lực nhiều nhất lên gân duỗi hoặc gân gập sẽ gây viêm gân.

Nâng vật nặng hoặc dùng dụng cụ nặng lặp đi lặp lại
Các công việc liên quan đến nắn bóp hoặc vặn, hoặc các động tác đòi hỏi độ chính xác
Các động tác mới hoặc không quen thuộc, ví dụ như dọn dẹp sân vườn lần đầu, bế em bé hoặc dọn dẹp và chuyển nhà.

Thực hiện các công việc phải cử động lặp đi lặp lại ở khuỷu tay, bao gồm dùng máy tính, làm vườn, chặt cây hoặc vẽ vời
Dùng dụng cụ rung
Dùng vợt quá nhỏ hoặc quá nặng so với khả năng hoặc thực hiện động tác đánh bóng xoáy quá sức
Tham gia các hoạt động mang tính lặp lại trong hơn 1 tiếng đồng hồ, liên tiếp nhiều ngày, ví dụ như nâng tạ, nấu nướng, đóng đinh, cào cuốc hoặc đốn gỗ
Phương pháp 3 của 3:
Điều trị viêm gân cánh tay

Nếu viêm gân dai dẳng hàng tháng, bạn sẽ bị thoái hóa gân, tác động tiêu cực đến dây gân và gây ra sự phát triển bất thường ở mạch máu mới.
Biến chứng của viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay trong thời gian dài có thể dẫn đến chấn thương tái phát, đứt dây gân và khó phục hồi bằng phương pháp phẫu thuật hoặc không phẫu thuật do dây thần kinh bị chèn ép trong cẳng tay.
Biến chứng của viêm cầu lồi trong xương cánh tay trong thời gian dài có thể dẫn đến đau mãn tính, hạn chế trong cử động và cong khuỷu tay kéo dài hoặc dai dẳng.

Để chẩn đoán viêm gân cẳng tay, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ thông tin về tiền sử bệnh của bạn và tiến hành khám sức khỏe tổng quát.
Bác sĩ có thể tiến hành chụp X quang nếu bạn từng bị chấn thương trước khi cơn đau xuất hiện.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng viêm để giảm viêm trong cẳng tay, giảm đau và cải thiện chức năng của cánh tay.
Bạn có thể cần đeo nẹp để hỗ trợ cẳng tay và giảm áp lực lên cơ, dây gân. Nẹp giúp cố định cẳng tay hoặc hỗ trợ cẳng tay, tùy vào mức độ nghiêm trọng.
Bác sĩ có thể tiêm corticosteroid quanh dây gân cẳng tay để giảm viêm và giảm đau. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài hơn 3 tháng, việc tiêm corticosteroid nhiều lần có thể làm suy yếu dây gân và tăng nguy cơ đứt gân.

Mặc dù vẫn còn đang được nghiên cứu nhưng phương pháp này cũng mang lại lợi ích trong việc điều trị một số vấn đề về dây gân mãn tính. Bạn cần trao đổi với bác sĩ để biết phương pháp này có phải lựa chọn phù hợp hay không.

Nghề nghiệp và các hoạt động giải trí yêu cầu thực hiện động tác nắm, tạo áp lực lên cơ duỗi hoặc cơ gập hoặc cử động tay/cổ tay lặp lại có thể gây căng cơ, góp phần dẫn đến viêm gân.
Chuyên gia vật lý trị liệu có thể khuyến nghị tiến hành mát-xa ma sát sâu để hỗ trợ tiết các chất kích thích tự nhiên giúp chữa lành dây gân. Kỹ thuật này rất an toàn, nhẹ nhàng và bạn dễ dàng học được từ chuyên gia vật lý trị liệu.

Khuỷu tay nóng và viêm, người bị sốt
Không thể gập khuỷu tay
Khuỷu tay biến dạng
Bạn nghi ngờ bị nứt hoặc vỡ xương do chấn thương ở cẳng tay

Để khớp bị viêm được nghỉ ngơi và ngừng hoạt động kích thích khớp viêm
Quấn đá viên trong khăn rồi chườm lên khớp đau 3-4 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 phút
Dùng thuốc kháng viêm không kê đơn, ví dụ như Naproxen (Aleve) hoặc Ibuprofen (Motrin)
Nếu không thể đi khám bệnh ngay, bạn nên gọi điện hỏi xem có thể làm gì để xoa dịu cơn đau trong khi chờ đợi. Bác sĩ có thể khuyên bạn nghỉ ngơi, quấn đá viên trong khăn để chườm lên cánh tay và nâng khớp bị viêm để giảm sưng.
Cảnh giác với một số nguy cơ nghiêm trọng khi tiêm steroid. Tiêm steroid thường giúp giảm đau và cảm giác khó chịu, giúp bạn có thể sử dụng khớp nhiều hơn. Tuy nhiên, sử dụng khớp bị tổn thương trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương sâu hơn và đứt gãy khớp. Đứt gân thường đi kèm đau dữ dội, yếu cơ, bầm tím, không thể sử dụng khớp và biến dạng khớp trong một số trường hợp.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/%C4%90%C3%A1nh-gi%C3%A1-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-vi%C3%AAm-g%C3%A2n-c%E1%BA%B3ng-tay