Thỉnh thoảng bị nhiễm virus cúm là điều thường xảy ra. Thông thường bệnh cảm cúm xuất hiện và tự khỏi trong ba hoặc bốn ngày, nhưng một số triệu chứng có thể vẫn còn dai dẳng hơn một chút. Các triệu chứng của bệnh cảm cúm có thể bao gồm chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, ho, đau mình, đau đầu, hắt xì hơi và sốt nhẹ. Bệnh cảm cúm gây khó chịu và có lẽ bạn muốn được dễ chịu hơn ngay lập tức.
Phần 1 của 3:
Làm Dịu các Triệu chứng

Thêm mật ong vào trà. Mật ong bao bọc cổ họng và giúp ngăn chặn cơn ho.
Nếu bị mất ngủ vì ho, bạn có thể thêm một thìa cà phê mật ong và khoảng 25 ml rượu whiskey hoặc bourbon vào trà cho dễ ngủ. Chỉ uống một trong hai loại rượu này vì quá nhiều alcohol có thể khiến bệnh cảm cúm thêm nặng.

Bạn cũng có thể thêm vào bồn tắm các loại tinh dầu như khuynh diệp hoặc bạc hà cay để tăng tính hiệu quả chống nghẹt mũi của hơi nước.

Bạn cũng có thể thêm vào nồi nước vài giọt tinh dầu như khuynh diệp hoặc bạc hà cay để tăng công dụng của liệu pháp hơi nước.
Nếu chưa thể đun nước, bạn hãy nhúng khăn vào nước ấm và đắp lên mặt cho đến khi mát.

Thử xì mũi sau vài phút dùng thuốc xịt hoặc nhỏ mũi. Sau khi dùng thuốc, bạn sẽ thấy dịch nhầy dễ xì ra hơn và mũi sẽ thông thoáng được một lúc.
Đối với trẻ sơ sinh, bạn có thể nhỏ vài giọt nước muối vào một lỗ mũi. Dùng dụng cụ hút mũi để hút dịch nhầy ra bằng cách cho vào lỗ mũi trẻ, sâu khoảng 0,5 – 1.2 cm.
Bạn có thể tự làm dung dịch muối bằng cách pha 240 ml nước ấm với một nhúm muối ăn và muối nở. Để cho an toàn, bạn nên đun sôi nước và để cho nguội trước khi cho vào mũi. Bơm dung dịch này vào một lỗ mũi trong khi bịt lỗ mũi còn lại. Bạn có thể lặp lại 2-3 lần trước khi thực hiện với lỗ mũi bên kia.

Pha 1/2 thìa cà phê muối ăn với một cốc nước ấm. Đun sôi nước trước và để nguội nhằm tiêu diệt vi khuẩn và mầm bệnh nếu có. Rót nước và dung dịch muối vào bình.
Bạn cần đứng trước bồn rửa hoặc nơi thoát nước. Nghiêng đầu qua một bên và đặt vòi bình vào lỗ mũi bên trên. Rót dung dịch muối vào lỗ mũi cho đến khi chảy ra lỗ mũi bên kia. Lặp lại với lỗ mũi còn lại.

Không nên bôi kem hoặc dầu xoa trực tiếp dưới mũi của trẻ em vì có thể gây kích ứng hoặc khó thở do hơi dầu bốc ra.


Nếu uống quá nhiều vitamin C, bạn có thể bị tiêu chảy. Không uống nhiều hơn liều lượng khuyến cáo.


Không dùng kẽm dạng gel hoặc các loại kẽm khác dùng trong mũi. Nó có thể gây tổn thương và làm mất khứu giác.
Dùng kẽm liều cao có thể gây buồn nôn và nôn.



Có thể pha nước muối bằng cách hòa tan một thìa cà phê muối với 240 ml nước ấm.
Nếu bị rát họng, bạn có thể thử súc miệng với nước trà.
Bạn cũng có thể thử dùng dung dịch súc miệng đặc hơn bằng cách pha 50 ml mật ong và 100 ml nước có ngâm lá xô thơm và ớt cayenne rồi đun sôi trong 10 phút.

Phần 2 của 3:
Uống Thuốc


Một số loại NSAID có một số tác dụng phụ và gây ra các vấn đề về dạ dày hoặc làm hại gan. Bạn đừng bao giờ uống NSAID lâu ngày hoặc uống liều cao hơn khuyến cáo. Nếu đã uống NSAID quá 4 lần một ngày hoặc uống quá 2 đến 3 ngày, bạn cần liên lạc với bác sĩ.
NSAID không dùng cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Luôn kiểm tra liều lượng thuốc giảm đau khi dùng cho trẻ sơ sinh lớn hơn và trẻ em. Một số công thức thuốc rất đậm đặc.
Không nên cho trẻ em dưới 12 tuổi uống aspirin vì nguy cơ mắc hội chứng Reye.

Không nên cho trẻ em dưới 6 tuổi uống thuốc ho.

Thuốc thông mũi nên dùng hạn chế trong vòng ba ngày. Nếu không, các triệu chứng có thể trở nên nặng hơn.

Phần 3 của 3:
Ngăn ngừa Biến chứng

Không xì mũi quá mạnh vì dịch nhầy có thể bị đẩy vào ống tai hoặc vào sâu trong các xoang.


Đắp nhiều lớp chăn khi ngủ nếu thân nhiệt của bạn dao động để có thể bỏ bớt hoặc đắp thêm chăn khi thấy nóng hoặc lạnh.
Bạn có thể cần thêm gối để kê cao đầu giúp giảm ho và tránh chảy dịch mũi sau.
Đặt hộp khăn giấy và sọt rác hoặc túi đựng rác cạnh giường. Như thế bạn có thể xì mũi và vứt bỏ khăn giấy khi cần.


Giới hạn lượng caffeine nạp vào khi bị cảm vì caffeine thực sự có thể khiến cơ thể khô kiệt.









Giảm cường độ hoặc ngừng chương trình tập luyện nếu nó khiến bệnh cảm cúm nặng thêm.


Đôi khi bạn bị sốt khi bị cảm cúm. Thử đắp khăn lạnh hoặc ấm lên trán khi sốt. Nếu cơn sốt kéo dài, hãy uống aspirin hoặc ibuprofen để hạ nhiệt và giảm đau.
Nếu bạn bị sốt cao dai dẳng (trên 38,3 độ C), ho kéo dài hơn 3 tuần, có bệnh mạn tính hoặc có vẻ không đỡ, hãy đến bác sĩ.
Tiếp tục theo hướng dẫn của bác sĩ nếu các triệu chứng không khỏi sau 7 đến 10 ngày.
Biết rằng một số cách điều trị cảm cúm có thể gây tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng. Các liệu pháp đó cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác, do đó bạn luôn phải tham khảo bác sĩ trước khi uống thực phẩm bổ sung, thảo dược hoặc thuốc.
Nếu thấy khó thở, bạn cần được cấp cứu.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/D%E1%BB%85-ch%E1%BB%8Bu-h%C6%A1n-khi-B%E1%BB%8B-C%E1%BA%A3m-c%C3%BAm