Phân chia công việc nhà có thể trở thành yếu tố gây tranh cãi giữa các cặp đôi. Thông thường, một người sẽ có cảm giác như thể họ phải làm nhiều việc hơn hoặc tự mình giải quyết mọi việc trong nhà mà không được người bạn đời của họ giúp đỡ. Điều này có thể hình thành sự oán giận và tranh cãi. Sở hữu kế hoạch rõ ràng trong tâm trí trước khi đề nghị chồng của bạn giúp đỡ nhiều hơn với công việc nhà sẽ giúp bạn tránh phải cãi nhau, và dần dần sẽ biến quá trình hoàn thành công việc trở nên hiệu quả và thuận tiện hơn cho cả hai.
Phần 1 của 3:
Đối chất với chồng của bạn

Dọn dẹp mọi khu vực trong nhà
Giặt giũ (giặt, ủi, gấp và cất quần áo)
Đi chợ, và đến một số cửa hàng khác
Nấu ăn, rửa bát đĩa
Thanh toán và phân loại hóa đơn
Công việc trong vườn, làm vườn và bảo trì
Đưa con đến tham dự hoạt động ngoại khóa, khám bệnh, v.v.
Chăm sóc thú cưng, bao gồm chải lông, cho ăn, v.v.

Không nên đề cập đến chủ đề giúp đỡ việc nhà khi đang tranh cãi hoặc trong tình huống căng thẳng; bạn sẽ không bao giờ nhận được sự giúp đỡ bạn cần và đáng được nhận.
Tránh đối xử với chồng của bạn như một đứa trẻ hoặc trở nên hống hách. Hành động này sẽ chỉ khiến bạn kết thúc bằng việc tranh cãi và không thể thay đổi được tình hình. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh khăng khăng giữ lấy ý kiến riêng của mình; tất cả những gì mà hành động này đem lại là khiến bạn không ngừng nổi giận, trong khi người khác chỉ đơn giản thừa nhận rằng bạn đang bực tức ngay cả khi họ phải chịu đựng sự lầm bầm.

Đưa danh sách nhiệm vụ cho anh ấy để anh ấy có thể trông thấy rõ ràng nhiều loại công việc trong nhà khác nhau.
Cho anh ấy biết rằng đóng góp của anh ấy sẽ giúp duy trì mức năng lượng của bạn và cung cấp cho gia đình nhiều thời gian để thực hiện hoạt động khác hơn là phải chờ đợi bạn hoàn tất việc nhà.
Tránh la hét vào mặt chồng bạn. Không ai thích bị la mắng. Nếu anh ấy có cảm giác bản thân đang bị la mắng, anh ấy sẽ rút lui.

Nếu chồng bạn phản kháng, hãy kiên nhẫn. Ban đầu, có thể bạn sẽ phải thỏa hiệp. Bạn nên chọn 2 hoặc 3 công việc bạn thật sự muốn anh ấy thực hiện và giải quyết chúng trước tiên.
Cho anh ấy biết nếu bạn nghĩ là một vài công việc cụ thể nào đó có thể được thực hiện một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn với tài năng hoặc tính khí của anh ấy.
Phần 2 của 3:
Phân chia công việc nhà

Khi viết ra danh sách, bạn nên cân nhắc yếu tố có thể khiến quá trình dọn dẹp trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ, liệu bạn có thể nâng cấp chiếc máy hút bụi hoặc tìm mua chất tẩy rửa tốt hơn hay không? Chúng sẽ là nhiệm vụ tuyệt vời để giao phó cho chồng của bạn. Khiến anh ấy có cảm giác như thể mình là người đã mua những vật dụng đó sẽ giúp anh ấy trở nên tự hào trong việc sử dụng chúng để chứng tỏ rằng chúng hoạt động tốt hơn đồ dùng cũ!


Cả hai nên thiết lập danh sách công việc riêng mà cả hai nghĩ rằng mình giỏi thực hiện và so sánh với nhau.
Liệt kê danh sách nhiệm vụ bạn không thích và hy vọng rằng người ấy có thể thay bạn đảm nhận.
Cùng nhau giải quyết vấn đề. Nếu cả hai đều không thích một nhiệm vụ nào đó, hãy cùng nhau suy nghĩ về chiến thuật để hoàn thành chúng một cách dễ dàng hơn. Có lẽ sẽ có những công việc mà hai bạn nên lựa chọn thực hiện cùng nhau.
Dành thời gian để hướng dẫn nhau về cách thức tiến hành một công việc nhà nào đó. Nếu chồng bạn sở hữu cách rửa chén khác với bạn, bạn nên đề nghị anh ấy hướng dẫn bạn. Bạn nên đóng vai trò là học sinh và sẵn sàng xem xét lợi ích của việc tiến hành một công việc nào đó theo cách khác biệt. Đổi vai đối với nhiệm vụ mà bạn cảm thấy tự tin. Yêu cầu chồng bạn lắng nghe và tham gia trước khi nêu câu hỏi hoặc đưa ra gợi ý khác.
Sẵn sàng lắng nghe. Không ngắt lời người ấy khi họ đang hướng dẫn cho bạn cách để giải quyết một nhiệm vụ nào đó. Bạn nên duy trì sự cởi mở cho tâm trí. Yêu cầu chồng của bạn thực hiện điều tương tự với bạn.


Phần 3 của 3:
Phối hợp với nhau như một đội và duy trì động lực

Tránh lên giọng kẻ cả với người ấy. Bạn nên xem đây như cơ hội để chia sẻ quan điểm của mình, thay vì hướng dẫn người ấy như thể anh ấy không có khả năng hoặc không sẵn sàng. Thay vì nói những điều như, “Anh nhớ phải làm như thế này”, bạn nên cố gắng sử dụng câu nói bắt đầu bằng chủ từ “em” như, “Em thích làm theo cách này. Nó sẽ đem lại kết quả tốt nhất”.
Cởi mở trước lời gợi ý. Sử dụng câu nói với chủ từ “anh” để nêu câu hỏi. “Anh có ý tưởng gì về cách để cải thiện quá trình này hay không?”, “Anh nghĩ sao nếu thực hiện công việc theo cách này?”.

Cùng nhau nấu bữa tối. Quá trình này có thể trở thành khoảng thời gian vui vẻ để trò chuyện về một ngày của nhau, và giúp hai bạn có thể học hỏi kỹ năng mới bằng cách thử chế biến công thức mới một lần mỗi tuần.
Hãy giao cho anh ấy nhiệm vụ rửa bát đĩa trong khi bạn sẽ là người lau khô chúng. Hoặc bạn có thể là người rửa sơ qua bát đĩa trong khi anh ấy sẽ cho chúng vào máy rửa bát.
Mở nhạc hoặc chương trình phát thanh trên internet trong khi quét dọn phòng khách. Bất kỳ điều gì bạn có thể làm để thêm một chút thời gian giải trí hoặc niềm vui vào quá trình làm việc nhà sẽ biến nhiệm vụ trở nên ít khó khăn hơn, và thật ra, có thể khiến chúng trở thành trải nghiệm đầy gắn bó.
Xem nhau như một đội. Xem bản thân và người ấy như một đội và công việc nhà là một trò chơi mà cả hai phải cùng nhau thực hiện để chiến thắng. Hãy ghi lại bảng điểm cho đội của bạn. Tự thưởng cho bản thân một giờ xem TV hoặc một ly rượu vang khi cả hai đã hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Thiết lập bảng công việc và liệt kê danh sách từng nhiệm vụ cũng như thời điểm bạn cần hoàn thành chúng.
Lên kế hoạch cho hoạt động khác như đi dạo hoặc nghỉ giải lao để đọc sách để một ngày của bạn không chỉ gói gọn trong công việc nhà.


Cảm ơn người ấy vì những nhiệm vụ cụ thể. “Cảm ơn anh đã lau sàn nhà bếp. Trông nó thật tuyệt vời!”. Sẽ dễ để bạn bắt đầu xem thường mọi điều mà đối phương thực hiện mỗi tuần.
Nhắc chồng bạn nhớ rằng bạn rất trân trọng sự biết ơn mà anh ấy dành cho bạn.
Cảm ơn nhau vì đã nỗ lực. Cho dù bạn có cố gắng như thế nào, sẽ luôn có những tuần lễ mà gia đình bạn bận bịu với cuộc sống và một trong hai bạn phải làm nhiều việc hơn người còn lại. Đây là một phần của quá trình trở thành đối tác của nhau trong mối quan hệ tình cảm. Bạn nên nhớ nêu rõ thời điểm khi bạn nhận thấy người bạn đời của bạn phải thực hiện nhiều công việc hơn để giảm thiểu bớt áp lực đang diễn ra trên khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn. Bạn nên sẵn sàng thực hiện điều tương tự với họ.

Kiểm tra nhau mỗi tuần. Hãy dành thời gian để thảo luận về quá trình thực hiện công việc nhà trong tuần. Tránh đổ lỗi cho nhau. Lịch làm việc của mỗi người mỗi khác và không tuần nào giống tuần nào. Bắt đầu trò chuyện về yếu tố đã diễn ra một cách tốt đẹp thay vì những điều không tốt. Tập trung vào sự tích cực sẽ giúp quá trình đề cập đến vấn đề không diễn ra theo như hy vọng của một trong hai bạn trở nên dễ dàng hơn.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%81-ngh%E1%BB%8B-ch%E1%BB%93ng-gi%C3%BAp-%C4%91%E1%BB%A1-c%C3%B4ng-vi%E1%BB%87c-nh%C3%A0