Một khi bạn đã có ý thức rằng cuộc sống của mình cần được điều chỉnh, bạn có thể thực hiện một vài bước nhất định để đạt được điều này. Những suy nghĩ, hành vi, và tình cảm của bạn đều được kết nối với nhau, và chúng ảnh hưởng, tạo nên, và nuôi dưỡng lẫn nhau. Bạn kiểm soát trực tiếp các suy nghĩ và hành vi của mình: việc thay đổi chúng sẽ giúp bạn điều chỉnh cuộc sống. Hãy áp dụng các phương pháp được liệt kê trong bài viết này vào bất cứ khía cạnh nào cuộc sống mà bạn đang muốn điều chỉnh.
Phần 1 của 4:
Tạo kế hoạch


Cũng rất bình thường nếu bạn bắt đầu với một phạm vi rộng. Chỉ cần hướng tới ý tưởng về những gì mà bạn muốn có từ cuộc sống.
Ví dụ, bạn có thể cân nhắc câu hỏi: “Tôi muốn mang lại cho thế giới điều gì?” hoặc “Tôi muốn trưởng thành ra sao?”

Mục tiêu như vậy sẽ giúp bạn đánh giá tiến độ và cho biết liệu bạn có đang đi đúng hướng hay không. Vì thế, thay vì: ‘Tôi muốn giảm cân’, bạn có thể viết: ‘Tôi muốn giảm nửa kilogram mỗi tuần cho tới khi tôi nặng x kilogram’. Bạn sẽ quyết định việc điều chỉnh cuộc sống có ý nghĩa gì với bạn.
Cũng là điều bình thường nếu bạn muốn viết về mục tiêu vài lần trước khi tìm ra mục tiêu chính xác của mình. Hãy viết ra những suy nghĩ nếu nó giúp bạn xử lý chúng tốt hơn. Viết ra những gì bạn nghĩ có thể giúp tách bạn khỏi suy nghĩ của mình và trở nên khách quan hơn.

Nghiên cứu danh sách liệt kê công việc trên các trang web công ty và LinkedIn (Ngày 1: 2 giờ đồng hồ)
Viết hồ sơ cá nhân (Ngày 2: 1 giờ đồng hồ)
Nhờ bạn bè đọc kỹ hồ sơ (Ngày 3-4)
Gửi hồ sơ cá nhân (Ngày 5)
Theo dõi đơn xin việc một tuần sau khi gửi nó. (Ngày 12)

Đọc các mục tiêu vào mỗi buổi sáng. Điều này sẽ làm mới mục tiêu và mong muốn đạt được chúng. Đừng chỉ nhìn thoáng qua chúng: đảm bảo là bạn phải đọc kỹ. Hãy bắt đầu ngày mới với ý thức về mục tiêu và dự định đã được làm mới. Đây là phần cần thiết để đạt được mục tiêu.
Phần 2 của 4:
Tìm giải pháp cho vấn đề




Phần 3 của 4:
Đối mặt với hành vi và thói quen của bạn

Trên một trang giấy khác, liệt kê tất cả những việc bạn làm đang ngăn cản bạn nhận ra mục tiêu và điều chỉnh cuộc sống. Chúng có thể là những thói quen và việc làm hằng ngày. Có thể bạn thức quá khuya để xem tivi và điều này khiến bạn đi làm trễ. Hoặc có thể bạn ăn 3 phần tráng miệng sau mỗi bữa ăn và nó ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường.

Nghĩ xem điều gì đã khiến bạn hành động theo một cách nhất định hoặc khiến bạn gặp phải tình huống khó chịu? Nếu có thói quen tiêu xài quá nhiều tiền và mắc nợ, liệu có suy nghĩ, cảm xúc hoặc cơ hội cụ thể nào thúc đẩy bạn mua sắm không? Đôi khi căn nguyên vấn đề là bí mật sâu thẳm và đôi khi nó lại ở ngay trước mắt chúng ta. Hãy cho bản thân thời gian để có sự tự vấn nội tâm nhẹ nhàng. Hỏi chính mình khi nào một vấn đề hoặc hành vi cụ thể diễn ra — có thể bạn tìm ra câu trả lời ở đó. Có cảm giác hoặc suy nghĩ nào mà bạn đang cố gắng tránh né không? Khi đang trưởng thành, bạn đã nhìn thấy ai đó thể hiện kiểu hành vi tương tự chưa?

Hành vi thay thế không nhất thiết phải là một hành vi hoàn toàn khác. Bạn có thể giảm lượng thời gian dành cho một việc và phân bổ thời gian còn lại cho việc khác.

Cân nhắc nhờ bạn bè giúp đỡ bạn thay đổi hành vi.
Nhớ rằng bạn không cần phải ghét điều gì đó để ngừng thực hiện nó. Bạn chỉ cần cảm thấy muốn làm việc gì khác nhiều hơn thôi.
Phần 4 của 4:
Hành động




Cuộc sống không nhất thiết phải bị ‘hỏng’ và cần ‘điều chỉnh’. Trong khuôn khổ bài viết để hướng dẫn “Cách để làm gì đó”, ‘điều chỉnh’ được dùng như một từ đồng nghĩa với ‘thay đổi’. Cuộc sống của bạn vẫn đang phát triển và tiến bộ.
Bạn không cần phải ‘muốn thay đổi’ để thực hiện. Ví dụ: bạn không cần phải ‘muốn bỏ thuốc lá’ thì mới làm được như vậy. Bạn chỉ cần mong muốn điều gì đó (như phổi khỏe mạnh) nhiều hơn so với mong muốn hút thuốc thôi.
Tất cả chúng ta đều chỉ trích chính mình, một số người chỉ trích nghiêm trọng hơn và thường xuyên hơn những người khác. Bạn không đơn độc.
Cố gắng tập hợp một hệ thống hỗ trợ để giúp bạn đạt được mục tiêu. Đó có thể là bất cứ ai, từ một người bạn đến một nhóm gồm gia đình và bạn bè. Tìm ai đó đáng tin cậy, họ sẽ khuyến khích bạn theo sát mục tiêu.
Luôn nhắc nhở bản thân về các mục tiêu.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-ch%E1%BB%89nh-cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng