Suy giảm thị lực hay còn gọi là “nhược thị”, là tình trạng một mắt yếu hơn mắt còn lại. Nó có thể dẫn đến sự sai lệch của mắt (không có khả năng tập trung vào cùng một đối tượng trong không gian), cũng như là làm suy giảm thị lực ở mắt yếu hơn. Suy giảm thị lực là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về mắt ở trẻ nhỏ. Có khá nhiều lựa chọn điều trị có sẵn cho người suy giảm thị lực ở tất cả các độ tuổi, mặc dù trẻ em có khả năng được chữa khỏi tốt hơn những bệnh nhân lớn tuổi.
Phương pháp 1
Điều trị trường hợp nhược thị nhẹ

Vì lí do này mà việc chuẩn đoán và điều trị chứng suy giảm thị lực sớm nhất có thể chính là chìa khóa. Càng được phát hiện và điều trị sớm, kết quả sẽ tốt hơn và việc chữa trị sẽ nhanh chóng hơn.
Thường không có những hậu quả lâu dài từ việc suy giảm thị lực, đặc biệt khi nó được phát hiện sớm và là trường hợp nhẹ (đa số là như vậy).
Lưu ý rằng, theo thời gian, vì “mắt khỏe” tiếp tục hoạt động mạnh hơn “mắt yếu” nên “mắt yếu” hơn sẽ bắt đầu bị lệch. Điều này có nghĩa là khi bạn nhìn vào mắt con mình hoặc khi bác sĩ kiểm tra thì một mắt (“mắt” yếu hơn) có thể xuất hiện hiện tượng bị lệch sang một bên, không tập trung vào đồ vật trên tay hoặc không biết làm sao nó “không thẳng hàng.”
Sự chênh lệch này khá phổ biến ở hiện tượng suy giảm thị lực và thường được chữa hết khi phát hiện nhanh chóng và điều trị kịp thời.

Mặc dù đi khám là cách tốt nhất cho trẻ bị bệnh nhược thị, các thí nghiệm gần đây cho thấy cũng có triển vọng chữa lành cho những người lớn bị bệnh. Gặp bác sĩ hoặc bác sĩ nhãn khoa để tìm hiểu những phương pháp điều trị mới nhất thích hợp với bạn.

Bác sĩ có thể đề nghị khi mang miếng che mắt, bệnh nhân bị nhược thị nên tập trung vào các hoạt động như đọc sách, hoạt động ở trường và các hoạt động khác mà buộc họ phải tập trung vào các vật thể gần.
Miếng che mắt có thể được dùng như kính thuốc.

Thuốc nhỏ mắt có thể là lựa chọn tốt cho trẻ không muốn mang miếng che mắt (và ngược lại). Tuy nhiên, thuốc nhỏ mắt không có hiệu quả khi mắt “lành” bị cận thị.
Thuốc nhỏ mắt atropine đôi khi có những tác dụng phụ như:
Kích ứng mắt
Đỏ xung quanh da
Đau đầu

Đối với trẻ em ở độ tuổi nhất định, thì có thể đeo kính áp tròng thay vì đeo kính.
Lưu ý rằng, ban đầu người bị nhược thị có thể cảm thấy khó khăn hơn khi mang kính. Bởi vì họ đã quen với thị lực yếu và cần thời gian để điều chỉnh dần dần với thị lực thường.
Phương pháp 2
Điều trị mắt bị nhược thị nghiêm trọng


Bởi vì suy giảm thị lực thường đi kèm với cơ mắt yếu theo “hướng xấu”, nên việc tập thể dục có thể làm tăng cường cơ mắt yếu và cải thiện cơ mắt ở cả hai bên.

Thử nghiệm với giọt liệt thể mi có thể cần thiết để phát hiện ra bệnh khi còn nhỏ.
Gặp bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra và chuẩn đoán.
Sự cải thiện là có thể ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì suy giảm thị lực có thể làm mất tầm nhìn vĩnh viễn đồng nghĩa với việc mất thị giác lập phương (chiều sâu nhận thức ở hai mắt).
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-ch%E1%BB%A9ng-nh%C6%B0%E1%BB%A3c-th%E1%BB%8B