Phát ban dưới ngực là tình trạng đỏ và kích ứng ở vùng da dưới bầu ngực. Nguyên nhân có thể là do bạn mặc áo ngực không vừa vặn hoặc tiết mồ hôi quá nhiều dưới bầu ngực. Phát ban dưới ngực có các biểu hiện như da bong vảy, mụn nước, ngứa và các mảng da đỏ. Rất may mắn là có nhiều cách giúp xoa dịu cơn ngứa và điều trị phát ban dưới ngực.
Phương pháp 1 của 3:
Điều trị phát ban tại nhà

Bạn có thể quấn đá viên trong khăn mềm hoặc túi ni-lông. Hoặc bạn có thể mua túi chườm đá ở siêu thị. Lưu ý không đặt túi chườm đá trực tiếp lên da mà phải quấn trong khăn.
Chườm đá viên từng đợt khoảng 10 phút. Sau 10 phút, bạn nên nghỉ một chút trước khi chườm tiếp.
Bạn có thể dùng túi ngô hoặc túi đậu đông lạnh thay cho túi đá.


Hòa 4 thìa dầu ôliu với 6 giọt tinh dầu tràm trà. Nhúng bông gòn vào hỗn hợp rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da phát ban.
Nhẹ nhàng xoa bóp vùng da phát ban vài phút để tinh dầu thấm vào da. Để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên thoa tinh dầu sau khi tắm và trước khi đi ngủ.
Giống như mọi nguyên liệu tại nhà, tinh dầu tràm trà có thể không công hiệu với tất cả mọi người. Một số trường hợp có thể nhạy cảm với tinh dầu tràm trà. Ngừng dùng ngay lập tức nếu thấy triệu chứng trở nặng sau khi dùng tinh dầu.

Nên nhớ nguyên liệu tại nhà có thể không hữu hiệu cho tất cả mọi người. Ngưng dùng lá húng tây khi thấy phát ban trở nặng. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng khi biết bản thân bị dị ứng với lá húng tây .

Dầu dưỡng thể Calamine có thể phòng ngừa ngứa và kích ứng, đặc biệt là do phát ban gây ra bởi sồi độc, thường xuân độc. Thoa 2 lần mỗi ngày bằng bông gòn.
Gel lô hội thường được bán ở hầu hết các siêu thị và hiệu thuốc. Trong một số trường hợp, gel có thể giúp giảm phát ban và kích ứng da. Gel lô hội có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm giúp chữa lành phát ban. Bạn có thể thoa gel lô hội lên vùng da phát ban và để khoảng 20 phút trước khi mặc quần áo (không nhất thiết phải lau sạch). Lặp lại nếu cần thiết.
Bạn có thể mua sản phẩm dưỡng ẩm không hương liệu ở siêu thị hoặc hiệu thuốc. Phải đảm bảo sản phẩm không có mùi hương vì các loại dầu và mùi hương trong lotion có mùi có thể khiến da kích ứng thêm. Tuân thủ hướng dẫn cụ thể trên chai và thoa lên vùng da phát ban khi cần thiết.
Phương pháp 2 của 3:
Chăm sóc y tế

Phát ban không giảm khi áp dụng điều trị tại nhà khoảng 1-2 tuần. Ngoài ra, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu phát ban đi kèm triệu chứng sốt, đau dữ dội, loét không lành và triệu chứng trở nặng.

Bác sĩ có thể sẽ cần quan sát vùng da bị phát ban. Nếu nguyên nhân lành tính và không có triệu chứng nào khác, bác sĩ có thể chẩn đoán mà không cần xét nghiệm gì thêm.
Bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành xét nghiệm mô da để kiểm tra nhiễm trùng nấm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dùng đèn Wood để soi da. Một số trường hợp hiếm cần tiến hành sinh thiết da.

Bác sĩ có thể kê đơn kem kháng sinh hoặc kem kháng nấm để thoa trực tiếp lên da theo hướng dẫn.
Bạn cũng có thể được khuyên dùng kem steroid liều thấp và các loại kem bảo vệ. Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyến nghị thoa kháng sinh nếu cho rằng phát ban là do nhiễm khuẩn.
Phương pháp 3 của 3:
Thay đổi lối sống

Vệ sinh và lau khô vùng da dưới ngực sau khi tập thể dục.
Giữ khô vùng da dưới ngực vào những ngày trời nóng và cơ thể toát nhiều mồ hôi.
Bạn có thể dùng quạt để hong khô vùng da dưới ngực.


Tránh mặc áo ngực có gọng (nếu có thể) hoặc đảm bảo gọng áo không đâm vào hoặc gây kích ứng da.

Phát ban dưới ngực là vấn đề thường gặp ở phụ nữ đang cho con bú, người béo phì và tiểu đường.
Cơn ngứa vùng da dưới ngực có thể khiến bạn muốn gãi và gãi có thể gây nhiễm trùng.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-ph%C3%A1t-ban-d%C6%B0%E1%BB%9Bi-ng%E1%BB%B1c