Tiền cho mượn thật dễ mà đôi khi thu hồi lại thật khó. Và những lúc như vậy, bạn đừng nên cảm thấy đòi nợ là tội lỗi: đối phương mới là người đã phá vỡ lời hứa của mình. Bất kể nguyên nhân vay mượn là gì, luôn có cách để bạn xử lý khi ai đó nợ tiền và không chịu trả. Đôi lúc, chỉ một lời nhắc nhở nhẹ nhàng là đủ. Thế nhưng, việc sẵn sàng gia tăng tính quyết liệt trong hành động sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu và giảm thiểu phiền nhiễu không cần thiết.
Phần 1 của 3:
Yêu cầu trả nợ

Cân nhắc giá trị cho vay. Món nợ nhỏ có lẽ sẽ không đáng để kiên trì đòi ngay và món nợ lớn hơn có thể sẽ cần nhiều thời gian để thu lại được.
Nếu ai đó nợ tiền giao dịch kinh doanh, hãy đòi càng sớm càng tốt. Chờ đợi chỉ khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn.

Thay vì yêu cầu thanh toán, hãy nhắc nhở (“Cậu vẫn còn nhớ khoản tiền đang mình chứ?”) nhằm giữ thể diện cho người đó.
Cung cấp mọi thông tin liên quan khi hỏi về khoản nợ. Bạn nên sẵn sàng cho việc nhắc lại lượng tiền đã cho mượn, thời điểm nhận khoản thanh toán cuối cùng, giá trị còn thiếu, bất kỳ thỏa thuận vay nợ nào mà bạn sẵn lòng chấp nhận, thông tin liên lạc và một thời hạn thanh toán rõ ràng.
Khi phải làm việc với một công ty hay khách hàng, gửi thư chính thức có thể sẽ hữu ích. Đó sẽ là bằng chứng bằng văn bản cần thiết khi tình huống leo thang.
Với ngày đáo hạn, thường thì 10 đến 20 ngày kể từ khi nhận được đề nghị là khung thời gian hợp lý: sẽ không quá lâu nhưng cũng không gần đến mức làm đối phương hoảng loạn.

Đừng chấp nhận đàm phán quá nhanh chóng, bởi trong nhiều trường hợp, đó sẽ là tín hiệu cho thấy khoản nợ có thể mặc cả, hoặc người vay thậm chí còn có thể kéo dài thêm thời gian.

Ngôn ngữ sử dụng nên trực tiếp hơn và thể hiện đôi chút cấp thiết. Những cụm từ như “Anh/Chị cần thanh toán ngay” hay “Chúng ta cần đạt được thỏa thuận ngay về vấn đề này” sẽ cho người vay thấy bạn thật sự nghiêm túc và không chấp nhận đàm phán.
Khi yêu cầu, hãy nêu rõ hậu quả của việc không thanh toán. Để đối phương hiểu dự định của bạn là gì và sẵn sàng cho việc thực hiện chúng.


Nếu chi phí quá cao, bạn có thể cân nhắc bỏ qua bước này và tìm đến tòa án có thẩm quyền.

Gọi điện vào thời điểm không phù hợp;
Tính thêm phí phát sinh;
Cố tình thu tiền chậm nhằm tăng phí;
Tiết lộ thông tin về khoản nợ với cơ quan của họ;
Nói dối về khoản tiền người đó đang thiếu nợ;
Đưa ra những đe dọa không có thật.
Phần 2 của 3:
Thưa kiện

Nếu kiện, hãy chuẩn bị cho phiên tòa của bạn. Nếu có hợp đồng, giấy nợ hay bất kỳ tài liệu nào để chứng minh, hãy chuẩn bị đủ bản sao cho thẩm phán và người thiếu nợ hay đại diện của họ. Làm tương tự với mọi bằng chứng muốn nộp kèm khác.
Đây có thể là bước đi rất quyết liệt. Hãy chắc rằng khoản nợ xứng đáng với phiền toái đến từ việc xuất hiện ở tòa. Nếu đối phương là bạn bè hay người thân, bước làm này chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến mối quan hệ của bạn.

Xét đến phí tòa án và luật sư, lựa chọn này thường tốn kém hơn. Nhưng nếu thành công, có lẽ nó đáng lựa chọn hơn dịch vụ đòi nợ.
Đe dọa khởi kiện có thể đã đủ để ai đó trả tiền. Tuy nhiên, bạn đừng nên đe dọa nếu không thật sự có ý định đó.

Tại phiên tòa, bạn nên yêu cầu quyền tịch thu lương của bị đơn.
Phần 3 của 3:
Nhận thanh toán

Nếu phải thưa kiện và thuê luật sư đại diện, bạn nên tham khảo ý kiến họ để có những bước đi hợp lý nhất.



Mỗi địa phương có luật tịch thu lương khác nhau và vì vậy, hãy chắc là bạn đã nắm rõ luật nơi cư trú.
Đừng cảm thấy tội lỗi trong việc đòi lại những gì thuộc về chính mình. Bạn không nuốt lời. Người vay nợ đã làm vậy và bạn có mọi quyền để đòi lại nó.
Nhớ giữ điềm tĩnh và đừng để bản thân rơi vào buồn bực. Người thiếu nợ mới nên phiền muộn bởi họ đã không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Hãy kiên quyết nhưng lịch sự. Nó sẽ làm tăng khả năng thành công của bạn.
Nếu thanh toán là vấn đề vô cùng khó khăn với cá nhân hay doanh nghiệp nào đó, hãy thật thận trọng khi giao dịch với họ trong tương lại.
Lưu mọi hồ sơ giấy tờ trong quá trình truy đòi, đặc biệt nếu phải kiện ra tòa. Với giao dịch kinh doanh, bạn hãy lưu giữ hồ sơ pháp lý khi có thể.
Trong bài viết này, quy trình thu nợ được trình bày với mục đích thông tin sơ lược. Nhớ rằng mỗi loại giấy tờ cần được hoàn thành có thể sẽ rất khác nhau và tuân thủ quy trình không đồng nhất. Hãy nghiên cứu kỹ trước khi làm hồ sơ khiếu kiện hay thuê luật sư.
Nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp nhỏ hoặc là nhà thầu độc lập, có thể bạn cần cách tiếp cận khác khi đối phó với các khách hàng không chịu thanh toán.
Nếu ở Mỹ, với nợ kinh doanh, hãy đảm bảo là bạn đã xem qua Sắc luật Đòi Nợ Công bằng liên bang (https://www.ftc.gov/enforcement/rules/rulemaking-regulatory-reform-proceedings/fair-debt-collection-practices-act-text) và mọi điều luật được áp dụng khác. Bằng không, có thể đến cuối cùng, bạn lại là người có tội.
Cẩn trọng trong việc tiết lộ với bắt kỳ ai về việc người đó chưa trả nợ cho bạn, bởi có thể, bạn sẽ phải nhận tội vu khống hay phỉ báng, tùy trường hợp.
Nếu người thiếu nợ nộp đơn xin vỡ nợ, bạn buộc phải dừng nỗ lực thu nợ ngay lập tức nhằm tránh luật vỡ nợ và thu nợ của chính phủ.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/%C4%90%C3%B2i-n%E1%BB%A3