Đối phó với một người đang giận dữ thật chẳng vui gì. Cảm giác còn tệ hơn nếu người đó là bạn trai của bạn, và cơn giận khiến anh ấy có những lời nói hoặc hành động thô bạo và gây tổn thương. Bất kể đó là những lời chửi rủa, xúc phạm hoặc la hét, việc đối mặt với bạn trai đang giận dữ thường khiến bạn cực kỳ căng thẳng. Nhưng dù thể nào đi nữa, bằng thái độ kiên quyết và điềm tĩnh khi xử trí cơn giận của anh ấy, bạn có thể định hình cho một mối quan hệ tôn trọng, tích cực và lành mạnh hơn.
Phương pháp 1 của 3:
Làm dịu tình hình

Chiến thuật này không phải lúc nào cũng hiệu quả, vì đôi khi người ta rất khó mà suy nghĩ một cách bình tĩnh khi đang tức giận. Nếu cách này không có tác dụng, bạn vẫn có các cách khác để cơn nóng giận không gia tăng.

Nói càng cụ thể càng tốt, và tránh dùng những câu cũ kỹ như “Em hiểu”. Điều này không thể hiện sự thấu hiểu thực sự và có vẻ như hời hợt.
Thay vào đó, bạn hãy thử nói những câu như “Em biết là anh bực mình vì em không gọi lại cho anh”.
Tiếp tục tập trung vào cơn giận của bạn trai. Đừng chuyển hướng cuộc trò chuyện về phía bạn bằng những câu như “Em hiểu vì em cũng cảm thấy như vây”.

Thử diễn đạt bằng những câu như “Lúc này anh cần em làm gì” hoặc “Anh thấy em nên làm gì để giải quyết việc này?”

Lời đề nghị giúp đỡ có thể khác nhau rất đáng kể. Có khi chỉ một lời xin lỗi cũng giải tỏa được căng thẳng, vì nó cho thấy rằng bạn thừa nhận một phần lỗi của mình trong vụ cãi vã.
Đôi khi việc giúp đỡ nằm ngoài khả năng của bạn. Ví dụ, nếu bạn trai bạn bị đuổi việc rồi về trút giận lên bạn, khi đó bạn chỉ cần nói “Em biết là anh giận vì bị mất việc, em ước gì có thể giúp được anh, nhưng việc này nằm ngoài tầm tay của em.”
Đôi khi dù có thể giúp đỡ được nhưng bạn quyết định không làm như vậy, và điều này hoàn toàn chấp nhận được. GIả sử nếu bạn trai của bạn muốn bạn nghỉ học hoặc nghỉ làm để đi chơi với anh ấy, bạn có thể nói “Em xin lỗi. Giá mà hôm nay em có thời gian để đi chơi với anh, nhưng em không thể bỏ nhiệm vụ của mình được.” Bạn không nên nói “Em không muốn vậy.”

Mỗi người có một óc hài hước khác nhau, nhưng bạn có thể thử pha trò bằng những câu như “Việc này nằm ngoài năng lực của em rồi – để em tham khảo ý kiến nhân cách khác của em đã nhé,” hoặc “Em xin lỗi vì quên gọi cho anh. Lúc đó em đang mải vật lộn với cái đầu mụ mị của em mà.”
Tránh dùng cách này nếu anh ấy đang lấy bạn làm trò cười một cách ác ý và gây tổn thương, bởi nó chỉ gây tác dụng ngược và có thể khơi thêm những lời xúc phạm.
Phương pháp 2 của 3:
Đặt ra các giới hạn


Những lời sỉ nhục không chỉ gây ra những vết thương đau đớn về cảm xúc mà còn có sức hủy hoại âm thầm về lâu dài, bởi nó làm tổn thương lòng tự trọng của bạn và khiến bạn lệ thuộc vào bạn trai.
Bạn đừng bao giờ tự đổ lỗi cho bản thân vì những lời lẽ khó nghe của bạn trai, và đừng bắt đầu nghĩ rằng anh ấy đúng. Giả sử như bạn trai bạn gọi bạn là béo khi hai người đang cãi nhau, bạn đừng bao giờ tin vào điều đó.

Bạn có thể nói như thế này, “Em biết là anh bực bội vì vì em không gọi lại cho anh, nhưng em không chấp nhận việc anh chửi thề, vì em thấy rất khó chịu khi nghe những từ đó”.

Hãy thử nói “Em không cho phép anh hét vào mặt em. Em thấy rất giận khi anh quát tháo, mà nó cũng không giúp ích gì. Em sẽ nói với anh sau khi cả anh và em bình tĩnh hơn”.
Nếu bạn trai bạn chối rằng mình đâu có la hét, bạn hãy chuẩn bị sẵn máy ghi âm để sau đó cho anh ấy nghe lại. Khi mở lại đoạn băng, bạn hãy nhẹ nhàng giải thích rằng bạn không bàn về những điều anh ấy nói trong băng, bạn chỉ mở lại cho anh ấy biết mình đã lớn tiếng như thế nào.

Nói với bạn trai về cảm giác của bạn khi anh ấy đổ hết lỗi cho bạn. Ví dụ, bạn có thể nói “Em thấy rất bực bội khi anh đổ lỗi cho em về mọi chuyện giữa anh và em.”
Tiếp đó, bạn hãy dùng câu có chủ ngữ là “Tôi” để nói với bạn trai rằng bạn sẽ không chấp nhận hành vi đổ lỗi nữa. Hãy nói “Em không nghĩ rằng việc đổ lỗi cho nhau có thể giải quyết được vấn đề. Từ giờ trở đi em không chấp nhận anh đổ lỗi cho em để trút giận nữa.”
Phương pháp 3 của 3:
Kiểm soát cảm xúc của bạn

Không phải lúc nào cũng dễ dàng thông cảm cho một người đang hành xử thô bạo và nóng nảy, nhưng khi đã nhìn nhận cơn giận của họ khác đi, bạn có thể giữ cho mình không rơi vào thái độ đề phòng.
Thử tự nhủ những câu như “Anh ấy đang cố gắng lắm rồi,” hoặc “Đó chỉ là cách đối phó của anh ấy”. Như vậy, bạn sẽ không cảm thấy như mình đang bị đổ lỗi.
Việc bạn thông cảm cho cơn giận của bạn trai không có nghĩa là bạn chấp nhận điều đó. Khi đã hiểu rằng lỗi không phải do mình, bạn hãy tìm những cách lành mạnh để đối phó với vấn đề này, chẳng hạn như đặt ra các giới hạn hoặc tạm thời tránh đi.

Chẳng hạn như, nếu bạn cảm thấy áy náy vì đã nói với bạn trai rằng bạn không thể giúp gì được cho anh ấy, hãy tự nói với mình “Mình ước gì có thể giúp được anh ấy, nhưng mình cần phải tự chăm sóc bản thân, mặc dù mình biết rằng anh ấy vẫn đang tức giận.”

Tránh những câu bắt đầu bằng cụm từ “Anh lúc nào cũng…” và đừng chỉ trích hoặc mỉa mai những hành vi của bạn trai. Những câu như vậy chỉ dựa trên sự tức giận và chỉ đổ thêm dầu vào lửa.
Bạn có thể liệt kê những yếu tố kích động bạn trai (hoặc những thứ khiến anh ấy bực bội) và quan sát xem những hành vi của bạn có tác động như thế nào đến anh ấy.
Đừng thổi bùng cơn giận của bạn hoặc của bạn trai. Đừng cố ý “chạm nọc” anh ấy.

Tập nói đi nói lại những câu có chủ ngữ là “Tôi” vào những khi bạn không tức giận sao cho những câu như vậy trở nên thật tự nhiên và trở thành một phần trong lời nói của bạn.
Khi chia sẻ cảm xúc theo cách này, bạn sẽ không chỉ diễn đạt được cảm xúc của mình mà còn giúp tăng mức độ thân mật với bạn trai.
Phương pháp này có thể giúp làm nguôi cơn giận và tập trung vào những điều bạn mong muốn thay vì chú ý vào những lời nói gây tổn thương.
Đừng cố nói lý lẽ với người đang đùng đùng nổi giận. Thay vào đó, bạn hãy tránh đi và chờ đến khi tình hình dịu bớt để đặt ra giới hạn và giải quyết vấn đề.
Một số anh chàng có xu hướng thay đổi hành vi trước mặt những người khác để khỏi mang tiếng là “thô bạo”. Nếu bạn trai bạn nằm trong số này, bạn hãy bàn về những vấn đề nhạy cảm ở nơi công cộng để anh ấy có thể giữ bình tĩnh.
Đôi khi một người hòa giải khách quan có thể giúp ích. Bạn hãy thử nhờ một người bạn chung, người thân, chuyên gia tư vấn hay một người nào đó mà cả hai cùng tin cậy. Trên mạng cũng có rất nhiều thông tin hướng dẫn cách đối phó với sự giận dữ một cách nhẹ nhàng mà bạn có thể tìm hiểu.
Các mối quan hệ lành mạnh phải thoải mái và vui vẻ; bạn trai bạn phải không bao giờ cảm thấy xấu hổ và khó chịu về bạn, và bạn cũng không bao giờ ngại thể hiện bản thân mình. Nếu sự việc ngược lại thì đó chính là dấu hiệu của sự bạo hành về cảm xúc.
Đừng chịu đựng sự bạo hành thể chất hoặc lời nói. Nếu bạn vướng vào mối quan hệ bạo hành, hãy tìm sự trợ giúp ngay lập tức.
Đừng để sự tức giận âm ỉ trong lòng; bởi đến một lúc nào đó nó sẽ tuôn trào. Hãy cho phép bạn trai bạn xả cơn giận theo cách lành mạnh, và nhớ rằng việc bỏ qua những ý kiến bất đồng là điều bình thường.