Chúng ta thường đối phó với nỗi buồn bằng cách phủ nhận, tránh né và tự trách bản thân vi đã buồn phiền. Thế nhưng, bạn không thể đối phó với cảm xúc bằng việc chôn giấu nó. Thay vào đó, bạn cần đối diện với cảm xúc của mình ngay lúc này. Hãy áp dụng các biện pháp lành mạnh để tự giúp bản thân khuây khoả và tìm sự hỗ trợ mà bạn cần để vượt qua nỗi buồn.
Phương pháp 1 của 3:
Đối phó với cảm xúc của bản thân

Gọi tên cảm xúc bên trong bạn. Nếu có ai đó hỏi rằng bạn đang cảm thấy thế nào, hãy thành thật đáp “Tôi buồn”. Đó là bước đầu tiên để bạn tự chữa lành và tìm sự hỗ trợ mà bạn đang cần.
Nếu bạn cảm thấy việc thổ lộ với người khác về nỗi buồn của mình dường như quá khó, hãy tự nói với bản thân trước. Nhìn vào gương và thừa nhận những gì bạn đang cảm thấy chỉ bằng một câu đơn giản “Tôi buồn”. Bạn cũng có thể viết ra cảm giác của mình trong nhật ký.

Hãy làm bất cứ việc gì để giải toả phiền muộn trong lòng – khóc, nằm lì trên giường hoặc ôm ấp thú cưng cũng được.
Để khỏi mãi đắm chìm trong nỗi buồn, bạn cần đặt ra thời hạn. Bạn có thể cho phép mình buồn trong một hai ngày (hoặc nhiều hơn tùy vào tình huống). Sau đó, hãy quyết tâm thay đổi tâm trạng bằng các hoạt động lạc quan hơn, chẳng hạn như nghe những bản nhạc sôi động, tập thể dục hoặc đi chơi với bạn bè.

Vẽ một bức tranh mô tả cảm xúc của bạn hoặc nghe một bản nhạc khiến bạn xúc động.
Dù bạn có tin hay không, những bản nhạc buồn chưa chắc đã khiến bạn buồn hơn. Thực ra nhiều người cảm thấy khuây khoả hơn sau khi nghe nhạc buồn.

Bằng cách nhớ lại nỗi buồn trong quá khứ, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đối phó với nỗi buồn, bởi bạn biết rằng mình đã từng trải qua cảm giác này trước đây.
Thêm vào đó, bạn có thể nhận ra các chiến thuật đối phó tích cực từng giúp ích cho bạn, chẳng hạn như gọi điện cho một người bạn hoặc chơi với thú cưng.
Nếu bạn nhận thấy nỗi buồn của mình xuất phát từ tình huống, hãy viết ra các sự kiện và/hoặc tình huống khiến bạn phiền muộn, chẳng hạn như công việc căng thẳng hoặc tài chính khó khăn. Điều này có thể giúp bạn nghĩ ra các giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề.
Nếu cảm thấy nỗi buồn của mình có nguyên nhân từ tâm lý, bạn cần cố gắng nhận biết những kiểu suy nghĩ của bạn, vì điều này sẽ giúp bạn biết khi nào phải tìm sự trợ giúp chuyên nghiệp. Hãy ghi lại những ý nghĩ của mình càng nhiều càng tốt, vì chúng thường bị che lấp bởi những niềm tin sâu xa hơn.
Phương pháp 2 của 3:
Nâng cao tinh thần cho bản thân

Các hoạt động thể chất sẽ kích thích sự giải phóng endorphin, loại hoá chất vốn có vai trò đem lại cảm giác hạnh phúc trong não.
Bạn có thể đi dạo xung quanh khu phố, chơi trò nhặt đồ với cún cưng hoặc cùng bạn bè đi dự tiệc khiêu vũ.


Nếu thích chơi tennis, bạn hãy đặt lịch chơi vài buổi trong tuần này. Nếu thích làm bánh, hãy thử cùng người thân yêu sáng tạo một công thức làm bánh mới.

Hãy cưỡng lại sự cám dỗ của các thú giải khuây có hại bằng cách tránh xa chúng những khi bạn cảm thấy buồn. Hạn chế tiếp cận rượu, chất kích thích hoặc thức ăn không tốt cho sức khoẻ (trữ thức ăn lành mạnh trong tủ lạnh và tủ bếp) và rút tiền mặt đủ để chi tiêu hàng ngày và cất thẻ tín dụng đi.
Thay vi lún sâu vào những thú vui không lành mạnh, bạn hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân.
Phương pháp 3 của 3:
Tìm sự hỗ trợ

Ví dụ, bạn có thể gợi ý để người yêu vuốt ve âu yếm bạn hay rủ một người bạn thân cùng ngồi xem lại các bức ảnh người cha quá cố của bạn. Hãy cho mọi người bên cạnh biết họ có thể làm gì để giúp bạn.
Đừng tự cô lập bản thân, vì điều này có thể khiến tâm trạng của bạn càng tệ hơn, và bạn sẽ càng chìm đắm trong nỗi buồn.

Nhờ bạn cùng phòng nhắc bạn ra khỏi giường và mặc quần áo chỉnh tề vào buổi sáng, hoặc nhờ đồng nghiệp đôn đốc bạn hoàn thành một dự án quan trọng.
Lập một danh sách những việc bạn muốn hoặc cần làm, và mỗi khi làm xong việc nào thì gạch đi mục đó. Điều này sẽ giúp bạn giữ động lực và tích cực hơn.

Nếu một người thân yêu của bạn vừa mất, hãy tham gia vào nhóm mất mát người thân. Nếu đang vật lộn với một căn bệnh nan y, bạn có thể gia nhập nhóm hỗ trợ dành cho các bệnh nhân ung thư.

Chỉ cần có người để chia sẻ là bạn đã có thể cảm thấy khá hơn. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý cũng có thể hướng dẫn bạn các kỹ thuật để giúp bạn giải toả nỗi buồn, chẳng hạn như viết nhật ký hoặc tập biết ơn.
Trong khi nỗi buồn nói chung thường chỉ là tạm thời và xoay quanh những tác nhân bên ngoài, bệnh trầm cảm thường đến từ bên trong và kéo dài. Nó thường gây cảm giác như mọi thứ không còn gì vui thú và không gắn với một sự kiện nào cụ thể. Trầm cảm thường bao gồm cảm giác mệt mỏi, khó tập trung, thiếu ngủ hoặc chán ăn, kèm theo đó là cảm giác vô giá trị hoặc tội lỗi.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%91i-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-N%E1%BB%97i-bu%E1%BB%93n