Khi trẻ trở nên khó bảo, bố mẹ và người chăm sóc có thể cảm thấy căng thẳng, còn trẻ có dấu hiệu buồn bã, sợ hãi hoặc bối rối. Xử sự với trẻ ương ngạnh cần có kỹ năng và chiến thuật, nhưng bạn có thể hướng dẫn trẻ để chúng học cách tự kiểm soát tốt hơn, theo đó, cả bạn và trẻ đều cảm thấy bình tĩnh hơn. Hãy nhớ vấn đề nằm ở hành vi của trẻ chứ không phải bản thân đứa trẻ. Đảm bảo rằng trẻ ngỗ ngược nhận thức được việc bạn yêu chúng và cách bạn nhìn nhận chúng một cách tích cực dù chúng quậy phá. Bạn không nên đánh hoặc phát vào mông trẻ, cũng không nên rung lắc hoặc đánh trẻ nhỏ.
Phương pháp 1 của 3:
Thiết lập nguyên tắc để xử lý hành vi quậy phá

Đảm bảo rằng nguyên tắc bạn đưa ra rõ ràng và đơn giản. Ví dụ, với đứa trẻ có vấn đề về tính gây gổ, nguyên tắc đơn giản là “không đánh nhau”.

Dừng lại, suy nghĩ, lựa chọn. Dừng hành vi của trẻ lại, xem xét vấn đề bạn đang suy nghĩ, và cân nhắc hậu quả mà bạn và những người khác phải đón nhận trước khi lựa chọn hành động tiếp theo.
Phạt ngồi tại chỗ. Bạn hãy rời phòng và để trẻ bình tĩnh trở lại sau vài phút trước khi bạn quay lại.
Kể về suy nghĩ của bản thân. Hãy kể với một người nào đó đáng tin cậy về những gì bạn đang nghĩ bằng cách gọi tên cảm xúc của bạn và tác động của cảm xúc đó đối với bạn.
Hít thở sâu. Làm động tác này sẽ có tác dụng nếu bạn đang quá xúc động.

Việc củng cố hành vi tốt một cách tích cực có tác dụng rất cao. Những phần thưởng ý nghĩa không nhất thiết phải là đồ chơi đắt tiền hay các chuyến đi. Dành thời gian chơi những trò mà trẻ thích thú có thể là phần thưởng thú vị đối với trẻ. Một lời khen của bạn cũng là phần thưởng đầy ý nghĩa đối với trẻ.
Khi cần sử dụng hình phạt, hãy phạt nhẹ nhàng. Đối với trẻ lớn hơn, cắt bớt tiền tiêu vặt hoặc yêu cầu làm thêm việc nhà có thể sẽ hiệu quả. Với trẻ nhỏ hơn, hình phạt ngồi im trong thời gian ngắn (không quá một phút tính trên một tuổi) sẽ phù hợp hơn.

Ví dụ, nói với con rằng thay vì đánh ai đó, bạn muốn con gặp bạn và cho bạn biết con cảm thấy tức giận như thế nào.
Chơi trò đóng vai với trẻ sử dụng tình huống thực tế mà trong đó, trẻ trở nên khó chịu và có hành vi xấu.


Cha mẹ không thực hiện quy tắc nhất quán và nhanh chóng sẽ không thấy sự biến chuyển ở trẻ.

Phương pháp 2 của 3:
Xử lý cơn giận dữ của trẻ

Cơn giận dữ ở trẻ bắt nguồn từ bất cứ điều gì, từ việc mệt mỏi hay đói bụng đến việc bí từ hoặc làm việc gì đó khó khăn.



Hãy chắc chắn không ai bị đau bởi hành vi nổi giận đó, ví dụ như một đứa trẻ khác ở gần.



Loại bỏ vật đã khiến trẻ nổi giận và đưa cho trẻ thứ khác dễ làm hơn. Ví dụ, nếu trẻ nổi giận vì không tô màu một bức tranh phức tạp, bạn hãy để bức tranh đó sang một bên và thay bằng bức tranh dễ tô hơn.

Bạn cũng có thể nói chuyện với trẻ về việc thể hiện cảm xúc bằng lời nói hoặc giải phóng sự tức giận bằng cách tích cực hơn.

Phương pháp 3 của 3:
Cư xử với trẻ ngỗ nghịch là con của người khác

Điều quan trọng là những người chăm sóc trẻ, kể cả bạn, phải thực hiện nguyên tắc với trẻ một cách thống nhất. Tìm hiểu xem trẻ phải tuân thủ nguyên tắc gì và cách bố mẹ chúng muốn bạn xử lý khi trẻ vi phạm nguyên tắc.

“Nhượng bộ” trước yêu cầu của trẻ, bao gồm những việc như ăn quá nhiều kẹo hoặc không đi ngủ đúng giờ, có thể làm cha mẹ mệt mỏi và khiến trẻ lúng túng. Lúc đầu trẻ có thể phản ứng tích cực với sự đồng ý của bạn nhưng hành vi của trẻ sẽ trở nên tồi tệ nhanh chóng nếu bạn không có giới hạn hợp lý dựa trên hướng dẫn của bố mẹ chúng.

Nếu có thể, hãy tìm hiểu trước điều gì trẻ thích làm. Mỹ thuật và thủ công, trò chơi hoặc đồ chơi yêu thích có thể là những hoạt động hấp dẫn trẻ.


Không bao giờ được lên giọng hoặc đánh trẻ. Bạn cũng không được rung lắc hay đánh trẻ nhỏ.

Đừng bao giờ phạt trẻ nhỏ. Không được rung lắc hoặc đánh trẻ nhỏ. Khi trẻ khóc, đó là dấu hiệu trẻ cần sự chú ý của bạn, vì vậy, hãy đến gần và xem bạn có thể làm gì để dỗ trẻ.
Nếu bạn là người trông trẻ, đừng đánh hoặc phát mông trẻ. Hãy hỏi người chăm sóc chính của trẻ (bố mẹ hoặc người giám hộ) liệu họ có thể hướng dẫn bạn cách áp dụng kỷ luật với chúng.
Có nhiều bằng chứng cho thấy phương pháp kỷ luật bằng roi vọt có ảnh hưởng tiêu cực và không có tác dụng. Đánh hoặc phát mông trẻ có thể gây ra những tổn thương về thể chất và tâm lý.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%91i-x%E1%BB%AD-v%E1%BB%9Bi-tr%E1%BA%BB-%C6%B0%C6%A1ng-ng%E1%BA%A1nh