Nhiều người từng trải qua cảnh bạn bè hoặc họ hàng tìm đến ở nhờ trong những giai đoạn khó khăn. Phần đông chúng ta đều vui lòng giúp đỡ họ, ít nhất là trong thời gian ngắn. Nhưng khi bạn chợt nhận ra tình hình là vị khách đó nghiễm nhiên biến thành “bạn cùng phòng” dài hạn thì việc đuổi họ ra khỏi nhà một cách êm thắm là rất khó.
Phương pháp 1 của 3:
Yêu cầu người ở nhờ dọn đi

Ghi lại các vấn đề khi chúng xảy ra, kèm theo cả ngày tháng. Bạn cần ghi chép chi tiết và cụ thể về hành vi của họ, phòng khi sự việc trở nên khó khăn.
Cuộc đối thoại này sẽ không dễ dàng và rất có thể sẽ phá hỏng mối quan hệ giữa hai bên. Tuy nhiên, việc sống chung với những khác biệt quá lớn hoặc các vấn đề nghiêm trọng cũng sẽ làm tổn thương tình bạn, vì vậy bạn cần phải lên tiếng nếu họ cứ ở lì quá lâu.

“Thời gian qua chúng tôi rất vui khi cậu ở đây, nhưng không may là chúng tôi cần lấy lại phòng nên buộc phải yêu cầu cậu dọn đi trong vòng hai tuần nữa”.
Bám vào các lý do mà bạn đã chuẩn bị sẵn. Nếu có các sự cố nào xảy ra hoặc họ không thực hiện cam kết, bạn hãy nhắc rằng họ đã không làm đúng trách nhiệm và cần phải dọn đến nơi ở mới.

Tập trung vào các lý do khiến bạn muốn họ dời đi, cố gắng tránh nhắc đến tất cả các khuyết điểm của họ, nếu có thể. “Chúng tôi cần thêm không gian”, “chúng tôi không đủ điều kiện để cho bạn ở lại đây nữa”, v.v…

“Tôi mong rằng cậu sẽ dọn đi trước ngày 20 tháng tư.”
Nếu có lý do chính đáng cho thấy thời gian đó không thích hợp, bạn có thể trao đổi với họ để tìm ra ngày nào đó hợp lý hơn. Tuy nhiên, bạn đừng dời lại quá 3-5 ngày.



Giúp họ tìm một chỗ ở mới hoặc tìm một công việc.
Tránh nặng lời, ngay cả trong những tình huống căng thẳng. Nếu họ tức giận, bạn hãy giữ bình tĩnh và nhắc lại lý do tại sao việc họ tìm một chỗ ở mới là điều quan trọng với bạn. Đừng ném ra những lời sỉ nhục.
Hẹn gặp mặt họ, mời họ đến ăn tối và tiếp tục gặp gỡ nhau như những người bạn.
Nếu xảy ra cãi vã dữ dội hoặc bất đồng nghiêm trọng, có lẽ tốt nhất là bạn phải hoàn toàn cắt đứt với họ.
Phương pháp 2 của 3:
Trục xuất người ở nhờ bằng luật pháp

Thông báo này sẽ đặt họ vào vị trí ”người thuê nhà tùy ý”. Bạn cần ở trong tình trạng này nếu muốn theo đuổi hành động pháp lý, vì vậy đừng bỏ qua việc này.

Nếu định xin án lệnh của tòa, bạn cần chuẩn bị một bản danh sách các vấn đề và các vi phạm (gọi là “trục xuất có lý do”) và một bản sao hợp đồng thuê nhà hoặc các thỏa thuận khác.
Nói chung, thư của bạn cần nêu rõ địa điểm người ở nhờ nhận lại đồ đạc của họ trong trường hợp họ không dọn đi và ngày tháng cụ thể đồ đạc của họ sẽ được đưa ra khỏi nhà.

Khi bạn đã có án lệnh của tòa và/hoặc đã báo cảnh sát rằng bạn lo lắng cho sự an toàn của mình, bạn có thể thay ổ khóa mà không lo rắc rối.

Phương pháp 3 của 3:
Đặt ra các nguyên tắc cơ bản cho khách ở nhờ

Đặt ra các yêu cầu ngay trong tuần đầu tiên. Họ có phải trả tiền thuê không? Họ có phải đi dự phỏng vấn xin việc làm không? Bạn cần đưa ra các tiêu chuẩn mà họ cần đáp ứng nếu muốn ở trong nhà bạn.

Nếu họ cần việc làm, bạn hãy cùng họ đặt ra các mục tiêu cụ thể để vươn tới – mỗi ngày nộp một đơn xin việc, viết lại lý lịch, v.v… Đảm bảo rằng họ đang thực sự cố gắng tìm việc làm mà không phải là chỉ lợi dụng một chỗ ở miễn phí.
Nếu còn băn khoăn không biết có nên cho họ ở nhờ không, bạn có thể đặt ra thời gian ở thử. Khi họ dọn đến, bạn hãy nói với họ rằng họ có thể ở tạm 2-3 tháng và bảo rằng bạn không chắc là họ có thể ở lại không.

Giữ sự việc càng khách quan càng tốt. Việc bạn yêu cầu họ dọn đi không nhất định khiến tình bạn bị sứt mẻ, nhất là khi bạn dựa trên các lý do thực tế thay vì cảm xúc.

Thường xuyên cùng họ xem lại các mục tiêu và cam kết, đồng thời giúp họ nỗ lực biến chúng thành hiện thực.
Nếu bạn có thể hỗ trợ tài chính cho họ chuyển đến nơi ở mới, biết đâu họ chỉ cần điều kiện đó để có thể dọn đi.
Bạn cần kiềm chế cảm xúc bằng mọi giá. Mục đích ở đây không phải là để tranh cãi mà là để trao đổi thành công với họ về mong muốn của bạn và người kia cần phải tôn trọng.
Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên cố gắng một mình trao đổi riêng với họ. Cảm giác như bị hùa vào tấn công có thể khiến họ “nổi điên”.
Đảm bảo không nổi giận. Nếu tức giận về một sự việc hoặc một tình huống nào đó, bạn hãy đợi đến khi bình tĩnh lại trước khi nói chuyện.
Đảm bảo người kia không giữ món đồ quý giá nào của bạn trước khi bạn đặt vấn đề về việc họ phải dọn đi.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/%C4%90u%E1%BB%95i-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%E1%BB%9F-nh%E1%BB%9D-ra-kh%E1%BB%8Fi-nh%C3%A0