Móc thường được gắn lên trần nhà để treo các vật trang trí như rổ cây, đèn lồng, đèn pha lê, dây giấy mừng đám cưới, vân vân. Thậm chí bạn có thể treo cả chiếc xe đạp lên trần gara để tiết kiệm không gian. Tuy nhiên, gắn móc sai cách có thể làm hỏng trần nhà và vật được treo. Tùy vào trọng lượng của vật, bạn sẽ phải gắn móc vào dầm âm trần hoặc sử dụng bu lông chốt để treo vật lên trần thạch cao.

Phương pháp 1 của 2:

Gắn móc vào dầm âm trần

Tiêu đề ảnh Hang a Hook from a Ceiling Step 1


Treo các vật nặng hơn 4,5kg. Các thanh dầm này có nhiệm vụ đỡ trần nhà. Đó là vị trí chắc chắn nhất để gắn móc treo các vật nặng mà không sợ làm hỏng trần nhà hoặc vật được treo.

    Đối với các vật nhẹ hơn 2,5kg, bạn có thể dùng móc dán. Móc dán có nhiều kích cỡ và có thể tháo ra dễ dàng mà không làm tróc lớp sơn của trần nhà. Lưu ý rằng móc dán chỉ dính được vào trần nhà phẳng, và không thể dùng cho trần nhà có độ nhám.

    Nếu vật rất nặng, như chiếc xe đạp, bạn nên phân phối trọng lượng trên 2 móc.

Tiêu đề ảnh Hang a Hook from a Ceiling Step 2

Mua móc vít để treo các vật nhỏ, nhẹ. Móc vít gồm có một đầu nhọn có ren, và một đầu móc uốn cong. Móc vít được bán ở hầu hết các cửa hàng kim khí và có nhiều kích thước khác nhau dựa trên trọng lượng cần treo.

    Móc vít có nhiều kích thước và kiểu khác nhau. Nếu món đồ của bạn nhỏ và có thể lồng vào móc dễ dàng thì sử dụng móc lỗ tròn.

    Đối với các vật nặng 4,5kg trở lên, sử dụng móc gắn trần cỡ lớn với chiều dài 5cm hoặc lớn hơn.

Tiêu đề ảnh Hang a Hook from a Ceiling Step 3

Mua móc tiện ích để treo các vật lớn và nặng. Móc tiện ích lớn hơn móc vít thông thường và đủ khỏe để giữ những vật như chiếc xe đạp. Chúng cũng được vặn vào dầm âm trần như móc vít.

    Bạn có thể mua móc tiện ích được thiết kế riêng để treo xe đạp, gọi là móc xe đạp. Chúng được bọc nhựa và có hình dạng phù hợp để móc vào bánh xe, do đó bạn có thể treo nguyên chiếc xe đạp trên trần gara.

Tiêu đề ảnh Hang a Hook from a Ceiling Step 4

Sử dụng máy dò đinh tán để tìm thanh dầm nơi bạn muốn gắn móc. Đứng lên vật gì đó để bạn có thể với tới trần nhà, cầm máy dò đinh tán áp sát trần nhà và mở máy. Rà máy xung quanh cho đến khi đèn sáng báo hiệu đã tìm thấy đinh tán.

    Bạn cũng có thể dùng ngón tay gõ lên trần nhà để tìm thanh dầm nếu không có máy dò đinh tán. Khu vực giữa các dầm sẽ phát ra tiếng vang và rỗng, trong khi vị trí có dầm sẽ phát ra âm thanh đặc, chắc.

    Nếu nhà bạn có khoảng trống hay gác mái bên trên nơi bạn muốn gắn móc và các thanh dầm lộ ra, bạn hãy quan sát hướng đặt dầm và khoảng cách giữa chúng.

Lời khuyên: Dầm âm trần thường được phân bổ cách nhau 40-60cm. Khi đã tìm ra một thanh dầm, nếu bạn biết khoảng cách giữa chúng và cách lắp đặt, bạn có thể nhanh chóng tìm ra thanh dầm kế tiếp bằng cách dùng thước dây đo theo khoảng cách đó.

Tiêu đề ảnh Hang a Hook from a Ceiling Step 5

Sử dụng bút chì đánh dấu vị trí muốn gắn móc vào dầm. Đánh một dấu tròn nhỏ bên trên vị trí có dầm nơi bạn muốn gắn móc. Rà máy dò đinh tán qua vị trí đó một lần nữa để đảm bảo đúng là vị trí có dầm.

    Nếu bạn định gắn 2 móc để treo một vật lớn thì gắn 1 móc trước, sau đó cầm vật cần treo giơ lên để xác định khoảng cách cần gắn móc thứ hai.

Tiêu đề ảnh Hang a Hook from a Ceiling Step 6

Dùng máy khoan khoan một lỗ dẫn đường vào thanh dầm. Chọn mũi khoan nhỏ hơn kích thước móc vít một chút. Khoan tại vị trí đã đánh dấu với độ sâu dài hơn đoạn có ren của móc vít một chút.

    Lỗ dẫn đường cho phép bạn vặn móc vào trần nhà bằng tay mà không bị kẹt hay gãy.

    Nếu lỗ quá rộng, ren của móc sẽ không có chỗ để bám vào. Nếu lỗ quá hẹp, sẽ rất khó để bạn có thể vặn móc vào hết cỡ.

Tiêu đề ảnh Hang a Hook from a Ceiling Step 7

Đặt đầu nhọn của móc vít vào lỗ và vặn móc vào hết cỡ. Cầm móc chắc tay và vặn nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Bạn sẽ phải nhấn mạnh tay hơn khi vít đi vào sâu.

    Nếu bạn không thể vặn hết vài vòng cuối cùng thì hãy dùng kìm kẹp nhẹ vào móc để vặn móc vào hết cỡ.

    Ngừng vặn khi phần gốc của móc đã bằng mặt với trần nhà. Nếu bạn vặn qua điểm này, móc có thể bị gãy.

    Phương pháp này áp dụng cho cả móc vít và móc tiện ích. Chúng được bắt vào dầm theo cùng một cách.

Phương pháp 2 của 2:

Sử dụng bu lông chốt có móc

Tiêu đề ảnh Hang a Hook from a Ceiling Step 8

Dùng bu lông chốt để treo các vật nhẹ hơn 4,5kg lên trần thạch cao. Cấu tạo của bu lông chốt gồm có một con bu lông lắp xuyên qua giữa hai cánh có lò xo đóng mở và giúp phân phối trọng lượng của vật treo. Móc được gắn vào một đầu của bu lông thay cho đầu lục giác thông thường.

    Bu lông chốt có bán tại hầu hết các cửa hàng kim khí, trên bao bì sản phẩm có ghi trọng lượng có thể treo.

    Bạn có thể dùng bu lông chốt để gắn móc lên trần nhà được làm từ các vật liệu khác như ván gỗ, vữa ximăng, hay trần cách âm. Quy trình gắn tương tự như với trần thạch cao.

Lời khuyên: Đừng bao giờ sử dụng bu lông chốt bằng nhựa để treo vật lên trần nhà. Bu lông chốt bằng nhựa được dùng để treo các vật nhẹ lên tường thẳng đứng.

Tiêu đề ảnh Hang a Hook from a Ceiling Step 9

Vặn cánh chốt vào một đầu bu lông. Lắp ráp bu lông chốt theo hướng dẫn trên bao bì. Nhớ lắp cánh chốt sao cho khi bạn bóp vào thì chúng nằm xuôi theo bu lông.

    Một số bu lông chốt được sản xuất kèm với móc, trong trường hợp đó bạn phải vặn cánh chốt vào đầu đối diện với móc.

Tiêu đề ảnh Hang a Hook from a Ceiling Step 10

Vặn đế treo móc vào đầu còn lại nếu bu lông chốt có móc rời. Một số bu lông chốt được bán kèm với móc có đế trang trí mà có thể vặn vào bu lông. Vặn đế móc vào đầu còn lại của bu lông đối diện với cánh chốt.

    Loại móc được vặn vào bu lông chốt còn được gọi là móc trang trí. Nếu bạn mua bu lông chốt mà không có sẵn móc thì có thể mua móc trang trí khớp vừa với kích thước ren của bu lông chốt.

Tiêu đề ảnh Hang a Hook from a Ceiling Step 11

Sử dụng máy dò đinh tán để tìm vùng rỗng trong trần thạch cao. Đứng lên vật gì đó để bạn có thể với tới trần nhà và rà máy dò đinh tán trên trần. Bật công tắc và rà máy xung quanh cho đến khi đèn không sáng, chứng tỏ không có dầm ở đó.

    Bu lông chốt không thể bắt vào dầm gỗ nên bạn phải tìm khu vực rỗng để lắp đặt.

    Nếu bạn muốn treo đèn thì phải tìm chỗ gắn móc gần với nguồn điện thuận tiện.

Tiêu đề ảnh Hang a Hook from a Ceiling Step 12

Dùng bút chì đánh dấu chỗ cần khoan trên trần thạch cao. Vẽ một vòng tròn nhỏ bằng bút chì để xác định vị trí sẽ khoan. Đây là nơi bạn sẽ lắp bu lông chốt.

    Bạn sẽ khoan một cái lỗ tương đối lớn, nên đừng lo lắng về kích thước của dấu bút chì. Nó sẽ biến mất sau khi bạn khoan xong.

Tiêu đề ảnh Hang a Hook from a Ceiling Step 13

Sử dụng máy khoan khoan một lỗ qua điểm đó. Chọn mũi khoan bằng với đường kính của bu lông chốt khi hai cánh được gập xuống. Lỗ này đủ rộng để nhét bu lông qua khi hai cánh ở vị trí đóng.

    Bao bì của bu lông chốt thường sẽ ghi kích thước lỗ cần khoan. Nếu bao bì không ghi rõ kích thước thì bạn đo đường kính tại vị trí cánh chốt khi hai cánh được gập lại.

Tiêu đề ảnh Hang a Hook from a Ceiling Step 14

Bóp hai cánh gập lại và nhét nó qua lỗ khoan. Dùng 2 ngón tay bóp hai cánh chốt ép sát vào thân bu lông và giữ như vậy tại hai đầu cánh. Đẩy đầu chốt qua lỗ. Hai cánh sẽ mở ra khi chúng được đẩy qua không gian rỗng bên kia.

    Nếu hai cánh chốt không nhét vừa vào lỗ thì bạn khoan rộng hơn một chút cho đến khi vừa.

    Bạn sẽ cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng hai cánh bật mở ra ở phía bên kia khi chốt được đẩy qua hết.

Tiêu đề ảnh Hang a Hook from a Ceiling Step 15

Vặn bu lông để hai cánh chốt ép chặt vào mặt trong. Cầm móc kéo nhẹ xuống dưới. Xoay bu lông theo chiều kim đồng hồ cho đến khi móc gắn chặt vào trần.

    Cầm móc kéo xuống sẽ khiến hai cánh chốt ép sát vào trần thạch cao trong khi bạn vặn bu lông.

    Móc sẽ phủ lên lỗ khoan khi bạn vặn nó vào hết cỡ.

    Cầu thang

    Móc vít (gắn vào dầm)

    Bu lông chốt có móc (gắn trần thạch cao hoặc vật liệu khác)

    Máy dò đinh tán

    Bút chì

    Máy khoan

    Kìm

    Lót bạt nhựa hoặc tờ giấy bên dưới khu vực làm việc để thu gom vật liệu rơi xuống.

    Nếu bạn không có máy dò đinh tán thì hãy gõ tay và nghe âm thanh phát ra từ trần nhà để tìm vị trí dầm hay không gian rỗng.

    Đeo mắt kính bảo hộ để ngăn bụi bay vào mắt.

Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/G%E1%BA%AFn-m%C3%B3c-l%C3%AAn-tr%E1%BA%A7n-nh%C3%A0