Có hai nguyên nhân chính gây ra đau răng. Thứ nhất là trước khi răng hỏng hẳn, răng bị sâu khiến dây thần kinh bị lộ ra. Thứ hai là do các thớ cơ giúp cố định răng vào chân răng bị nhiễm bệnh (gọi là áp-xe). Bạn có thể làm dịu đi cơn đau răng, nhưng chỉ nha sĩ mới có thể chữa khỏi đau răng hoàn toàn.
Phương pháp 1 của 3:
Chữa trị tại Nhà

Kéo chỉ nha khoa nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thực phẩm và vi khuẩn còn bám lại trên răng. Tránh dùng chỉ nha khoa quá mạnh xung quanh khu vực bị đau vì như vậy có thể khiến tổn thương nặng hơn và gây ra chảy máu.
Aspirin đặc biệt hiệu quả đối với các vấn đề ở khớp nối quai hàm ở người lớn.
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên nên dùng Acetaminophen (không dùng aspirin).
Sau khi súc miệng xong, bạn nên nhổ bỏ dung dịch nước muối thay vì nuốt xuống họng.
Hạn chế dùng cách này vì dùng trà liên tục có thể làm răng bạn bị ố màu.
Cách này không thể thay thế việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên.
Đặt một lát dưa chuột mát lên vùng bị đau.
Cắt một miếng khoai tây tươi và đặt lên chỗ đau trong miệng. Nhớ gọt vỏ khoai trước khi dùng.
Đặt một lát hành tây tươi vào vùng bị thương ở trong miệng. Chú ý, hành phải tươi để có thể tiết ra nước.
Phương pháp 2 của 3:
Ngăn ngừa Đau Răng
Có câu nói “chỉ xỉa cái răng nào bạn muốn giữ”. Dùng chỉ nha khoa có tác dụng giữ cho răng khỏe mạnh và ngăn ngừa nguy cơ từ vi khuẩn. Bạn nên dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày.
Chải răng ít nhất hai lần một ngày, 30 phút trước hoặc sau bữa ăn. Chải răng quá sớm trước hoặc sau bữa ăn có thể làm hỏng men răng.
Hầu hết các loại kem đánh răng đều có chất fluorua là thành phần chính, nhưng vẫn nên kiểm tra để chắc chắn bạn đang dùng đúng loại kem đánh răng.
Ăn đường và tinh bột càng ít càng tốt. Hai chất này là thức ăn của vi khuẩn, đặc biệt là đường.
Nếu bạn đang ăn mà thức ăn bị kẹt vào khe răng, hãy dùng tăm hoặc chỉ nha khoa để lấy ra.
Tráng miệng bằng món salad hoặc một quả táo bởi vì chúng có thể hoạt động như một chiếc bàn chải đánh răng tự nhiên.
Phương pháp 3 của 3:
Khám Nha sĩ Kịp thời
Nếu bạn cảm thấy vô cùng đau và bị sưng tấy thì nên đi khám bác sĩ ngay.
Sốt là dấu hiệu quan trọng khi bị nhiễm trùng ở bệnh răng miệng. Nếu chỉ sâu răng bình thường thì sẽ không bị sốt.
Sử dụng nụ đinh hương vài lần một ngày trong nhiều tháng có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Vì vậy, nếu cơn đau kéo dài hơn một tuần, hãy đi khám nha sĩ.
Không bao giờ uống rượu trong khi đang dùng thuốc giảm đau.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-%C4%90au-R%C4%83ng