Trong hóa học, pH là chỉ số đo độ axit hoặc độ kiềm của một chất. Thang đo độ pH có phạm vi từ 0 đến 14; độ pH gần 0 là cực axit, độ pH gần 14 là cực kiềm, và độ pH 7 là trung tính tuyệt đối. Trong lĩnh vực làm vườn và trồng trọt, độ pH trong đất trồng cây có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự khỏe mạnh và tăng trưởng của cây. Mặc dù hầu hết cây trồng đều chịu được độ pH trong khoảng 6,0-7,5, nhưng có một số loài cây sinh trưởng tốt nhất trong khoảng pH hẹp hơn, vì vậy người làm vườn nghiêm túc nên tìm hiểu những điều cơ bản trong việc kiểm soát độ pH. Bạn hãy đọc bước 1 dưới đây để bắt đầu học cách giảm độ pH trong đất.
Phần 1 của 3:
Tiến hành thử độ pH


Lưu ý rằng các hướng dẫn trong phần này chỉ chung chung; bạn nên xem hướng dẫn cụ thể trong bộ thử pH.

Lấy lượng đất trong từng mẫu đất sao cho tổng cộng đủ 1 lít hoặc hơn. Với hầu hết các phương pháp thử, lượng đất này là đủ nhiều.

Quan trọng là đất phải khô hoàn toàn trước khi tiến hành thử độ pH; độ ẩm có thể khiến kết quả thiếu chính xác.

Có nhiều loại dụng cụ thử khác nhau, vì vậy bạn cần đọc hướng dẫn đi kèm với bộ thử. Ví dụ, một số dụng cụ thử độ pH điện tử kiểu mới có thể xác định độ pH trong đất gần như ngay lập tức qua một đầu dò kim loại. Bạn cũng có thể thu thập một mẫu đất và đem đến văn phòng phát triển nông thôn để được thử đất miễn phí.
Phần 2 của 3:
Dùng các phương pháp giảm độ pH

Chất hữu cơ cũng có thể đem lại lợi ích khác cho đất; rõ rệt nhất là cải thiện độ thoát nước và độ thoáng khí trong đất.

Tùy vào độ pH ban đầu trong đất, lượng nhôm sulfat cần sử dụng có thể khác biệt đáng kể. Nói một cách chung nhất, với một khoảnh đất có diện tích khoảng 30 m2, bạn cần dùng 0,5 kg nhôm sulfat để giảm đi 1 độ trên thang đo độ pH (ví dụ như, từ 7 xuống 6, từ 6 xuống 5, v.v…). Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều chất phụ gia có thể gây hại cho cây trồng, vì vậy bạn nên tham khảo các nguồn trên mạng (như tại đây) để biết thêm thông tin chính xác về cách sử dụng.
Không dùng nhôm sulfat trên diện rộng, vì điều này có thể dẫn đến sự tích tụ nhôm và độc tố nhôm trong đất.

Như đã nói ở trên, so với nhôm sulfat, thông thường bạn chỉ cần sử dụng một lượng tương đối nhỏ lưu huỳnh thăng hoa nguyên chất là đủ để thay đổi độ pH tương đương. Nói chung, bạn sẽ cần khoảng 90 g lưu huỳnh để giảm 1 độ pH trên diện tích đất 30 m2. Bạn có thể tham khảo các nguồn trên mạng (như tại đây) để biết thêm thông tin chính xác về cách sử dụng.

Hàm lượng u-rê bọc lưu huỳnh trong các loại phân bón sẽ khác nhau tùy từng loại, vì vậy bạn cần đọc hướng dẫn đi kèm với loại phân bón mua về để xác định liều lượng thích hợp với nhu cầu của vườn nhà bạn.
U-rê bọc lưu huỳnh là loại phân bón tan chậm, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng từ từ khi cây trồng có nhu cầu thay vì phân phối ngay một lần.

Diamoni photphat
Sắt sulfat
Than bùn
Nitrat amoni

Một số loài cây bụi thường xanh (như hoàng dương, tử đinh hương California)
Một số loài cây bụi rụng lá (như tử đinh hương, nhài cam, liên kiều)
Một số loài cây lâu năm (như pick, thiết khoái tử)
Phần 3 của 3:
Nhận diện các cây ưa đất có độ pH thấp


Màu xanh da trời của hoa cẩm tú cầu trồng trên đất có độ pH thấp là do hóa chất nhôm trong đất mà có. Khi độ pH trong đất ở mức thấp, hoa cẩm tú cầu sẽ dễ hấp thụ nhôm trong đất hơn, và hiện tượng này biểu hiện ở màu sắc của cánh hoa.




Một số hóa chất điều chỉnh đất có dạng xịt.
Điều quan trọng là không lạm dụng bất cứ loại hóa chất điều chỉnh đất nào, vì các hóa chất này có thể gây hiệu ứng ngược về lâu dài cho đất và môi trường.
Cây cối sống trên đất có độ pH không thích hợp sẽ không sinh trưởng tốt, bởi vì một số chất dinh dưỡng sẽ liên kết trong đất khiến cây không hấp thụ được.
Tác động của lưu huỳnh nguyên tố sẽ kéo dài qua nhiều mùa.
Lưu huỳnh nguyên tố thường sẽ có hiệu quả nhất khi được sử dụng trong những tháng mùa xuân, và rất khỏ sử dụng khi cây đã được trồng.
Độ pH trong đất ảnh hưởng đến mọi thứ, từ khả năng thoát nước đến độ xói mòn của đất.
Sử dụng phân trộn tự nhiên bất cứ khi nào có thể. Điều này sẽ có lợi cho cây trồng nhờ tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng. Làm phân trộn là một cách tuyệt vời để tận dụng cỏ vụn và rác nhà bếp.
Lưu huỳnh nguyên tố và phân trộn tạo điều kiện cho các phản ứng sinh học diễn ra, trong khi nhôm sulfat và sắt sulfat tạo ra các phản ứng hóa học.
Việc dùng quá nhiều nhôm sulfat có thể gây nhiễm độc đất.
Nếu lỡ đổ u-rê, nhôm sulfat hoặc lưu huỳnh lên lá cây, bạn cần rửa sạch lá với nhiều nước sạch. Hóa chất đọng lại trên lá cây có thể làm “bỏng” lá và gây hại cho cây.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-%C4%91%E1%BB%99-pH-trong-%C4%91%E1%BA%A5t