Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người từ các nền văn hóa khác nhau, điều cần thiết là bạn nên học cách giao tiếp với họ bằng lời nói và các hình thức phi ngôn ngữ khác. Bạn có thể học thêm về văn hóa và luyện tập tính khoan dung. Hãy trang bị cho mình kiến thức để giao tiếp hiệu quả hơn, bạn cũng có thể học hỏi nhiều thứ từ những nền văn hóa khác cũng như chia sẻ về nền văn hóa xứ bạn.
Phần 1 của 3:
Thái độ mềm dẻo




Nếu bạn không hiểu ý đối phương, hãy thử hỏi lại: “Tôi không chắc mình hiểu đúng ý bạn. Chúng ta nói lại chỗ đó được không?”.
Nếu nghĩ đối phương không hiểu mình, hãy thử nhắc lại: “Hãy cùng xem lại một lượt mọi thứ để đảm bảo tất cả đều hiểu chung một ý nhé”. Bạn cũng có thể để đối phương đặt câu hỏi.

Cho dù những khác biệt văn hóa bộc lộ rõ trong cuộc trò chuyện, cũng hãy bỏ qua và cởi mở thay vì tranh cãi. Ví dụ, nếu bạn là người Mỹ và có ai đó bình luận rằng người Mỹ có xu hướng nghiện công việc, thì hãy nói: “Đúng, sự thật là người Mỹ rất xem trọng sự nghiệp, và có nhiều lý do cho việc đó. Bạn có thể chia sẻ cách nghĩ của nước bạn về công việc không?”.
“Hãy nhớ: đổi mới, sáng tạo, và trí tuệ tức là không phận biệt tuổi tác, không lằn ranh văn hóa, không phân biệt màu da và không phân biệt giới tính.”

Maureen Taylor
Chuyên gia nói chuyện trước công chúng
Maureen Taylor là CEO và người sáng lập của SNP Communications, một công ty truyền thông dành cho doanh nghiệp có trụ sở tại Khu vực Vịnh San Francisco. Cô đã giúp các nhà lãnh đạo, người sáng lập và các nhà đổi mới trong mọi lĩnh vực truyền tải thông điệp trong hơn 25 năm.

Chuyên gia nói chuyện trước công chúng

Phần 2 của 3:
Giao tiếp bằng lời


Bằng cả họ tên
Bằng họ
Kèm theo “Mr.” hoặc “sir”
Dùng danh xưng trang trọng, nếu trong ngôn ngữ đó có kính ngữ dùng trong giao tiếp.

Học những câu cơ bản như: “Chào”, “Làm ơn”, “Cảm ơn”, “Bạn khỏe không?”,…v.v.
Mang theo sách đàm thoại căn bản hay thiết bị điện tử giúp bạn tra cứu những câu cần biết và chưa biết.
Hãy kiên nhẫn khi ai đó cố gắng nói tiếng của bạn.


Phần 3 của 3:
Giao tiếp phi ngôn ngữ


Nếu biết rõ rằng tư thế không trang trọng được chấp nhận, thì bạn có thể làm theo.

Đừng cảm thấy xúc phạm nếu các nền văn hóa khác tiếp xúc thân thể nhiều hay ít hơn nơi của bạn. Ngoại trừ trường hợp bạn cảm thấy mình bị xâm hại hoặc ngược đãi. Nếu không thoải mái, hãy cho người khác biết.
Quy tắc là bạn nên tiếp xúc với những người từ nền văn hóa khác một cách từ tốn khi lần đầu gặp họ. Tuy nhiên, nếu họ tỏ ra thoải mái với cách giao tiếp thân tình hơn, thì bạn có thể làm theo nếu thấy ổn.


Đa số các cuộc giao tiếp là phi ngôn ngữ, cho dù là nền văn hóa nào. Tuy nhiên, bạn có thể tập trung vào nội dung được nói, và đặt câu hỏi để làm rõ những gì cần biết. Ví dụ, nếu ai đó phản ứng với điều bạn nói bằng một nụ cười hay tràng cười, thì bạn cần nói: “Thật ra tôi đang nghiêm túc đấy”.

Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Giao-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%91t-v%E1%BB%9Bi-c%C3%A1c-n%E1%BB%81n-v%C4%83n-h%C3%B3a-kh%C3%A1c-nhau