Nhiều nhà khoa học tin rằng gần một nửa những thứ làm bạn hạnh phúc nằm trong tầm tay của bạn. Hạnh phúc tạo ra cảm xúc tích cực, nhưng cảm xúc tích cực cũng sẽ mang lại hạnh phúc. Tập trung vào hạnh phúc của bạn và hạnh phúc sẽ tạo ra các phản hồi tích cực, đây là một vòng tuần hoàn khép kín. Hãy khuyến khích những ý nghĩ hiện thực và tích cực trong bạn để tạo ra vòng xoắn ốc đi lên của hạnh phúc. Hãy giúp bản thân mình, đừng cô lập chính mình hoặc từ chối tư vấn những người khác. Có những thứ bạn có thể dựa vào người khác và có những thứ bạn cần tự làm lấy.
Phương pháp 1 của 2:
Kiến tạo Vòng xoắn ốc Hạnh phúc

Vào cuối ngày, hãy xem lại những việc mà bạn thấy thích thú. Liệt kê ba thứ làm bạn vui.
Cảm xúc tích cực giúp bạn phục hồi từ khó khăn và tổn thương cũng như giúp bạn tạo dựng khả năng hồi phục chuẩn bị cho nhũng khó khăn trong tương lai.

Hãy thử viết nhật ký một tuần bình thường, và ghi chép vài lần mỗi ngày. Những hoạt động nào làm bạn vui vẻ? Chúng có điểm gì chung?
Hãy để ý mỗi khi bạn cảm thấy hạnh phúc, lúc ấy bạn đang làm gì. Bạn đang ở ngoài? Đang trên đường? Bạn ở một mình hay cùng ai đó? Vào lúc mấy giờ?

Ví dụ, nếu bạn cảm thấy hạnh phúc nhất mỗi khi đi dạo với cún cưng, đợi xe bus, hay tưới cây, mục tiêu của bạn có lẽ là dành nhiều thời gian ngoài trời hơn.
Nếu bạn thấy hạnh phúc nhất khi giúp đỡ đồng nghiệp tại nơi làm việc hay cùng nấu bữa tối với người yêu, mục tiêu mới của bạn có lẽ là tìm hoạt động nào đó mà bạn có thể giúp đỡ người khác.

Tham gia tình nguyện tại một tổ chức mà bạn tin tưởng sẽ tăng cảm giác có ích và kết nối của bạn.
Dành tiền tiết kiệm để chi tiêu cho các hoạt động xã hội và mua quà cho người khác. Hãy mời bạn của bạn đi ăn tối, hoặc mua một chai rượu ngon cho chủ nhà khi được mời đến một bữa tiệc.
Hãy đặt mục tiêu về học tập cho bản thân. Theo học một ngôn ngữ nào đó, và đi du lịch đến đất nước nói ngôn ngữ đó vào cuối năm. Hãy học một khóa nấu ăn và tổ chức một bữa tiệc bằng những món ăn bạn làm.

Trân trọng mọi người trong cuộc sống của bạn. Tự giúp mình không có nghĩa là cô lập bản thân. Hãy dành thời gian để nói với gia đình và bạn bè của bạn rằng bạn yêu họ và những điều bạn biết ơn họ.
Nếu bạn cảm thấy bạn thể hiện bản thân tốt nhất khi viết, hãy lập danh sách những người bạn biết ơn và viết mỗi ngày một lá thư.
Phương pháp 2 của 2:
Chăm sóc Bản thân

Nếu bạn khó ngủ vào ban đêm, hãy thử lên kế hoạch thư giãn trước giờ đi ngủ. Trước khi đi ngủ một giờ, hãy đánh răng, thay đồ ngủ, và làm một hoạt động thư giãn như đọc sách, thiền, xem chương trình giải trí hay nghe nhạc.
Giảm sử dụng cồn và caffeine, và cố đừng chợp mắt vào buổi trưa.
Mỗi khi ý nghĩ về công việc hay căng thẳng chợt đến với bạn vào ban đêm, hãy nói với bản thân “Đây không phải là lúc nghĩ về điều này. Đây là giờ ngủ cơ mà.”


Ăn ít nhất ba bữa mỗi ngày với các bữa ăn nhẹ lành mạnh giữa giờ.

Nếu bạn hay gặp những cảm xúc tiêu cực, hãy gọi tên chúng và đối xử với chúng như thể một sản phẩm phiền phức trong môi trường của bạn. Hãy nói “ồ, lại là thiếu tự tin về vóc dáng kìa. Có lẽ bởi vì mình đang ở phòng nghỉ được bao phủ bởi các tạp chí chỉ miêu tả về một loại hình thể.”

Thử nói về những gì bạn đang làm khi ban bắt đầu cảm thấy căng thẳng hoặc bồn chồn. Hãy nói “Tôi đang đi trên đường. Tôi ôm chặt áo khoác. Tôi đang thở.”
Cảm nhận hơi thở vào và ra khỏi cơ thể bạn. Chú ý những phần của cơ thể nâng lên hoặc hạ xuống. Khi bạn nghĩ vẩn vơ, hãy nhắc nhở bản thân chú ý đến hơi thở của mình.
Hãy thả lỏng toàn bộ cơ thể, gồng lên và thả lỏng mỗi cơ một cách tuần tự.

Tính toán xem mỗi tháng bạn kiếm được bao nhiêu tiền, bạn tiêu bao nhiêu tiền, vào những việc gì. Sau đó tính số tiền bạn có thể chi tiêu mỗi tháng.
Nếu bạn không có tài khoản tiết kiệm, hãy mở một cái. Tính toán số tiền bạn có thể gửi vào mỗi tháng.
Các cách để bắt đầu tiết kiệm tiền bao gồm nấu ăn tại nhà, mua nguyên liệu thô thay vì mua thực phẩm đã được chế biến, di chuyển bằng phương tiện công cộng, và không mua đồ uống tại quán bar hay tiệm cà phê.

Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Gi%C3%BAp-Ch%C3%ADnh-m%C3%ACnh