Các mối quan hệ là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Từ bạn bè đến người mà bạn thầm để ý, từ đồng nghiệp cho đến cả những người mà bạn vừa gặp lần đầu, bạn có thể cảm nhận một sự kết nối với ai đó và muốn hiểu hơn về họ. Thế nhưng làm sao để khiến mối quan hệ trở nên sâu đậm hơn mà không có vẻ như quá vồ vập hoặc áp đặt đôi khi lại không dễ dàng. Bạn có thể hiểu người đó hơn bằng cách thu hút sự chú ý, có thái độ cởi mở và củng cố mối quan hệ giữa hai bên.
Phần 1 của 3:
Thu hút sự chú ý

Sử dụng các phương tiện khác nhau để bắt chuyện. Bạn có thể gặp mặt người đó hay gửi tin nhắn hoặc email. Tìm cách nhẹ nhàng gợi chuyện và hỏi một câu nào đó để họ trả lời. Ví dụ, bạn có thể bước đến gần và nói “Chào Sương, mình thích phần trình bày của bạn lắm, nhất là phần biểu đồ đó. Bạn làm thế nào vậy?” Nếu gửi tin nhắn hoặc email, bạn có thể viết “Bài thuyết trình của bạn hôm này tuyệt lắm Sương! Mình rất thích các biểu đồ của bạn. Bạn có thể cho mình biết thêm về cách vẽ biểu đồ của bạn không?”
Nhớ giữ cho cuộc trò chuyện tự nhiên và không đề cập đến đề tài cá nhân. Những chuyện riêng tư chỉ phù hợp khi hai bên đã thân nhau hơn, mà chúng còn có thể khiến nhiều người hiểu lầm rằng bạn đang tán tỉnh họ.

Chăm chút vẻ ngoài nhưng đừng quá lố. Mặc quần áo sạch sẽ, chải tóc gọn gàng và tránh trang điểm đậm hoặc xức nước hoa quá nồng. Như vậy là bạn đang tỏ ra rằng mình là người dễ gần và sẵn sàng thân thiết hơn với họ.
Giữ thái độ tích cực và khích lệ. Thỉnh thoảng ai cũng có ngày không vui, nhưng không bạn bè nào lại thích ở bên cạnh những người luôn bi quan và buồn rầu. Nếu vừa trải qua một ngày không may, bạn nên kể cho bạn bè biết và nói “Nhưng bây giờ được đi chơi với các cậu thì tớ vui lại rồi.”

Duy trì giao tiếp bằng mắt với người đó và dùng ngôn ngữ cơ thể cởi mở để thể hiên sự quan tâm và thân thiện Hãy mỉm cười, hướng về phía người đang nói chuyện và nghiêng đầu về phía họ.
Tránh nói những điều tiêu cực về người khác, vì hành động này có thể gây khó chịu cho người mà bạn đang muốn thân thiết hơn. Những lời nhận xét tiêu cực có thể khiến người ta thầm nghĩ “Không biết người này sẽ nói gì sau lưng mình?”

Phần 2 của 3:
Tương tác với người bạn đó

Chú ý các lời bình luận về những sở thích của người đó và đưa vào cuộc trò chuyện. Điều này có thể làm cho cuộc trò chuyện thêm hào hứng và giúp bạn hiểu thêm về người đó. Nó cũng có thể dẫn đến các hoạt động mà cả hai bên có thể cùng làm với nhau. Ví dụ, bạn có thể nói “Bạn nói là bạn thích món ăn Thái Lan à? Mình chưa thử bao giờ. Bạn thích những món gì?”
Hỏi về sở thích của người đó. Ví dụ, nếu bạn muốn thân thiết hơn với người ngồi bên cạnh, hãy hỏi “Bức ảnh trên bàn của bạn đẹp quá. Bạn chụp ở đâu vậy?”
Kể về sở thích của bạn khi trò chuyện. Điều này có thể giúp người bạn kia hiểu bạn hơn và cho thấy bạn thích trò chuyện với họ. Bạn có thể cân nhắc dựa vào những sở thích của người kia để nói về sở thích của bạn. Ví dụ, khi tán gẫu về ẩm thực, bạn có thể nói “Mình rất thích tìm hiểu các nền ẩm thực mới, nhưng món ăn Thái Lan thì mình không biết nhiều. Bạn kể thêm cho mình nghe về các món ăn bạn thích đi!”

Xen kẽ những đề tài nghiêm túc và những chuyện vui để hiểu thêm về tính cách của người bạn đó. Bạn có thể nói về những đề tài vui vẻ như chuyện thú cưng, ví dụ “Bạn đang nuôi/thích nuôi loại chó nào?” Với các đề tài nghiêm túc hơn, ban đầu bạn nên chọn những chuyện không gây tranh cãi để không gây khó chịu cho người đó. Bạn có thể nói “Cậu có tin là cuộc chạy đua tranh chức tổng thống giờ đang trở nên xấu xa lắm không?”
Hỏi về ý kiến của người đó để họ thấy rằng bạn muốn hiểu họ hơn.
Tìm một điều gì đó ở người bạn kia để khen. Đây là một cách rất hay để duy trì cuộc trò chuyện và cho thấy sự quan tâm của bạn đối với họ. Ví dụ, bạn có thể nói “Cậu đối phó với khó khăn giỏi thật đấy! Sao cậu làm được nhẹ nhàng vậy?”
Để ý các thói quen của người đó. Có phải bạn của bạn luôn giữ cửa cho mọi người? Điều này cho thấy họ là người lịch thiệp và chu đáo.

Tiếp tục khẳng định ý kiến của mình. Điều này có thể dẫn đến những cuộc trò chuyện có ý nghĩa hơn. Hãy cho người bạn đó thấy rằng bạn có khả năng đưa ra ý kiến. Những cuộc chuyện trò và trao đổi sẽ giúp cho tình bạn luôn mới mẻ.
Tránh luôn luôn có mặt. Điều này chứng tỏ rằng bạn không phải là người đeo bám, và rằng bạn có thể duy trì các mối quan hệ khác.

Cân nhắc bắt đầu bằng việc rủ họ cùng làm một việc nào đó mà cả hai bạn cùng thích thú. Ví dụ, bạn có thể gợi ý đi ăn tối ở nhà hàng mà cả hai đều từng muốn thử hoặc cùng nhau nấu ăn.
Thời gian bạn dành cho người đó phải tương xứng với mức độ thân thiết giữa hai bên. Ví dụ, bạn không nên đặt một chuyến đi nghỉ mát cùng với người bạn đó nếu bạn chỉ mới quen họ được vài tháng. Thay vào đó, bạn có thể tổ chức một chuyến đi chơi trong ngày để tận hưởng những thú vui mà cả hai đều thích.

Giữ cho các tương tác giữa hai bên càng tích cực càng tốt. Hãy mở đầu câu chuyện bằng một tin tốt hoặc một điều gì đó tích cực xảy ra với bạn. Điều này có thể giúp tinh thần thư giãn và cho phép bạn hoặc người kia bắt đầu nói đến các vấn đề tiêu cực, và điều này sẽ giúp bạn hiểu thêm về tính cách của họ.
Bày tỏ sự cảm thông khi bạn của bạn dường như có một ngày không suôn sẻ. Không ai có thể tránh khỏi những điều tiêu cực, và việc quan sát cách người đó xử lý vấn đề có thể giúp bạn hiểu hơn về họ. Nếu muốn, bạn có thể thảo luận về những rắc rối họ gặp phải và ngỏ ý giúp đỡ.
Phần 3 của 3:
Củng cố mối quan hệ


Tránh chia sẻ các thông tin và cảm xúc quá riêng tư. Dựa vào mức độ thân thiết giữa hai bên để cân nhắc những điều bạn tâm sự với họ. Ví dụ, bạn đừng kể về đời sống tình dục của bạn hoặc hỏi họ về “chuyện đó” của họ. Những chuyện như thế này chỉ nên nói với bạn bè thật thân thiết chứ không phải với người mà bạn đang muốn tìm hiểu thêm. Thay vào đó, bạn có thể chia sẻ những chuyện như “Mình sắp phải làm phẫu thuật ở đầu gối” hoặc “Chồng mình mới được thăng chức, nhưng công ty anh ấy lại muốn bọn mình chuyển đi nơi khác.”

Nhớ tính đến mức độ thân thiết với người đó khi mời họ tham gia các hoạt động nhóm. Ví dụ, bạn nên hãy tránh rủ một người mới quen đi uống cocktail buổi tối. Thay vào đó, bạn có thể cân nhắc mời họ đế ăn tối với vài người bạn, nơi mà tất cả mọi người đều có dịp trò chuyện và làm quen nhau.

Bạn có thể sắp xếp các buổi “hẹn hò” thường xuyên bằng những bữa ăn tối hoặc đi uống cocktail. Như vậy các bạn có thể tâm sự với nhau nhiều hơn hoặc bàn về những vấn đề xảy ra trong cuộc sống của nhau.
Lên kế hoạch cho những chuyến đi chơi chung trong ngày hoặc đi du lịch. Khoảng thời gian ở bên cạnh người đó trong những chuyến đi thư giãn có thể giúp bạn hiểu rõ con người của họ. Nhớ là điều này cũng chấp nhận được nếu bạn muốn có thời gian chiều chuộng bản thân trong kỳ nghỉ.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Hi%E1%BB%83u-r%C3%B5-h%C6%A1n-v%E1%BB%81-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-kh%C3%A1c