Bạn có thể gặp mâu thuẫn tại nơi làm việc vì rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cơ hội thăng tiến, xung đột lương thưởng, cảm giác không được trân trọng và những khác biệt cá nhân.Khi mâu thuẫn xuất hiện, bạn cần biết rằng đó không phải là tận thế, và bạn không cần phải tìm việc mới. Hãy đối mặt với tình huống này một cách chín chắn và tìm cách để hòa giải. Luôn là người tiên phong đứng lên xử lí vấn đề và nhớ rằng đừng biến vấn đề của công ty thành vấn đề của cá nhân. Hãy nói những gì cần nói và không quên lắng nghe quan điểm của người khác. Đặt câu hỏi và yêu cầu làm rõ những việc mà bạn chưa nắm được. Cuối cùng, đưa ra vài giải pháp và tuân thủ chúng.
Phần 1 của 3:
Tiếp cận mâu thuẫn

Nghĩ xem những yếu tố nào gây ảnh hưởng tới vấn đề này, ví dụ như lịch làm việc, mâu thuẫn cá nhân, cảm giác làm việc quá nhiều hoặc có sự đảo lộn về trật tự cấp bậc tại công ty.
Đừng chỉ nhìn từ quan điểm của mình mà còn phải xét tới quan điểm của người khác nữa. Việc nhìn nhận từ cả hai phía sẽ giúp bạn hiểu được vấn đề toàn diện hơn.

Bạn dễ có xu hướng cảm thấy mình bị công kích cá nhân vì một chuyện gì đó, nhất là khi nó có liên quan tới công việc của bạn. Hãy cố gắng không vơ chuyện vào mình và giữ mọi thứ trong giới hạn công việc.

Đừng chờ đợi người kia tới tìm bạn. Hãy là người đưa ra vấn đề này trước tiên, dù vai trò của bạn trong đó là gì.
Phần 2 của 3:
Nắm quyền kiểm soát

Quyết định xem bạn muốn gửi email hay trò chuyện trực tiếp với họ. Nếu nói chuyện trực tiếp, hãy tìm một nơi không có các đồng nghiệp khác làm phiền và tiến hành vào lúc cả hai đều có thời gian để trao đổi.

“Này, tôi không hiểu vì sao hôm qua cô lại phớt lờ câu hỏi của tôi”, hoặc “tôi thấy anh đã cắt giảm công việc của tôi mà tôi không biết vì sao”.

Không chiếm trọn cuộc trao đổi này để bày tỏ quan điểm riêng. Bạn cần phải lắng nghe họ. Có thể bạn sẽ thu thập được nhiều thông tin hơn và hiểu họ hơn.
Chú ý xem họ đã nói xong chưa. Bạn có thể hỏi “Còn điều gì mà anh muốn bổ sung hoặc nói với tôi không?”

Ví dụ, nếu bạn cảm thấy bị bắt nạt, cả hai sẽ đồng tình rằng bạn gặp khó khăn khi phải hòa hợp hoặc chia sẻ trách nhiệm.
Hãy nói: “Tôi muốn chúng ta hòa giải. Hãy tìm những điều mà chúng ta có thể đồng tình với nhau để tiếp tục việc này”.

Ví dụ, bạn có thể nói “Tôi xin lỗi vì đã nói ra những điều gây tổn thương. Tôi đã rất bực mình nhưng gọi cô như vậy thật không phải”.

Phản ứng nóng vội cũng có thể đồng nghĩa với việc bạn đã phản ứng tiêu cực.

Nếu bạn muốn thể hiện cảm xúc bị tổn thương hoặc bối rối, hãy dùng chủ ngữ “tôi”. Ví dụ, hãy nói “tôi cảm thấy bị tổn thương khi trong cuộc họp, anh tranh công của tôi trong dự án đó” thay vì “không thể tin là anh làm thế. Anh là đồ tồi!”
Phần 3 của 3:
Tìm giải pháp

HR sẽ cử người tới để giúp bạn và người kia trao đổi một cách mang tính xây dựng hơn. Một người hòa giải tốt sẽ giúp hai bên tự tìm ra giải pháp chứ không đưa ra lời khuyên hoặc ép buộc mọi người phải làm theo một giải pháp nhất định nào.

Nếu bạn không thể tự lên kế hoạch, hãy nhờ quản lý hoặc HR giúp đỡ để tiếp cận vấn đề.
Ví dụ, nếu người đó cướp lời bạn trong cuộc họp, hãy nói “Tôi cũng muốn được lắng nghe. Cô có thể chờ tới khi tôi nói xong không? Nếu cô lại cướp lời tôi, tôi sẽ yêu cầu cô để cho tôi nói hết trước đã”.

Ví dụ, nếu bạn gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa các dự án, hãy phân công nhiệm vụ trước khi dự án bắt đầu để mọi người cảm thấy công bằng. Nhờ ai đó làm trung gian để lấy ý kiến trong công việc.

Mời người đó thảo luận về vấn đề có thể là việc khó khăn nhất trong toàn bộ quá trình. Vạn sự khởi đầu nan. Hãy cứ bất chấp mà thực hiện!
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/H%C3%B2a-gi%E1%BA%A3i-m%C3%A2u-thu%E1%BA%ABn-n%C6%A1i-c%C3%B4ng-s%E1%BB%9F