Bạn dự định nhận nuôi một chú chó? Bạn muốn chú chó cưng ở nhà cư xử ngoan hơn một chút? Bạn muốn huấn luyện chó cưng làm theo yêu cầu của mình thay vì phải cung phụng chúng? Theo học một lớp huấn luyện chó do chuyên gia hướng dẫn là phương pháp tốt nhất, song không phải ai cũng có điều kiện tới lớp. Những mẹo sau đây là bước khởi đầu tốt để rèn luyện chú chó của bạn. Có rất nhiều lý thuyết và cách thức tiếp cận trong việc huấn luyện chó, vì thế hãy nghiên cứu và chọn phương pháp phù hợp nhất cho bạn cũng như chó cưng.
Phương pháp 1 của 13:
Chuẩn bị Huấn luyện Chó

Vì phần lớn các giống chó đều có tuổi thọ từ 10-15 năm, nhận nuôi một chú chó là một cam kết dài hạn. Hãy chắc chắn tính cách của giống chó này hoà hợp với lối sống của bạn.
Nếu bạn chưa lập gia đình, hãy cân nhắc xem liệu chục năm sau bạn có con nhỏ không. Một số giống chó được khuyến cáo là không thích hợp với gia đình có trẻ em.

Ghi lại nhu cầu và tính khí của giống chó, cũng như cách để bạn đáp ứng những nhu cầu đó.
Nếu việc nhận nuôi một giống chó đòi hỏi nỗ lực to lớn để thay đổi lối sống của bạn, bạn cần chọn nuôi một loài khác.

Thường xuyên gọi tên chó khi chơi, nựng, huấn luyện, hay thu hút sự tập trung của chó.
Nếu chó nhìn bạn mỗi khi bạn gọi tên thì chó đã học được tên rồi đó.
Tạo sự tích cực đi liền với tên chó để chú chó tiếp tục chú ý đến bạn mỗi khi bạn gọi tên. Khen ngợi nếu chó đáp lại tiếng gọi tên, và thưởng đồ ăn cho chó.

Tuy vậy, bạn sẽ huấn luyện chó ngay cả ngoài giờ tập luyện. Việc huấn luyện thực chất sẽ xuyên suốt cả ngày mỗi khi bạn tương tác với thú cưng. Chó sẽ học hỏi từ bạn sau mỗi lần tương tác.
Thói quen xấu của chó hình thành khi chủ nhân để chó có hành động xấu ngoài giờ tập luyện. Vì vậy, hãy quan sát chó ngay cả ngoài giờ tập. Nếu chó nhớ được những điều đã học trong lúc tập, thì hãy chắc chắn rằng ngoài giờ chó cũng nhớ như vậy.


Phương pháp 2 của 13:
Áp dụng Nguyên tắc Huấn luyện Tổng quát

Nếu chó sợ hãi tâm trạng tồi tệ của bạn, chó sẽ không học được gì mới cả. Chúng chỉ có thể học cách thận trọng và không tin tưởng vào bạn.
Các lớp học dạy chó và một chuyên gia huấn luyện chó giỏi sẽ giúp bạn cải thiện hành vi của mình và đem lại thành công khi bạn dạy chó.


Ngoài ra, bạn phải chắc chắn sự khen ngợi của mình đủ nhanh và chính xác. Nếu không, bạn có thể sẽ thưởng nhầm cho hành vi mà bạn không mong muốn.
Tưởng tượng nhé, ví dụ, bạn đang dạy cho chó lệnh “ngồi”. Chó ngồi một lúc, nhưng đến khi bạn khen thưởng thì chó lại bật dậy ngay. Trong tình huống này, bạn đang khen thưởng hành động đứng chứ không phải ngồi.

Bấm vào clicker, sau đó thưởng ngay đồ ăn cho chó. Thao tác này xây dựng một mối liên hệ tích cực với tiếng lách cách. Sau đó, âm thanh này sẽ “đánh dấu” hành vi đúng để chó biết rằng mình đã làm chính xác.
Khi chó đã làm đúng hành động, hãy bấm clicker, rồi thưởng. Một khi chó liên tục làm đúng, bạn có thể đặt tên cho mệnh lệnh. Bắt đầu liên kết mệnh lệnh và hành vi cùng nhau với sự trợ giúp của clicker.
Ví dụ, trước khi bạn dạy chó “ngồi,” hãy bấm clicker, thưởng, khen khi bạn thấy chó đang ngồi. Khi chó bắt đầu ngồi để đòi thưởng, bắt đầu nói “ngồi” để ra lệnh cho chó vào vị trí. Hãy kết hợp cùng tiếng lách cách để thưởng cho chó. Cuối cùng, chó sẽ học được rằng việc ngồi để đáp lại lệnh “ngồi” là cách để chó nhận được tiếng thưởng lách cách.

Chắc chắn rằng mọi người đều sử dụng chính xác mệnh lệnh mà chó học khi được huấn luyện. Chó không biết tiếng Việt, và không thể phân biệt giữa “ngồi” và “ngồi xuống”. Sử dụng nhiều câu lệnh thay thế nhau sẽ chỉ làm chó thấy khó hiểu thôi.
Vì chó không tạo được mối liên hệ rõ ràng giữa một câu lệnh và một hành động, phản ứng của chó có thể chính xác hoặc sai hoàn toàn.

Cân nhắc khoảng thời gian để chó nhai một món ăn cứng so với một món ướt hơn như “Bill Jack” hoặc “Zuke’s Mini Naturals”. Phần thưởng to bằng đầu tẩy bút chì là đủ để chó hiểu những điểm tích cực, nhưng đừng đợi chó ăn quá lâu.

Nếu chó đã học được mệnh lệnh, hãy bớt các món thưởng giá trị lớn và đem chúng trở lại khi cần thiết cho luyện tập. Nhưng nhớ phải luôn khen chó.



Đừng ném bóng hay đồ chơi. Làm thế chỉ làm cho chó nghĩ rằng nếu chó sủa, chó sẽ khiến bạn làm theo điều nó muốn.
Đừng hét vào mặt chó để buộc nó im lặng, vì nó sẽ cảm thấy được bạn chú ý và sủa nhiều hơn.
Phương pháp 3 của 13:
Dạy lệnh “Đi theo”





Phương pháp 4 của 13:
Dạy lệnh “Đến đây”



Dùng lời khen và “giọng vui vẻ” để khuyến khích chó đến bên bạn.





Nhờ ai đó giúp với bài tập không có xích. Bạn có thể chơi “bóng bàn” và thay phiên gọi chó đến bên từng người.


Đừng chỉnh lỗi, quát mắng, cằn nhằn hay bất kỳ hành động nào khiến chó nghĩ rằng tới bên bạn là hành động không tốt. Bạn có thể phá hỏng hàng năm trời huấn luyện chỉ bằng một trải nghiệm tồi.
Không bao giờ làm điều mà chó không thích sau khi ra lệnh “đến đây.” Bạn có thể thử ra lệnh này khi bạn cần cho chó tắm, cắt móng chân, hay vệ sinh tai, tuy nhiên lệnh “đến đây” nên đem tới niềm vui.
Nếu bạn buộc phải làm gì đó mà chó không thích, cứ tự đi và bắt chó lại thay vì ra câu lệnh. Khen chó trong suốt quá trình vì đã bình tĩnh và chấp nhận việc đó. Dĩ nhiên là bạn có thể dùng thức ăn nữa.

Đừng hối thúc việc rèn luyện mệnh lệnh này. Nó rất quan trọng và không nên làm một cách nửa vời.

Bạn cũng nên thêm một mệnh lệnh để chó biết không cần lúc nào chúng cũng phải ở bên bạn. Lệnh nào đó ví dụ như “nghỉ” là một cách, nhưng mục đích là để chó có thể làm điều chúng muốn và không buộc tuân theo lệnh cho tới khi bạn ra lệnh.


Khi bạn cúi xuống để thưởng cho vì đã “đến,” hãy kèm theo hành động nắm vòng cổ lúc nựng cổ chó để cho ăn.
Thỉnh thoảng, nhưng đừng làm thường xuyên, gắn thêm dây xích vào khi bạn kéo vòng cổ.
Đồng thời, bạn cũng có thể nối một dây xích ngắn và cho chó “nghỉ” trở lại. Dây xích nên là dâu hiệu cho biết chó sắp được chơi vui và chúng ta sẽ được đi dạo. Không có chỗ cho việc chỉnh đốn khắt khe đâu.
Phương pháp 5 của 13:
Dạy lệnh “Nghe”





Chó có thính giác siêu việt — hơn con người rất nhiều. Một điều thú vị khi tập lệnh này là xem xem chó của bạn có thể phản ứng với tiếng thì thầm nhỏ tới mức nào. Mọi người sẽ tôn bạn lên như “người thì thầm với chó” khi bạn có thể ra lệnh cho chó mà chỉ cần rủ rỉ đôi chút.

Nhớ rằng bạn phải có phản ứng ngay lập tức. Thưởng càng nhanh thì chó càng chóng hiểu mối quan hệ giữa mệnh lệnh, hành vi, và phần thưởng.

Cai thưởng cho chó là rất quan trọng vì chó có thể sẽ đòi thưởng mọi lúc. Cuối cùng bạn sẽ nhận được một chú chó chỉ chịu nghe lời khi có đồ ăn.
Khen chó thường xuyên sau khi chó đã thành thục mệnh lệnh, nhưng thi thoảng mới thưởng. Đó là cách để chó khắc sâu bài học vào trí nhớ.
Một khi chó đã thành thục các câu lệnh, bạn có thể dùng quà thưởng để tăng tốc độ thực hiện yêu cầu hay chỉnh đốn cho chính xác hơn. Chó sẽ sớm nhận ra quà thưởng đi đôi với mệnh lệnh hay hành vi đi kèm sau lệnh “nghe”.
Phương pháp 6 của 13:
Dạy lệnh “Ngồi”



Khi bạn nâng thức ăn trên đầu chó, phần lớn chó sẽ tự động ngồi xuống để nhìn được tốt hơn.

Chắc chắn rằng bạn không khen gì cả cho đến khi chó thật sự đang ngồi. Nếu bạn khen khi chó chưa kịp ngồi, chó sẽ nghĩ đó mới là điều bạn muốn.
Ngoài ra, chắc chắn rằng bạn không khen chó vì đã đứng dậy, nếu vậy bạn sẽ chỉ nhận được hành vi đó thay vì hành động ngồi.

Bạn có thể cần khuyến khích chó ngồi bằng cách nhẹ nhàng thúc vào sau chân sau của chó. Nhẹ nhàng kéo chó về phía sau bằng vòng cổ khi làm vậy.
Ngay khi chó đã ngồi, lập tức khen ngợi và thưởng.

Khi bạn bắt đầu huấn luyện, đừng bao giờ ra một lệnh mà bạn không thể củng cố. Nếu không, rủi ro là bạn sẽ tập cho chó mặc kệ bạn vì bạn không tiếp nối mệnh lệnh và những mệnh lệnh đưa ra sẽ trở nên vô nghĩa.
Tạo không khí tích cực cho chú chó bằng lời khen và sự bền bỉ.

Phương pháp 7 của 13:
Dạy Chó Nằm xuống




Chừng nào chó đã quen dần với hành vi “nằm xuống,” hãy thêm mệnh lệnh “xuống” hay “nằm xuống” bằng lời.
Khen ngay lập tức khi bụng chó tiếp đất.
Chó hiểu ngôn ngữ hình thể tốt và học dấu hiệu tay rất nhanh.

Nếu chó nhổm dậy để lấy đồ ăn, đừng cho chó ăn, nếu không bạn sẽ thưởng nhầm cho hành vi cuối cùng chó làm trước khi ăn thưởng.
Bắt đầu lại, và chó sẽ hiểu là bạn muốn chó nằm hẳn xuống sàn, miễn là bạn kiên trì.

Phương pháp 8 của 13:
Tập cho Chó “Chờ” tại Cửa








Phương pháp 9 của 13:
Dạy Chó Thói quen Ăn Tích cực

Khi bạn đã sẵn sàng, gọi chó đến và ra lệnh cho nó “ngồi xuống” và “đợi” trong lúc bạn đặt thức ăn xuống sàn phòng.
Đứng và đợi vài giây trước khi nói câu cho phép. Bạn có thể nói “nghỉ” hoặc sáng tạo ra câu lệnh mới dành cho lúc ăn như “tới ăn đi nào” hay “nhăm nhăm”. Cố gắng chọn câu nào đó mà không khiến chó hiểu lầm là bạn đang nói chuyện với nó, chẳng hạn “đến giờ ăn rồi” hay “chúng ta ăn thôi” vì các câu này dễ khiến chú chó nhầm tưởng là đến giờ ăn của nó.
Cuối cùng, chó sẽ tự biết ngồi đợi ngay khi trông thấy bát ăn.


Bước một: cầm món ăn yêu thích của chó trên tay. Con chó sẽ liếm, ngửi và đưa chân lên với thức ăn từ tay bạn. Cuối cùng, khi chó chịu tránh xa thì bạn khen nó và cho nó món ăn trên tay.
Bước hai: nói câu “tránh ra”. Hãy nói câu này khi chú chó quyết định tránh đi nơi khác.
Bước ba: cầm một miếng thức ăn trong lòng bàn tay trước mặt chó và cầm một miếng khác phía sau lưng. Hướng dẫn chó “tránh ra”. Nếu con chó tiến đến quá gần thức ăn thì bạn nắm tay lại để giấu đi và nói “không được” để cho nó biết nó sẽ không được thưởng. Khi chó tuân lệnh “tránh ra” thì bạn cho nó miếng ăn giấu sau lưng.
Bước bốn: đặt thức ăn trên sàn nhà. Đặt miếng thức ăn từ lòng bàn tay xuống sàn nhà. Tiếp tục thưởng cho chó miếng thức ăn bạn giấu sau lưng.
Bước năm: Xích dây vào cổ chó và dẫn nó đi ngang qua miếng thức ăn trên sàn nhà. Ra lệnh cho chó “tránh xa” mà không giật dây. Nếu nó ăn miếng thức ăn thì bạn quay lại dạy bước trước đó.
Bước sáu: bắt đầu dùng câu lệnh “tránh ra” khi đưa cho ra ngoài đường.
Phương pháp 10 của 13:
Dạy Lệnh “Lấy” và “Nhả”




Đừng biến bài tập thành trận đấu kéo co với chó. Khi bạn kéo, chó sẽ giật lại mạnh hơn nữa.
Phương pháp 11 của 13:
Dạy lệnh “Đứng”



Nếu chó ngồi, nghĩ rằng nhiêu đó đã đủ để được thưởng, hãy thử lại lần nữa, nhưng để thức ăn hoặc đồ chơi thấp hơn một chút.

Bạn có thể sẽ cần dùng tay kia thúc hông chó để chó hiểu ý.



Phương pháp 12 của 13:
Dạy lệnh “Nói”

Hãy thận trọng khi dạy lệnh này. Những người dạy chó thiếu kinh nghiệm thường nhận thấy việc rèn luyện “nói chuyện” rơi khỏi tầm kiểm soát của họ. Cuối cùng họ chỉ có được một chú chó sủa mình tất cả mọi lúc.

Tiếp tục luyện với clicker đến khi chó nghĩ chỉ tiếng lách cách đã là một phần thưởng. Phần thưởng thật sẽ để sau.


Bạn có thể thấy tại sao bài tập này có thể nguy hiểm đối với những người dạy chó thiếu kinh nghiệm.
Đó là lý do bài tập “nói” có chút khác biệt so với các mệnh lệnh còn lại. Bạn phải kết hợp ra lệnh bằng miệng ngay từ đầu. Chỉ như thế, chó mới không nghĩ bạn đang khen chó vì đã sủa theo bản năng.

Những mệnh lệnh từ đầu đến giờ đều dạy hành vi đầu tiên, sau đó thêm mệnh lệnh trước hành vi.
Tuy nhiên, bài tập “nói” sẽ dễ bị mất kiểm soát nếu làm vậy. Chó được thưởng vì đã sủa trước.
Do đó, tốt hơn là nên liên kết mệnh lệnh với hành vi trong suốt quá trình. Không bao giờ thưởng chó sủa khi không có mệnh lệnh.

Một khi chó đã hiểu cách “nói”, dần dần phối hợp lệnh “im” vào quá trình tập luyện.
Ra lệnh “nói.”
Tuy nhiên, thay vì thưởng cho tiếng “nói” (sủa), hãy đợi đến khi chó ngừng sủa.
Ra lệnh “im.”
Nếu chó yên lặng, thưởng cho hành động “im” (không sủa) bằng tiếng lách cách và đồ ăn.
Phương pháp 13 của 13:
Dạy Chó nằm Chuồng

Dạy nằm chuồng rất hữu dụng khi bạn muốn điều chỉnh hành vi của chó những lúc không có chủ quan sát trong thời gian dài.
Ví dụ, nhiều người chủ cho chó nằm chuồng khi họ đi ngủ hoặc ra khỏi nhà.

Tuy nhiên, nếu chó của bạn là giống chó lớn, đừng tập cho chó ngủ trong chuồng nhỏ.
Chó sẽ không “giải quyết” ở chỗ chúng ngủ hay thư giãn, nên bạn cần chuồng có kích cỡ phù hợp.
Nếu bạn dùng chuồng quá lớn, chó sẽ đi tiểu ở góc chuồng vì chúng nghĩ mình có rất nhiều không gian.

Khi bắt đầu bài học nằm chuồng, hãy đặt chuồng ở nơi gia đình hay tụ họp. Mục đích là để khiến chiếc chuồng trở thành một phần trong sinh hoạt giao tiếp thay vì chốn cô lập.
Trải chăn mềm và đặt đồ chơi chó thích bên trong chuồng.

Lặp lại cho đến khi chó tự vào chuồng không ngần ngại.
Luôn sử dụng “giọng nói vui vẻ” khi giúp chó làm quen với chuồng.

Đặt bát thức ăn ở nơi chó ăn được thoải mái. Nếu chó vẫn còn chút lo lắng, có lẽ bạn nên đặt bát ngay sát cửa.
Sau khi chó dần quen theo thời gian, đặt bát sâu hơn vào trong chuồng.

Bắt đầu đóng cửa vào giờ cho ăn, khi chó bị thức ăn làm phân tâm và không để ý chuyện xung quanh.
Đóng cửa trong các khoảng ngắn, dần kéo dài thời gian khi chó bắt đầu quen.

Thay vào đó, hãy thả chó khi chúng thôi rên.
Lần sau khi đóng cửa chuồng, hãy để chó ở đó trong khoảng thời gian ngắn hơn.

Nên để chuồng của cún con trong phòng ngủ của bạn vào ban đêm để bạn có thể nghe được tiếng kêu nếu chúng cần đi ra ngoài vào giữa đêm. Nếu không, chúng sẽ buộc phải đi bậy ngay trong chuồng.
Khi ra lệnh bằng miệng, hãy dùng giọng dứt khoát. Bạn muốn chú chó này ngồi xuống, thì hãy ra lệnh như vậy. Đừng lặp đi lặp lại một mệnh lệnh để mong chó chịu làm theo. Nhấn mạnh mệnh lệnh trong vòng 2-3 giây nếu chó không vâng lời và sau đó khen ngợi chó. Bạn không muốn giống như những người cứ lặp lại câu “ngồi” đến những 20 lần hoặc hơn cho đến khi chó chịu ngồi đâu. Bạn cần chó ngồi ngay theo lệnh đầu tiên, chứ không phải lệnh thứ hai mươi.
Đừng cho phép chó cắn bạn, kể cả là cắn đùa. Làm vậy sẽ tạo tiền lệ xấu và sẽ rất khó để bạn khiến chó bỏ đi thói quen này. Những giống chó nguy hiểm, hung hăng sẽ cần một bài huấn luyện đặc biệt từ các chuyên gia dạy chó có kinh nghiệm. Trong vài trường hợp, có thể bạn phải cần đến một nhà nghiên cứu hành vi động vật. Bạn không nên nuôi một chú chó hung hăng mà không được rèn luyện tử tế. Nó quá nguy hiểm.
Hãy nhớ rằng mỗi chó mỗi khác. Con này có thể học chậm hơn con kia, và điều đó hoàn toàn ổn. Không có chó nào là không rèn được!
Nếu dùng dấu hiệu tay, hãy chắc chắn mỗi dấu hiệu đều đặc trưng và rạch ròi để chó dễ nhận biết và phân biệt. Có một số dấu tay tiêu chuẩn cho các mệnh lệnh cơ bản như “ngồi”, “nằm”, v.v. Nếu bạn không chắc chắn, hãy hỏi chuyên gia dạy chó hoặc tìm kiếm trực tuyến hay trong sách có ảnh minh hoạ ngôn ngữ cơ thể cần sử dụng.
Hãy kiên định. Chắc chắn rằng mệnh lệnh và dấu tay bạn sử dụng mỗi lần đều giống nhau. Chỉ cần 10-15 phút mỗi ngày thôi.
Nếu chó mất kiểm soát, một cách để đưa chó trở lại kỷ cương là tách biệt chúng ra khỏi “bầy đàn”. Cho chúng vào chuồng hoặc cũi rồi mặc kệ chúng. Tách biệt khỏi bầy đàn trong ngôn ngữ chó đồng nghĩa với “hành vi của mi thật khó chấp nhận và chúng ta không thích thế.” Chó của bạn sẽ hiểu thông điệp ngay. Chúng có thể kêu ăng ẳng và tru lên, nhưng bạn phải mặc kệ hết. Cứ nghĩ đây là “giờ phạt” của chó. Khi chó đã yên lặng và ổn định, hãy thả chó ra. Đừng quên cho chó tập thể dục để điều hòa mức năng lượng của chúng. Chơi “ném bắt” là một cách hay để khiến chó mệt.
Huấn luyện chó đòi hỏi sự kiên nhẫn cao. Bạn có thể sẽ thấy bức bối nếu chọn giống chó không phù hợp với khả năng hay lối sống của mình. Nếu bạn nhận thấy mình đã chọn nhầm, hãy hỏi ý kiến của chuyên gia. Có thể bạn phải tìm một mái nhà mới cho chú chó ấy. Hãy liên lạc với tổ chức cứu hộ chó hoặc bác sĩ thú y. Đừng đợi cho đến khi cả bạn lẫn chó đều đã chịu khốn khổ. Nếu bạn không thể kiên nhẫn được, hãy tham gia khoá học 1-1 cùng một người huấn luyện chó có tiếng. Không ai “bẩm sinh” đã là người dạy chó mà không cần qua huấn luyện.
Đừng đối xử tàn nhẫn với chó hoặc đánh đập chúng. Nếu bạn đánh chó trong cơn thịnh nộ, chúng sẽ chỉ biết kinh hãi bạn mà thôi.
Dọn dẹp nếu chó đi bậy trên sân nhà người khác hay tại nơi công công. Hành động này sẽ giúp người khác quý mến chó của bạn nhiều như bạn thương yêu chúng vậy.
Nếu chó lấy đồ không phải của mình, hãy nói, “nhả ra.”
Khi dạy chó nói, bạn có thể thử giả tiếng hú/sủa để chó sủa đáp lại.
Cho chó đồ ăn hoặc thưởng nếu chúng vâng lời! Nên nhớ rằng chó cưng sẽ dễ dàng quấn quýt với bạn nếu chúng biết bạn yêu chúng.
Dùng vòng cổ và dây xích vừa với kích cỡ chó cưng của bạn. Vòng quá lỏng hay quá chặt có thể gây thương tích.
Thường xuyên đưa chó đi khám thú y và chích ngừa đúng hạn. Bạn cũng nên kiểm tra các yêu cầu hiện hành về giấy phép, và đưa chó đi triệt sản ngay khi chúng đủ lớn.
Nuôi chó đòi hỏi trách nhiệm gần như tương đương với nuôi dạy trẻ. Nếu bạn chưa sẵn sàng, đừng nhận nuôi chó cho đến khi bạn đã nghiên cứu kỹ, và tiến hành điều chỉnh để đón một chú chó về nhà.
SÁCH HUẤN LUYỆN CHÓ NÊN THAM KHẢO
Vận động thường xuyên sẽ giúp làm giảm độ nghịch phá của chó trong nhà. Chó mau chán. Và khi chúng thấy chán, chúng sẽ tìm cách để “giải trí”. Có thể bằng cách nhai đôi giầy yêu thích của bạn, phá đồ nội thất, hay sủa liên tục. Hãy tránh vấn đề này bằng cách đưa chúng đi dạo thường xuyên (tốt nhất là hai lần mỗi ngày). Và nó cũng tốt cho bạn nữa! “Chó mệt là chó khoẻ.” Việc vận động cho đến khi chó mệt khác biệt đối với từng con.
Đừng Bắn Chó bởi Karen Pryor
Bước Khởi đầu: Rèn luyện bằng Clicker cho Chó bởi Karen Pryor
Sức mạnh của Rèn luyện Chó một cách Tích cực bởi Pat Miller
25 Lỗi Ngớ ngẩn Người nuôi Chó Mắc phải bởi Janine Adams
Nghệ thuật Nuôi Cún con bởi Monks of New Skete
Cách để trở thành Bạn thân Nhất của Chú chó nhà bạn bởi Monks of New Skete
Chú chó Đúng mực: Cách để Uốn nắn, Rèn luyện và Thay đổi Hành vi của Chó bởi Gail I. Clark
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Hu%E1%BA%A5n-luy%E1%BB%87n-Ch%C3%B3