Đồng phục trong quân đội, các ngành dịch vụ hay đội hướng đạo, v.v… thường có gắn phù hiệu. Đôi khi bạn cần phải khâu phù hiệu mới vào đồng phục khi được thăng cấp hoặc có huy hiệu mới. Khâu phù hiệu lên đồng phục là một việc khá đơn giản, dễ làm và có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng máy khâu.
Phương pháp 1 của 3:
Khâu bằng tay

Nhiều đồng phục được may bằng vải cotton. Vải cotton thường bị co rút sau lần giặt đầu tiên. Nếu bạn khâu phù hiệu khi chưa giặt đồng phục, phần vải bên dưới sẽ co lại và đẩy phù hiệu lên gây nhăn nhúm.
Bạn cũng nên là phẳng phần vải sắp đính phù hiệu trước khi khâu. Các nếp nhăn trên vải sẽ phẳng ra khi được là. Nếu bạn khâu phù hiệu lên vải nhăn thì đồng phục của bạn sẽ bị nhăn vĩnh viễn.

Nếu không tìm được chỉ có cùng màu với đồng phục hoặc đường viền phù hiệu, bạn có thể dùng màu đậm hơn và càng giống với màu mong muốn càng tốt
Chỉ sẫm màu hơn sẽ dễ hài hòa hơn và không quá nổi bật so với chỉ sáng màu. Bạn cũng có thể dùng chỉ trong suốt để khó trông thấy hơn.

Ví dụ, nếu khâu phù hiệu có hình lá cờ Mỹ, bạn cần đặt lá cờ lên phần vai/bắp tay của ống tay áo. Lá cờ cần được đặt sao cho xoay ra đúng hướng. Lá cờ Mỹ luôn luôn phải được khâu ở vị trí phù hợp để khi người mặc chuyển động về phía trước, nó sẽ tạo hiệu ứng như lá cờ đang bay trong gió và tiến lên phía trước.
Hỏi lại cấp trên để đảm bảo bạn đặt phù hiệu đúng vị trí.
Nếu dùng kim gút để ghim phù hiệu, bạn cần cẩn thận khi mặc thử đồng phục kẻo kim đâm vào người.
Lý do bạn cần mặc thử sau khi đính tạm phù hiệu là vì vải sẽ phồng lên khi mặc vào người và sẽ ảnh hưởng đến hình dạng của phù hiệu.
Cho dù không dùng loại phù hiệu có keo ép nhiệt, bạn cũng có thể dùng băng keo để dán phù hiệu. Băng keo thường tốt hơn kim gút vì nó dính cố định phù hiệu trong khi khâu. Bạn sẽ khỏi phải lo khâu xung quanh kim và sợ bị kim đâm.
Cắt và dán băng keo. Đặt phù hiệu lên băng keo và là cho dính vào vải.
Nếu không sử dụng băng keo, bạn sẽ phải ghim phù hiệu vào vải.

Bạn cũng có thể thử không cắt chỉ rời khỏi cuộn chỉ. Như vậy chỉ cũng sẽ không bị rối.
Bạn cũng sẽ không phải lo hết chỉ và phải xâu kim lại.
Nếu không có dụng cụ xâu kim, bạn nên làm ướt và se sợi chỉ trong miệng. Nước bọt sẽ đóng vai trò là chất kết dính tạm thời để các sợi li ti của chỉ dính chặt vào nhau. Như thế bạn sẽ dễ xâu chỉ qua lỗ kim hơn.
Bạn nên bắt đầu từ mặt trái của vải để nút thắt không bị lộ ở mặt phải. Bắt đầu đâm kim từ mặt trái lên.
Khi khâu phù hiệu vào áo, mũi may thẳng không những dễ nhất mà còn nhanh nhất. Bạn không cần dùng các mũi may phức tạp, nhất là khi bạn đã là dính phù hiệu vào vải.
Mũi may thẳng cũng ít bị lộ nhất.
Khi khâu phù hiệu lên đồng phục bằng tay, quan trọng là bạn phải khâu chậm rãi và cố gắng canh sao cho độ dài các mũi khâu càng đều nhau càng tốt. Các mũi khâu đều đặn sẽ giúp cho phù hiệu đính trên áo sẽ đẹp hơn nhiều.
Để hoàn tất quá trình khâu phù hiệu, bạn cần đâm kim qua mặt trái và tạo thành một vòng chỉ nhỏ. Luồn kim qua vòng chỉ và kéo sợi chỉ lên cho chặt. Thao tác này sẽ tạo ra một nút thắt chặt.

Bạn nên chừa lại một đoạn chỉ ngắn khoảng 1 cm. Chừa lại đoạn chỉ này để đảm bảo bạn không vô tình cắt vào nút thắt. Nhét sợi chỉ bên dưới phù hiệu.
Phương pháp 2 của 3:
Khâu bằng máy khâu

Là vải trước khi khâu là để bạn khỏi khâu lên các nếp nhăn khiến áo bị nhăn vĩnh viễn.

Nếu không ướm trước mà cứ thế may phù hiệu vào áo và lỡ khâu sai vị trí, bạn sẽ phải tháo ra khâu lại từ đầu.
Cắt và đặt băng keo lên vải. Đặt phù hiệu lên băng keo và là cho dính vào vải.
Nếu không dùng băng keo ép nhiệt, bạn sẽ phải ghim phù hiệu vào vải. Nếu dùng kim gút, bạn sẽ phải mất công hơn khi khâu bằng máy khâu.
Các loại máy khâu khác nhau sẽ có các đặc điểm và tính năng khác nhau. Tốt nhất là bạn nên xem sách hướng dẫn để thực hiện cho đúng.
Đảm bảo rằng bạn chỉ khâu phù hiệu vào một lớp vải. Việc này khá khó nếu bạn khâu phù hiệu lên cánh tay áo. Bạn cần kéo lớp vải đằng sau ra để khỏi may dính hai lớp vải với nhau.
Khi đánh suốt xong, bạn sẽ phải đặt suốt chỉ vào đúng vị trí tùy theo từng loại máy, sau đó luồn chỉ qua các bộ phận của máy khâu để xâu chỉ vào kim. Mỗi máy đều có quy trình xâu chỉ khác nhau. Bạn hãy xem sách hướng dẫn.
Nhớ chọn chỉ đúng màu. Bạn nên dùng chỉ có màu trùng với màu của phù hiệu hoặc chỉ trong suốt.
Máy khâu thường có nhiều tốc độ khác nhau. Tốc độ của máy khâu quyết định tốc độ chuyển động của kim khâu. Bạn cần chỉnh tốc độ chậm để dễ điều khiển khi khâu phù hiệu.
Khi xoay vải và phù hiệu, bạn cần di chuyển cả hai cùng lúc. Đảm bảo chân vịt được nâng lên nhưng kim phải giữ nguyên vị trí.
Khi cần phải xoay vải, bạn phải nâng chân vịt lên mới di chuyển được, nhưng phải giữ nguyên kim tại chỗ để cho mũi khâu được đều.
Khi đã may vòng quanh phù hiệu xong, bạn cần khâu ngược lại vài mũi để cho chỉ khỏi bung.
Lấy kéo cắt chỉ. Bạn nên chừa lại một đoạn chỉ ngắn khoảng 1 cm. Chỉ chừa một chút để bạn khỏi vô tình cắt phải nút thắt.
Phương pháp 3 của 3:
Khâu phù hiệu vào tay áo
Gỡ từng mũi chỉ xung quanh chiếc phù hiệu.
Dùng đầu nhíp của dụng cụ tháo chỉ để gỡ các sợi chỉ rời.
Đừng dùng lưỡi dao cạo để tránh rủi ro cắt phải tay hoặc cắt vào vải.

Khi là, bạn sẽ làm phẳng được các dấu vết và các mũi kim còn lại sau khi tháo chiếc phù hiệu cũ.
Là phẳng vải trước khi khâu cũng giúp bạn khỏi khâu lên các nếp nhăn và khiến trang phục bị nhăn vĩnh viễn.

Ví dụ, các đường sọc hải quân cần phải ở trên cố tay áo một đoạn khoảng 5cm. Xem hướng dẫn mà bạn được cung cấp để đặt phù hiệu đúng vị trí.
Bạn có thể dùng kim gút để ghim hoặc dùng bàn là để dán cố định phù hiệu.
DDán phù hiệu vào vải không phải là giải pháp lâu dài mà chỉ có tác dụng giữ cố định trong khi khâu. Bạn cũng không sợ đụng phải kim khi khâu nếu không dùng kim gút.
Nếu dùng cách là phù hiệu cho dính vào vải, bạn hãy để cho nguội trước khi khâu.
Dùng chỉ có màu phù hợp. Chọn chỉ trùng màu với đường viền của phù hiệu hoặc chỉ trong suốt.
Nếu dùng máy khâu, bạn cần kéo lớp vải phía sau ra để khỏi may dính hai lớp vải với nhau.
Tùy vào vị trí của phù hiệu, công đoạn khâu có thể khó hơn một chút. Nếu phù hiệu ở phần trên cánh tay áo, bạn có thể dùng phần cổ áo để tách các lớp vải. Nếu phù hiệu ở gần cổ tay áo, bạn sẽ phải chú ý để không khâu dính cả hai lớp vải của tay áo.
Điều chỉnh máy khâu ở tốc độ chậm. Nếu cần phải xoay đồng phục và phù hiệu, bạn cần nâng chân vịt lên và để nguyên kim chỗ cũ. Xoay vải và hạ chân vịt xuống.
Nếu khâu tay, bạn cần chậm rãi để khâu cách các khoảng đều nhau bằng mũi khâu thẳng. Dùng mũi khâu thẳng khi khâu phù hiệu.

Dùng kéo cắt chỉ. Bạn nên để lại một đoạn chỉ ngắn khoảng 1 cm để không vô tình cắt phải nút thắt.
Nếu máy khâu có thể tiếp cận được vị trí gắn phù hiệu, bạn có thể khâu phù hiệu bằng máy. Nếu máy khâu dùng chỉ trên và chỉ dưới, bạn cần chọn chỉ trên trùng màu với đường viền phù hiệu và chỉ dưới trùng màu với mặt dưới của vải.
Nếu kim gút làm cho phù hiệu bị mấp mô khó khâu, bạn có thể kẹp tạm bằng kẹp và gỡ ra sau khi khâu. Vải keo ép cũng có thể được dùng để đính tạm phù hiệu vào đồng phục trước khi khâu bằng máy.
Nếu phù hiệu và vải quá dày đến mức khó đâm kim qua, bạn nên dùng đê khâu tay để bảo vệ các ngón tay.
Dán phù hiệu vào đồng phục bằng băng keo ép nhiệt có thể dễ hơn khâu (bạn có thể tìm đọc bài viết “Cách để dán hình dán bằng băng keo ép nhiệt” để biết thêm chi tiết.
Phù hiệu được khâu trông vẫn đẹp trong nhiều năm và sau hàng trăm lần giặt.
Kim khâu găng tay hoặc kim khâu da là loại kim rất thích hợp để khâu phù hiệu.
Nếu bạn chỉ dùng bàn là để dán phù hiệu vào áo, lâu dần phù hiệu sẽ bị quăn lên và bong ra. Tùy vào hoạt động khi bạn mặc đồng phục mà phù hiệu có thể mắc vào các cạnh sắc hoặc cành cây. Bạn nên khâu để phù hiệu dính chắc hơn.
Nhiều tổ chức hiện nay sản xuất loại phù hiệu có thể dán bằng bàn là, vì vậy bạn cần kiểm tra tính năng này trước khi khâu phù hiệu bằng tay.
Chỉ trùng màu với đồng phục hoặc đường viền của phù hiệu
Kéo
Kim khâu
1-2 kim gút hoặc kim băng
Không bắt buộc: dụng cụ xâu kim và/hoặc đê khâu tay
Máy khâu nếu có
Băng keo
Bàn là
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Kh%C3%A2u-ph%C3%B9-hi%E1%BB%87u-l%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%93ng-ph%E1%BB%A5c