Mặc dù con người biết khâu vá từ thời đồ đá cũ song dường như tập sử dụng kim chỉ mà không có hướng dẫn vẫn là một nhiệm vụ khiến nhiều người nản chí. Thật khó có thể truyền tải cả chủ đề lớn như vậy trong một bài viết, do đó, những chỉ dẫn dưới đây chỉ nhắm vào đối tượng là những người hoàn toàn chưa biết gì muốn thực hiện một số động tác khâu vá bằng tay.
Phương pháp 1 của 3:
Nhập môn

Làm theo hướng dẫn giặt miếng vải đó. Dù là giặt bằng máy, bằng tay, hay phơi để tự khô, bạn cũng phải tuân theo hướng dẫn.
Nếu bạn cho miếng vải vào máy sấy và nó bị nhàu một chút thì hãy là miếng vải để việc khâu vá dễ dàng hơn.
Cắt chỉ bằng kéo sắc và nhấm ướt đầu sợi chỉ sẽ giúp chỉ dễ luồn qua lỗ kim hơn. Nếu bạn không làm được, có thể sợi chỉ quá to hoặc kim quá bé.
Phương pháp 2 của 3:
Khâu Đường thẳng Đầu tiên
Lý do bạn bắt đầu bằng mặt trái là để phần thắt nút không nằm ở mặt phải miếng vải hoặc quần áo (mặt nhìn rõ họa tiết).
Nếu nút thắt đi qua mặt vải, có một vài nguyên nhân, đó là:
Bạn cần thắt nút to hơn
Kim của bạn có thể quá lớn, tạo ra một lỗ trên mặt vải to bằng hoặc lớn hơn nút thắt khiến nút thắt đi qua mặt vải
Có thể bạn kéo chỉ quá mạnh khiến nút thắt đi qua mặt vải
Mũi khâu chặt vừa phải để nằm phẳng trên miếng vải, nhưng đừng chặt quá vì sẽ khiến mặt vải bị rúm.
Thông thường, các mũi khâu sẽ nằm trên một đường thẳng, giống như dùng máy tính đánh ký tự như thế này:
– – – – – –
Mũi khâu với những đoạn ngắt quãng rộng giữa từng mũi được gọi là khâu lược. Cách này thường dùng để giữ các miếng vải lại với nhau hoặc để nối vải.
Ngoài ra, còn có một cách khác. Bạn có thể đâm kim sang mặt phải nhưng nới lỏng để tạo một vòng chỉ ở mặt trái. Tiếp theo, hãy đâm kim sang mặt trái lần nữa, gần với mũi bạn vừa khâu. Kéo chặt để không còn vòng chỉ ở mặt đó nhưng vẫn giữ nguyên vòng chỉ ban đầu. Xuyên kim qua vòng chỉ và thắt nút. Cái vòng được dùng để giữ chỉ ở trên mặt vải. Xuyên kim qua vòng chỉ hai lần cho chắc.
Phương pháp 3 của 3:
Tập các Mũi khâu Khác
Khâu lược có mũi khâu dài – những mũi khâu chắc hơn có độ dài trung bình hoặc ngắn. Khi đâm kim từ mặt phải sang mặt trái miếng vải, mũi khâu tiếp theo càng sát mũi khâu trước càng tốt.
Mũi khâu chìm là một biến thể của khâu zigzag. Kiểu này còn được gọi là “khâu giấu mũi”. Tương tự như khâu zigzag nhưng kiểu khâu này còn có những mũi khâu thẳng thông thường. Kiểu khâu này được dùng để tạo ra đường viền ẩn; đó là đường khâu trọn vẹn vì mũi khâu zig-zag mới chỉ tập trung ở mặt phải của miếng vải. Càng ít mũi khâu thì đường khâu càng ít bị lộ.
Sau khi khâu xong, mở hai miếng vải ra. Chúng sẽ được nối với nhau bằng đường khâu bạn vừa thực hiện, nhưng đường chỉ bị lộ rõ. Vì vậy, cách tốt hơn là khâu giấu mũi.
Dùng miệng nhấm ướt chỉ để dễ xuyên qua lỗ kim.
Nếu mới tập khâu, bạn nên dùng chỉ có màu gần giống màu vải, không trùng màu vải để có thể nhìn thấy đường khâu và tháo chỉ nếu cần.
Cố gắng chọn màu chỉ cùng với màu vải để nếu bạn mắc lỗi sẽ khó nhìn thấy hơn.
Tai nạn có thể xảy ra. Hãy dùng đê bảo vệ tay nếu không muốn bị kim châm vào tay!
Kim khâu
Kéo
Kim gút và gối cắm kim
Đê bảo vệ tay
Chỉ
Vải
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Kh%C3%A2u-v%C3%A1