Sự kết thúc mang ý nghĩa khác nhau đối với mỗi người. Khép lại sự việc không vui là khi bạn cần bước tiếp sau khi chia tay, sau cái chết của người thân yêu, sau sự việc đau thương thời thơ ấu, hay để vượt qua cảm giác tội lỗi vì đã làm ai đó tổn thương trong quá khứ. Nếu bạn đang tìm cách khép lại một chuyện gì đó, sau đây là một vài cách bạn có thể áp dụng.
Phần 1 của 3:
Xác định Cảm xúc của Bản thân

Hãy thử xác định tình thế bạn cần vượt qua và lý do bạn muốn làm vậy. Nhân vật hay trải niệm nào khiến bạn không thể buông bỏ và tại sao?
Ví dụ, bạn bị bắt nạt khi còn nhỏ và điều này vẫn ảnh hưởng tới cuộc sống và lòng tự trọng của bạn. Hoặc bạn chịu ảnh hưởng của bạo lực gia đình trong quá trình phát triển.
Bạn cần hiểu rằng khép lại một sự việc bi thảm trong quá khứ sẽ rất khó khăn nếu không có sự hỗ trợ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần. Cân nhắc việc tìm đến chuyên viên tư vấn trước khi tiến hành quá trình này.

Ví dụ, sự kết thúc có thể là lấy lại tự trọng sau khi chia tay, trong trường hợp này bạn cần tập trung vào bản thân, loại bỏ suy nghĩ về người yêu cũ, vui vẻ với bạn bè và thậm chí bắt đầu tìm kiếm tình yêu mới. Hoặc, sự kết thúc chính là thoát khỏi ám ảnh về một sự cố từ thời thơ ấu.

Nhớ lại tình huống mà bạn đang tìm cách vượt qua và viết càng chi tiết càng tốt. Cố gắng viết chính xác những gì xảy ra, từng chi tiết bạn nhớ và từng phần bạn cảm nhận được.

Chuyên gia trị liệu có thể giúp bạn bằng cách sử dụng liệu pháp nhận thức – hành vi hoặc liệu pháp Gestalt. Những liệu pháp này nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.
Nếu bạn trải qua cảm giác chán nản, mất hứng thú trong cuộc sống, có suy nghĩ tự sát thì hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Phần 2 của 3:
Bảy tỏ Cảm xúc

Ví dụ, nếu muốn đối diện với kẻ bắt nát bạn khi còn nhỏ để kết thúc sự việc gây ra đau thương, bạn nên cân nhắc việc gặp trực tiếp họ.
Đưa ai đó đi cùng. Bạn có thể đi một mình hoặc nhờ người thân đi cùng. Vì bạn có thể cảm thấy yếu đuối và hoảng loạn nên tốt nhất nên có người đáng tin cậy ở bên cạnh.
Nếu đối diện làm bạn thấy hứng thú, nhưng lại không thể gặp mặt hay xuất hiện trực tiếp, hay viết một bức thư hoặc gọi điện thoại.
Nếu người bạn cần đối diện đã qua đời thì cũng nên viết một bức thư. Trao đổi với họ hàng còn sống của họ nếu có khúc mắc gì.
Đừng mong đợi người bạn đối diện sẽ tự nhận thức được những điều bạn phải trải qua. Họ có thể chối bỏ hay chống lại lời buộc tội của bạn. Chỉ nên dùng cách này nếu bạn chắc rằng chỉ cần nói ra mọi chuyện là bạn sẽ thấy hài lòng, không cần biết người kia phản ứng ra sao.

Bạn có thể tha thứ cho người khác, cho bản thân vì lựa chọn sai lầm khiến mình chịu đau đớn. Ví dụ, bạn tha thứ cho người bắt nạt bạn hoặc tha thứ cho bản thân vì đã không bênh em khi cha nổi nóng.

Khi xin lỗi cần nhấn mạnh sự hối lỗi. Nói rằng bạn ân hận về những gì đã xảy ra và giải thích điều bạn làm sai. Tiếp tục nhấn mạnh sự ân hận với những việc đã làm và cầu xin tha thứ. Bạn có thế nói mình không mong nhận được sự tha thứ.
Bạn có thể gửi thư hoặc thư điện tử, hoặc nói trực tiếp với người kia. Nếu họ chưa sẵn sàng nói chuyện thì bạn nên chấp nhận ranh giới họ đặt ra.
Bạn có thể nói “Tôi rất lấy làm tiếc vì đã nóng nảy với bạn tuần trước. Tôi thấy thật tệ khi mất tự chủ vì bạn có quyền nói những gì mình muốn, tôi nên bình tĩnh hơn. Tôi xin lỗi vì làm bạn thấy khó chịu và mất mặt nơi công cộng. Bạn sẽ tha thứ cho tôi chứ? Tôi không xứng đáng nhưng tình bạn này rất có ý nghĩa với tôi và tôi cảm thấy mất mát sâu đậm.”

Ví dụ, bạn viết thư gửi cho bố để nói rằng bạn tức giận với cách bố đã ngược đãi em trai mặc dù nó còn quá nhỏ.
Nhớ rằng bạn không cần gửi bức thư này. Đây là chỉ cách để bày tỏ cảm xúc. Bạn có thể đốt hoặc xé thư sau khi viết xong.
Phần 3 của 3:
Tiến về Phía trước

Bạn có thể nghĩ ra một câu thần chú để giúp bản thân tập trung vào sự tích cực. Ví dụ, nhẩm trong đầu “Tôi tin trải nghiệm này sẽ khiến tôi mạnh mẽ hơn” hoặc “Mọi chuyện xảy ra đều có lý do.”

Thử lên danh sách 5 điều bạn biết ơn mỗi ngày. Bạn có thể viết vào nhật ký hoặc giấy nhớ.
Bạn có thể thử viết điều bạn biết ơn sau những gì đã trải qua. Ví dụ, bạn tìm cách kết thúc mọi chuyện để giảm đau đớn do kỷ niệm bắt nạt, bạn có thể cảm thấy biết ơn vì sự việc đó biến bạn thành một người nhân hậu và tốt bụng. Hoặc nếu bạn vượt qua cảm giác tội lỗi vì không bảo vệ em trai, bạn sẽ cảm thấy biết ơn vì sự việc đó cuối cùng cũng giúp bạn trở nên thân thiết với em hơn.

Thay vì đột nhiên thân mật như trước kia, hãy thử lên lịch hoạt động cùng nhau mà vẫn giữ khoảng cách. Bằng cách này bạn sẽ có thời gian cảm nhận mọi chuyện.
Ngay cả khi bạn sống cùng người bạn muốn nối lại mối quan hệ, bạn cũng nên lên kế hoạch dự phòng và giữ khoảng cách. Ví dụ, dự định ăn tối với người yêu. Ngày hôm sau, lên kế hoạch với bạn. Giữ khoảng cách trong mối quan hệ cho tới khi niềm tin được củng cố.

Sẽ rất khó khi cắt đứt quan hệ với người bạn có nghĩa vụ gia đình.
Giải thích với mọi người lý do bạn quyết định như vậy và yêu cầu họ tôn trọng nó. Yêu cầu không cập nhật tin tức gì về người đã cắt đứt quan hệ, và ngược lại, không kể chuyện của bạn với người kia.
Bạn không có nghĩa vụ phải chia sẻ thông tin cuộc sống của mình với người không tôn trọng giới hạn.

Đảm bảo bản thân được bộc lộ cảm xúc thay vì cố gắng che đậy bằng cách uống rượu hay dùng thuốc. Uống rượu và dùng thuốc chỉ làm bạn tê liệt tạm thời, không có tác dụng kết thúc mọi chuyện về lâu dài.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Kh%C3%A9p-l%E1%BA%A1i-tr%E1%BA%A3i-nghi%E1%BB%87m-%C4%91au-th%C6%B0%C6%A1ng