Ai cũng có lúc bực mình với đồng nghiệp, nhưng nếu bạn phải làm việc với một người thực sự không có năng lực, đe dọa sự an toàn của bạn và những đồng nghiệp khác hoặc làm tổn hại lớn đến tinh thần của mọi người ở nơi làm việc thì đã đến lúc bạn nên hành động. Hãy đọc bài viết dưới để học cách xử lý tình huống khó khăn trên.
Phần 1 của 3:
Quyết định Hành động

Làm bạn không thể làm việc được
Làm người khác không thể làm việc được
Ăn cắp thời gian của công ty bằng việc thường xuyên đi muộn, lười biếng hoặc không hợp tác
Tạo môi trường làm việc không hiệu quả hoặc không thân thiện
Quấy rối tình dục, thể chất hoặc quấy rối bằng lời nói với bạn hoặc đồng nghiệp khác

Hỏi những người xung quanh theo cách xã giao. Tránh phát tán những lời đồn hoặc cố gắng thuyết phục người khác ghét người đồng nghiệp đó. Thay vào đó, hãy hỏi về người đó bằng cách mở đầu như “Vậy bạn thấy người thư ký mới thế nào?” hoặc “Thật thú vị khi nghe anh Tuấn nói chuyện với khách hàng của anh ấy qua điện thoại” hoặc “Bạn đã bao giờ tình cờ thấy anh Tuấn đi làm lúc mấy giờ không?”.
Nếu bạn thấy một hoặc nhiều đồng nghiệp đồng tình với phàn nàn của bạn thì hãy hỏi liệu anh ấy hoặc cô ấy có sẵn sàng cùng bạn làm một bản kiến nghị lên cấp trên không.

Giữ một bản ghi chép thời gian, ngày tháng và miêu tả chi tiết sự việc xảy ra để lý lẽ của bạn vững chắc hơn và giám đốc của bạn có căn cứ để xem xét. Sẽ dễ nhất nếu bạn làm việc cùng ca hoặc cùng mảng công việc với người đó.
Cố gắng phân biệt giữa hành động hớ hênh nghiêm trọng có ảnh hưởng đến môi trường làm việc và những vi phạm nhỏ nhặt. Không lau sạch điểm uống cà phê không phải một lỗi lớn và không giống như việc đi làm trong tình trạng say xỉn.
Phần 2 của 3:
Làm Đơn kiến nghị

Khi bạn đi gặp cấp trên, mang theo giấy nhớ mà bạn đã viết và đi cùng bất cứ người đồng nghiệp nào cũng muốn kiến nghị.
Bạn cần đề nghị cấp trên giấu tên người làm đơn kiến nghị. Vì điều này sẽ giúp bạn tránh gây thù hằn với người đồng nghiệp được nói đến.
Tránh kiến nghị qua email vì nó vừa dễ bị bỏ qua hơn vừa không chính thức bằng việc gặp cá nhân. Nó cũng để lại chứng cứ hiện hữu về kiến nghị của bạn, điều mà bạn có thể muốn tránh xa.

Chỉ ra vài điểm tốt của người đó kiểu như: “Tôi quý anh Tuấn, thực sự là như vậy. Anh ấy hài ước và tôi nghĩ anh ấy là một chàng trai tốt và tôi hi vọng anh ấy thực sự như vậy nhưng tôi cũng cảm thấy lo lắng về anh ấy”.
Đừng yêu cầu ông chủ sa thải người đó một cách trực tiếp. Nhưng nếu ông chủ của bạn hỏi “Bạn nghĩ tôi nên làm gì?”, đừng ngại ngần cho anh ấy biết suy nghĩ của bạn, nhưng đừng nói đó là quyết định của bạn.

Phần 3 của 3:
Những cách Gián tiếp

Nếu người này liên tục đi làm muộn, hãy mời người đó đi chơi về muộn vào đêm hôm trước. Sắp xếp một cuộc họp riêng vào sáng sớm hôm sau với quản lý của bạn và nói với họ rằng anh ấy hoặc cô ấy sẽ tham gia. Sáng hôm đó bạn xuất hiện với điệu bộ tỉnh táo và sẵn sàng làm việc và hãy giả bộ bối rối khi không thấy người đồng nghiệp xuất hiện ở cuộc họp.
Nếu đồng nghiệp của bạn có tật xấu là hay chửi bới trước mặt khách hàng, mời sư thầy cùng một nhóm các nhà sư đi ngang qua khi người đồng nghiệp của bạn đang làm việc. Để họ thay bạn phàn nàn điều này với quản lý.

Đặt hàng những sản phẩm dành cho người lớn tới địa chỉ làm việc của người đó nhưng không ghi địa chỉ văn phòng khiến người giao hàng mất nhiều công sức để tìm kiếm. Sự việc càng bất hợp lý càng tốt.
Nhảy vào máy tính của người đó và gửi đi những lời thô tục và chắc chắn rằng chúng được gửi đến email của người quản lý.
Thay đổi màn hình máy tính của người đó sang hình ảnh khiêu dâm khi họ không có ở đó. Nói với quản lý là bạn muốn gặp anh ấy/cô ấy ở bàn làm việc của người đồng nghiệp ngay lúc bắt đầu làm việc hôm đó, trước khi đồng nghiệp của bạn có cơ hội phát hiện điều đó.

Nếu bạn không hòa hợp với một đồng nghiệp, hãy bắt đầu bằng việc yêu cầu cấp trên cho bạn không phải làm việc gần người đó thay vì cố gắng làm anh ấy hoặc cô ấy bị sa thải. Theo cách này, bạn có thể tránh được bất cứ mối quan hệ không hay nào mà bạn có mà không khiến người đó bị sa thải.
Nếu một đồng nghiệp của bạn quấy rối hoặc đe dọa bạn, hãy nói điều đó với quản lý của bạn ngay lập tức. Bất cứ hành động nào của người đó khiến bạn cảm thấy không an toàn và thoải mái đều được coi là hành động quấy rối.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Khi%E1%BA%BFn-M%E1%BB%99t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BB%8B-Sa-th%E1%BA%A3i