Việc trị liệu đã được chứng minh là có thể giúp mọi người ở mọi lứa tuổi chữa các bệnh từ trầm cảm và lo âu đến các chứng ám ảnh sợ hãi và các vấn đề lạm dụng chất kích thích. Nhiều người ngại ngần và phản kháng trị liệu vì một số lý do. Nếu người thân yêu hoặc bạn của bạn đang cần được trị liệu, bạn có nhiều cách để đề cập vấn đề mà không gây xấu hổ hoặc ngượng ngùng cho người đó. Biết cách làm việc này sao cho tế nhị là điều quan trọng khi thuyết phục người thân của bạn chấp nhận sự giúp đỡ cần thiết.
Phương pháp 1 của 3:
Khích lệ một người liên tưởng việc trị liệu với nỗi hổ thẹn


Thử so sánh việc dùng trị liệu như việc đến bác sĩ khám bất cứ căn bệnh nào khác. Hỏi người thân của bạn, “Bạn đâu có tránh né đến bác sĩ khám bệnh tim hay phổi có đúng không? Vậy thì có gì khác biệt ở đây?”

Thử nói những câu như, “Mình luôn ở bên bạn, cho dù xảy ra điều gì. Mình sẽ không bao giờ đánh giá bạn thấp đi chỉ vì bạn cần được giúp đỡ”.

Phương pháp 2 của 3:
Khích lệ người sợ hãi trị liệu

Thử mở đầu cuộc trò chuyện bằng cách thừa nhận một số sợ hãi và lo lắng của chính bạn. Điều này có thể giúp cho cuộc đối thoại giống một cuộc trò chuyện về sự sợ hãi và liệu pháp hơn là một yêu cầu tiếp nhận giúp đỡ.
Nếu có bạn bè khác từng điều trị thành công, thử nhắc đến người đó như một dẫn chứng cho thấy việc trị liệu có hiệu quả ra sao.
Bạn cũng có thể nhờ một người bạn từng sử dụng phương pháp trị liệu kể về trải nghiệm của họ với người thân của bạn để trấn an nỗi sợ của họ và trả lời các thắc mắc.

Nếu người đó sợ rằng việc trị liệu sẽ trở thành vòng quay không bao giờ dứt, bạn hãy nói cho họ biết rằng không phải như vậy. Hầu hết liệu pháp nhận thức – hành vi thường kéo dài 10-20 buổi, tuy thời gian trị liệu có thể kéo dài hơn hoặc ngắn hơn trong một số trường hợp. Một số chương trình trị liệu tâm lý có thể kéo dài 1-2 năm, tùy thuộc vào vấn đề cần xử lý, tuy nhiên một số bệnh nhân cảm thấy khá hơn chỉ sau một buổi trị liệu. Và cũng đừng quên rằng người thân của bạn luôn có thể quyết định như thế nào là đủ. Không có thỏa thuận cố định nào về việc này.
Nếu người đó e ngại về chi phí, bạn cần giúp họ tìm chuyên gia chấp nhận thanh toán qua bảo hiểm hoặc làm việc với chi phí thấp hơn.
Bất kể người thân hoặc bạn của bạn e sợ điều gì, bạn hãy cố làm dịu nỗi lo lắng của họ bằng cách bảo rằng, “Điều đó không thành vấn đề” và gợi ý các giải pháp hoặc kế hoạch hành động.
Một số chuyên gia trị liệu tư vấn miễn phí qua điện thoại trước khi thực sự có buổi hẹn trị liệu. Như vậy người thân của bạn có cơ hội hỏi về nỗi sợ của họ và có thể bắt đầu tiến trình làm quen với chuyên gia trị liệu.


Phương pháp 3 của 3:
Khích lệ người lo lắng bị lộ điểm yếu trong quá trình trị liệu

Nhớ rằng luật lệ này ở các quốc gia và các bang là khác nhau, nhưng mọi chuyên gia trị liệu đều được yêu cầu công khai các chi tiết về việc bảo mật bằng lời nói và văn bản. Bạn có thể yêu cầu một bản sao bản thỏa thuận trước khi đặt cuộc hẹn.

Thử nói với người thân hay bạn của bạn, “Mở lòng mình với ai đó là điều bình thường. Đó là điều chúng ta thường tâm sự với bạn bè và với những người có ý nghĩa của mình. Bạn cần xây dựng mối quan hệ với chuyên gia trị liệu, và sự chân thành là điều duy nhất để làm điều đó”.
Nhắc người thân của bạn rằng đối mặt với cảm xúc có thể đáng sợ, nhất là nếu bạn đang đè nén những cảm xúc đó, nhưng các chuyên gia trị liệu được đào tạo để giúp thân chủ xử lý và đối mặt với các cảm giác mạnh theo cách an toàn để tránh bị choáng ngợp.

Nhắc lại lần nữa với người thân hoặc bạn của bạn rằng bạn quan tâm đến họ và luôn ở bên cạnh họ, cho dù có xảy ra chuyện gì.
Khuyến khích người đó cởi mở và trung thực với chuyên gia trị liệu và giải thích nếu có điều gì không hiệu quả. Chuyên gia trị liệu có thể thử nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau hoặc giúp đỡ thân chủ tìm một chuyên gia khác thích hợp hơn.
Đề nghị người thân của bạn nói với bác sĩ của họ về nhu cầu trị liệu, xin lời khuyên và sự hỗ trợ qua kênh này. Điều này là quan trọng vì một chuyên gia trị liệu không thể kê toa thuốc trừ khi họ đạt chuẩn y khoa. Bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể cân nhắc kê toa thuốc chống trầm cảm hoặc các loại thuốc khác như một phần thiết yếu của quá trình điều trị tổng thể.
Giúp người đó tìm hiểu một chuyên gia trị liệu trên mạng. Ngỏ ý giúp họ đặt lịch hẹn nếu họ lo sợ đến mức không dám tự mình làm điều đó.
Thử tìm các nguồn thông tin y khoa online như http://locator.apa.org/ để tìm bác sĩ trong khu vực bạn ở.
Nếu người đó có ý muốn tự sát; bạn đừng mất thời gian cân nhắc; hãy tìm trợ giúp chuyên khoa ngay lập tức.
Luôn luôn kiểm tra giấy ủy nhiệm của chuyên gia trị liệu. Mỗi bác sĩ đều có giấy ủy nhiệm chuyên môn, có thể xác thực trên mạng hoặc qua điện thoại. Nếu hồ nghi, bạn có thể liên lạc với các hiệp hội liên quan có nhiệm vụ quản lý chuyên môn. Bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể giúp bạn xác thực nếu cần thiết.