Anh chị em ruột có thể trở thành một người bạn thân hoàn hảo cả đời người, nhưng đôi khi bạn và anh/em trai của mình lại bất hòa với nhau. Điều quan trọng là hãy xác định vấn đề với anh chị em của mình theo cách điềm tĩnh và hợp lý, bởi vì cư xử thô lỗ sẽ chỉ khiến tình hình thêm căng thẳng. Việc học cách để khiến anh/em trai ngừng làm phiền có thể giúp bạn và anh/em của mình hòa thuận hơn và có mối quan hệ thân thiết hơn.
Phần 1 của 4:
Xoa dịu căng thẳng với anh/em trai

Không đáp trả không phải là dấu hiệu của sự nhu nhược. Bạn sẽ cần nhiều can đảm và sức mạnh ý chí hơn để kiềm chế nổi giận với anh/em trai hoặc đánh mất mình theo trò hề của họ.
Hãy nhớ rằng bạn phải lựa chọn cách đối đầu. Đừng tranh cãi mỗi khi anh/em trai làm bạn bực mình, nhất là khi họ không cởi mở để trò chuyện lắm.
Nếu bạn không phản hồi theo ý muốn của họ (buồn bực hoặc tức giận), sau cùng họ sẽ nản chí và bỏ cuộc.

Hít một hơi thật sâu và thở ra chậm rãi. Tập trung vào việc hít thở để bạn có thể bình tĩnh lại một cách nhanh chóng.
Thử đếm đến 10 trước khi phản ứng. Hít thở sâu trong 10 giây, và cố gắng suy nghĩ về cách để phản ứng một cách bình tĩnh và có lý lẽ.
Đi dạo một lát hoặc rời khỏi phòng vài phút nếu bạn cần hơn 10 giây để bình tĩnh lại. Bạn có thể cho anh/em trai biết là bạn sẽ quay lại ngay, và hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn nói và cách tốt nhất để diễn đạt.

Hỏi trực tiếp anh/em trai của bạn xem họ muốn trao đổi gì với bạn.
Để anh/em trai cảm thấy rằng họ được lắng nghe và thấu hiểu, và cố gắng nhắc lại những gì họ nói. Bạn có thể nói như thế này, “Anh nghĩ là mình hiểu vì sao em làm như vậy. Em nói rằng em cảm thấy ____ khi anh _____, đó là nguyên nhân của vấn đề”.
Cố gắng tìm ra một giải pháp có lợi cho cả hai. Hãy hỏi ý kiến của anh/em trai và nỗ lực thỏa hiệp.
Nhận ra rằng không phải lúc nào bạn cũng có thể làm theo ý của mình. Mục tiêu là bạn cần chấp nhận một giải pháp mà cả bạn và anh/em trai của mình cảm thấy hài lòng, cho dù đó không phải là giải pháp mà bạn mong muốn.

Vui chơi cùng nhau sẽ là cách giúp anh/em trai của bạn nhanh chóng chấm dứt hành vi khiến bạn khó chịu, và mang lại cho hai anh em trải nghiệm gắn bó với nhau.
Thử đi dạo hoặc đạp xe cùng nhau (nếu bạn còn trẻ, và trước tiên phải đảm bảo rằng bố mẹ bạn cho phép), hoặc chơi gì đó trong nhà, chẳng hạn như xem phim, giải câu đố, hoặc chơi video game (mặc dù chơi game có thể gây ra nhiều trận chiến hơn).

Có lẽ anh/em trai bạn không cố ý tổn thương bạn. Một số người (nhất là người nhỏ tuổi hơn) không biết hành động của họ là sai.
Có lẽ chỉ một lát sau, anh/em trai của bạn không nhớ những điều mà họ đã làm khiến bạn khó chịu hoặc tổn thương, vì thế đừng phí thời gian oán giận họ.
Nhớ rằng, khi ban bực tức vì hành vì quấy rầy của anh/em trai thì nghĩa là bạn đang để họ kiểm soát mình. Nếu biết rằng họ đang chọc tức được bạn, khả năng cao là họ sẽ tiếp tục có hành vi làm cho bạn khó chịu hoặc tổn thương.
Phần 2 của 4:
Đối mặt với sự đố kỵ

Suy nghĩ về cuộc sống của bạn và những lúc mà anh/em trai có hành vi đả kích bạn. Có phải họ đố kỵ với điểm số, tài sản, hoặc lối sống của bạn không?
Có lẽ anh/em trai của bạn chỉ bị tác động bởi thôi thúc muốn giải tỏa sự ghen tỵ của họ.
Nếu anh/em trai bạn ghen tỵ bởi vì bạn đang làm việc gì đó chiếm mất thời gian mà hai anh em đã từng vui chơi cùng nhau, cách tốt nhất để xoa dịu cảm xúc của họ là hãy dành nhiều thời gian hơn cho họ. Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy thiết lập các giới hạn và ranh giới riêng của bạn, và yêu cầu họ tôn trọng các giới hạn đó.

Cho dù bạn không thể cho họ điều tương tự mà họ ghen tị với bạn, hãy giúp họ tìm niềm vui ở cái gì đó khác. Điều đó ít nhất có thể giúp tạm thời kiềm chế hành vi quấy rầy của họ.
Khen ngợi những ưu điểm của anh/em trai. Nếu họ ghen tị thành tích của bạn trong đội bóng, hãy nhắc họ nhớ rằng họ cũng giỏi trong những hoạt động khác, hoặc tán dương kết quả học tập tốt của họ.

Nếu anh/em trai đố kỵ với điểm số tốt của bạn, hãy ngỏ ý giúp họ học tập.
Nếu họ ghen tị vì bạn thật sự chơi thể thao giỏi hơn họ, hãy dành thời gian chơi đuổi bắt hoặc rèn luyện để giúp họ chơi tốt hơn.
Nếu họ đố kỵ vì bạn có người yêu, còn họ thì vẫn lẻ bóng, hãy gợi ý giúp họ mời ai đó đi chơi (nếu anh/em của bạn đủ tuổi hẹn hò).
Bất kể anh/em trai của bạn đố kỵ vì cái gì đi chăng nữa, bạn cần khích lệ rằng họ luôn có thể thành công hơn hiện tại. Nếu bạn ngỏ ý giúp đỡ họ đạt được những điều họ mong muốn, họ sẽ cởi mở hơn để cải thiện tình hình hiện tại.
Phần 3 của 4:
Nhờ bố mẹ can thiệp

Chọc tức anh/chị/em là việc bình thường. Tuy nhiên, nếu họ liên tục quấy rầy bạn về một việc trong vài ngày hoặc vài tuần, đó có thể là hành vi bắt nạt.
Nếu anh/em trai của bạn không xin lỗi hoặc không cố gắng để làm lành với bạn sau khi cãi nhau, hoặc lúc nào cũng thể hiện sự thù địch, đó là dấu hiệu của sự dọa dẫm.
Việc sở hữu một lợi thế nào đó, chẳng hạn như to con hơn/lớn tuổi hơn/nổi tiếng hơn có thể nhanh chóng biến sự cạnh tranh giữa anh/chị/em trở thành tình huống bắt nạt.
Nếu nghĩ rằng anh/em trai của bạn đang thật sự bắt nạt mình, hãy nói chuyện với bố mẹ ngay lập tức.

Nhờ bố mẹ cùng ngồi xuống bên cạnh hai anh em, sau đó có một cuộc thảo luận gia đình.
Khuyến khích bố mẹ tìm ra một giải pháp làm cho mọi người đều vui vẻ. Tốt nhất là bạn nên chấp nhận tình huống đôi bên đều có lợi.
Nếu bạn thất bại trong việc thỏa hiệp với anh/em trai, kết luận cuối cùng của bố mẹ sẽ giải quyết xung đột.

Có lẽ bố mẹ bạn không biết về tình hình, hoặc không nhận ra mức độ của sự việc.
Bố mẹ thường dễ bị phân tâm giữa công việc và gia đình. Bạn cần báo cho họ biết về vấn đề khi bạn không thể tự mình giải quyết.

Đôi khi việc rời khỏi nhà và cùng nhau có trải nghiệm vui vẻ có thể giúp bạn gắn bó với anh chị em.
Ít nhất thì đi chơi gia đình sẽ giúp anh/em trai tạm ngừng hành vi bất ổn của họ.
Bạn có thể sử dụng thời gian với gia đình để nghĩ ra những hoạt động làm cho mọi người vui vẻ, và cố gắng kết hợp chúng vào cuộc sống hằng ngày.
Phần 4 của 4:
Thiết lập ranh giới giữa bạn và anh/em trai

Tăng cường ý thức độc lập và tính cá nhân là một trong những lý do tốt nhất giúp anh chị em ngừng cãi nhau khi họ có thời gian bên nhau.
Hãy nói cho bố mẹ biết rằng bạn trân trọng thời gian ở bên gia đình, tuy nhiên bạn thật sự cần nhiều thời gian hơn cho bản thân hoặc bạn bè.
Nhắc bố mẹ nhớ rằng bạn và anh/em trai vẫn có thể thân thiết với nhau khi cả hai có thời gian ở riêng. Có thể, điều này sẽ làm cho thời gian mà hai anh em ở gần nhau có ý nghĩa hơn.

Đề nghị thuê người giữ trẻ. Nếu bố mẹ phản đối ý kiến này, ít nhất bạn có thể yêu cầu thêm một ít tiền tiêu vặt hoặc tiền thưởng cho việc chăm sóc trẻ.
Bạn có thể thử đề xuất rằng mình có thể tiếp tục giữ em trai 1 hoặc 2 lần một tuần nếu bạn muốn dành những ngày cuối tuần cho riêng mình.
Tốt nhất là bạn nên thảo luận chuyện này khi em trai vắng mặt, bởi vì có thể em ấy sẽ cảm thấy tổn thương hoặc lên tiếng phản đối. Những người nhỏ tuổi thường thấy thật khó để hiểu được lý do mà người lớn lại có trách nhiệm hơn hoặc muốn được tự do hơn.

Yêu cầu anh/em trai của bạn phải dừng lại. Nếu họ không nghe lời bạn, thử nhờ bố mẹ can thiệp.
Thử mời bạn bè đến chơi khi bạn biết rằng anh/em trai sẽ vắng nhà hoặc bận rộn với bạn bè riêng của họ.
Nếu họ không dừng lại và bố mẹ không thể can thiệp, có lẽ khóa cửa là cách duy nhất để bắt họ tôn trọng sự riêng tư khi bạn bè của bạn đến chơi.
Xin phép bố mẹ trước khi bạn cài ổ khóa, nếu không họ sẽ khó chịu hoặc nghi ngờ.

Tùy vào hoàn cảnh sống của bạn, có lẽ một căn phòng riêng không phải là chuyện đơn giản. Có thể diện tích nhà bị giới hạn, không có đủ không gian để bạn và anh/em trai có phòng ngủ riêng.
Nếu không gian sống của gia đình bị giới hạn, bạn có thể bố trí lại một căn phòng để có không gian riêng. Hãy trò chuyện với bố mẹ về việc chuyển phòng làm việc thành phòng ngủ, hoặc sử dụng một phần căn hầm hoặc gác xếp.
Khi trò chuyện với bố mẹ và đưa ra lời thỉnh cầu, hãy trình bày vấn đề là do bạn cần sự riêng tư. Sẽ dễ dàng hơn để bố mẹ sắp xếp lại nhà cửa để đảm bảo sự riêng tư của bạn, thay vì chỉ nhằm giải quyết cuộc tranh cãi tạm thời.
Bạn có thể nói như thế này, “Bố mẹ ơi, con biết là nhà mình không dư nhiều không gian. Nhưng mà con ngày càng lớn, và con thật sự thích nếu bố mẹ có thể tìm cách cho con một căn phòng riêng để con có nhiều sự riêng tư hơn”.
Nếu bố mẹ bạn đang có kế hoạch chuyển nhà, hãy để họ biết rằng bạn thật sự muốn có phòng riêng trong trường hợp các căn phòng riêng là một yếu tố để chọn nhà mới.
Cho anh/em trai thứ gì đó khiến họ bận tâm thay vì làm phiền bạn.
Đừng tranh cãi. Tất cả những gì họ muốn là khiến bạn nổi giận, vì thế sao bạn lại phải bực mình? Nếu gặp khó khăn trong việc kiểm soát tâm trạng của mình, hãy hít thở sau vài lần và nhẹ nhàng nói với họ rằng bạn muốn ở một mình một lát.
Thử làm những việc mà họ thích và khi hai anh em làm xong, hãy nói với anh/em trai rằng bạn muốn có thời gian ở một mình. Hy vọng là họ sẽ cho bạn có không gian riêng.
Cố gắng đối xử tốt với anh/em trai. Nhắc họ nhớ rằng một ngày nào đó có lẽ bạn là gia đình duy nhất của họ.
Thử nhẹ nhàng nói với anh/em trai rằng họ sẽ khó chịu nếu như ai đó làm với họ những việc mà họ đang làm với bạn. Có lẽ họ không nhận ra hành vi của mình tệ hại như thế nào.
Trở thành người chín chắn hơn và làm gương để em trai noi theo. Đừng lên lớp họ, tuy vậy hãy hành động tử tế và trở thành một tấm gương sáng.
Nếu tất cả mọi cách đều không có hiệu quả, bạn chỉ cần phớt lờ họ. Họ sẽ chán và ngừng làm phiền bạn.
Làm cho anh/em trai hứng thú với những sở thích giống như bạn. Hai anh em sẽ gắn bó hơn.
Thể hiện rằng bạn ủng hộ họ. Nếu họ có một sự kiện quan trọng, hãy tham gia và chúc mừng họ!
Bất cứ khi nào họ chọc tức bạn, có lẽ là bởi vì họ đang đố kỵ với điều gì đó.
Đừng làm theo tính xấu của anh/em trai – hãy chia sẻ với một người lớn đáng tin cậy về vấn đề của bạn nếu cần thiết. Nếu họ phủ nhận hành vi làm tổn thương bạn, hãy chụp một bức ảnh mà họ đang chọc phá bạn để mọi người tin vào những gì bạn nói.
Cố gắng chấm dứt hành vi của họ bằng cách cùng nhau giải trí. Có lẽ anh/em trai của bạn có hứng thú với hoạt động tiêu khiển.
Đừng bao giờ chửi thề, bởi vì bố mẹ sẽ trách phạt bạn đấy.
Nếu họ bắt đầu đánh bạn, hãy yêu cầu họ dừng lại, sau đó báo cho bố mẹ biết. Đánh trả sẽ chỉ gây ra thêm thù hận và oán giận.
Khi họ bắt đầu đánh bạn, hãy báo cho bố mẹ nhưng đừng đánh trả. Nếu bạn làm họ bị thương, khả năng cao là họ sẽ mách với bố mẹ và bạn sẽ bị trách mắng.
Đừng có hành vi tiêu cực. Nếu anh/em trai cố xúc phạm bạn, hãy báo cho một người lớn biết hoặc rời đi.
Đừng bao giờ réo đủ các thứ tên ra mà chửi rủa anh/em trai hoặc đánh họ.
Nếu không có ai giúp đỡ bạn thoát khỏi sự tra tấn của anh/em trai, hãy gọi cho đường dây nóng giúp đỡ trẻ em hoặc gọi điện báo cảnh sát hoặc nhờ giúp đỡ qua các trang mạng xã hội.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-cho-anh-em-trai-ng%E1%BB%ABng-ch%E1%BB%8Dc-t%E1%BB%A9c-b%E1%BA%A1n